Bài 60 trang 62 SGK Toán 8 tập 1

Giải bài 60 trang 62 SGK Toán 8 tập 1. a) Hãy tìm điều kiện của x để giá trị của biểu thức được xác định.


Cho biểu thức 

\(\left( {\dfrac{{x + 1}}{{2x - 2}} + \dfrac{3}{{{x^2} - 1}} - \dfrac{{x + 3}}{{2x + 2}}} \right).\dfrac{{4{x^2} - 4}}{5}\)

LG a.

Hãy tìm điều kiện của \(x\) để giá trị của biểu thức được xác định.

Phương pháp giải:

- Phân thức đại số của biến \(x\) có dạng \( \dfrac{A(x)}{B(x)}\) được xác định khi \(B(x) \ne 0\).

- Để chứng minh biểu thức không phụ thuộc vào biến \(x\) ta rút gọn biểu thức sao cho kết quả sau khi rút gọn là một hằng số.

Lời giải chi tiết:

\(2x - 2 = 2\left( {x - 1} \right) \ne 0\) khi \(x - 1 \ne 0\) hay \(x \ne 1\).

\({x^2} - 1 = \left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right) \ne 0\) khi \(x - 1 \ne 0\) và \( x + 1 \ne 0\)

hay \(x \ne 1\) và \( x \ne  - 1\).

\(2x + 2 = 2\left( {x + 1} \right) \ne 0\) khi \(x + 1 \ne 0\) hay \(x \ne  - 1\).

Do đó điều kiện để giá trị của biểu thức được xác định là \(x \ne  - 1,\;x \ne 1\).


LG b.

Chứng minh rằng khi giá trị của biểu thức được xác định thì nó không phụ thuộc vào giá trị của biến \(x\).

Phương pháp giải:

- Phân thức đại số của biến \(x\) có dạng \( \dfrac{A(x)}{B(x)}\) được xác định khi \(B(x) \ne 0\).

- Để chứng minh biểu thức không phụ thuộc vào biến \(x\) ta rút gọn biểu thức sao cho kết quả sau khi rút gọn là một hằng số.

Lời giải chi tiết:

\(\eqalign{
& \left( {{{x + 1} \over {2x - 2}} + {3 \over {{x^2} - 1}} - {{x + 3} \over {2x + 2}}} \right).{{4{x^2} - 4} \over 5} \cr 
& = \left[ {{{x + 1} \over {2\left( {x - 1} \right)}} + {3 \over {\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} - {{x + 3} \over {2\left( {x + 1} \right)}}} \right].{{4({x^2} - 1)} \over 5} \cr 
& = {{{{\left( {x + 1} \right)}^2} + 3.2 - \left( {x + 3} \right)\left( {x - 1} \right)} \over {2\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}.{{4\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)} \over 5} \cr 
& = {{{x^2} + 2x + 1 + 6 - \left( {{x^2} - x + 3x - 3} \right)} \over {2\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}.{{4\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)} \over 5} \cr 
& = {{{x^2} + 2x + 1 + 6 - {x^2} + x - 3x + 3} \over {2\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}.{{4\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)} \over 5} \cr 
& = {{10} \over {2\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}.{{4\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)} \over 5} \cr 
& = {{10.4.\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)} \over {2\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right).5}} = 4 \cr} \)

Vậy biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến \(x\).

Bài giải tiếp theo
Bài 61 trang 62 SGK Toán 8 tập 1
Bài 62 trang 62 SGK Toán 8 tập 1
Bài 63 trang 62 SGK Toán 8 tập 1
Bài 64 trang 62 SGK Toán 8 tập 1
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) - Đề số 1 – Chương 2 – Đại số 8
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) - Đề số 2 – Chương 2 – Đại số 8
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) - Đề số 3 – Chương 2 – Đại số 8
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) - Đề số 4 – Chương 2 – Đại số 8
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) - Đề số 5 – Chương 2 – Đại số 8
Trả lời phần câu hỏi ôn tập chương 2 phần Đại số trang 61 SGK toán 8 tập 1

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa