Bài 3 trang 160 SGK Đại số 10

Giải bài 3 trang 160 SGK Đại số 10. Giả sử x1, x2 là hai nghiệm của phương trình đã cho, hãy tính tổng và tích của chúng. Tìm một hệ thức liên hệ giữa x1 và x2 không phụ thuộc vào m.


Cho phương trình:  \({x^2} - 4mx + 9{(m - 1)^2} = 0\)

LG a

Xem xét với giá trị nào của \(m\), phương trình trên có nghiệm.

Phương pháp giải:

Phương trình bậc hai có nghiệm \(\Leftrightarrow \Delta ' \ge 0.\)

Lời giải chi tiết:

Phương trình có nghiệm

\(\begin{array}{l}
\Leftrightarrow \Delta ' \ge 0\\
\Leftrightarrow {\left( {2m} \right)^2} - 1.9{\left( {m - 1} \right)^2} \ge 0\\
\Leftrightarrow 4{m^2} - 9\left( {{m^2} - 2m + 1} \right) \ge 0\\
\Leftrightarrow - 5{m^2} + 18m - 9 \ge 0\\
\Leftrightarrow \dfrac{3}{5} \le m \le 3
\end{array}\)

Phương trình có nghiệm nếu \(m \in \left[ {{3 \over 5}; \, 3} \right]\)


LG b

Giả sử \(x_1,x_2\) là hai nghiệm của phương trình đã cho, hãy tính tổng và tích của chúng. Tìm một hệ thức liên hệ giữa \(x_1\) và \(x_2\) không phụ thuộc vào \(m\).

Phương pháp giải:

Áp dụng hệ thức Vi-ét:  \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = - \dfrac{b}{a}\\{x_1}{x_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right..\)

Lời giải chi tiết:

Với  \(m \in \left[ {{3 \over 5},3} \right]\) phương trình có các nghiệm \(x_1,x_2\) thỏa mãn

\(x_1+x_2= 4m\) (1)  và   \(x_1.x_2= 9(m-1)^2\)   (2)

\(\left( 1 \right) \Rightarrow m = \dfrac{{{x_1} + {x_2}}}{4}\)

Thay vào \(\left( 2 \right)\) ta được:

\(\begin{array}{l}{x_1}{x_2} = 9{\left( {\dfrac{{{x_1} + {x_2}}}{4} - 1} \right)^2}\\ \Leftrightarrow {x_1}{x_2} = 9.\dfrac{{{{\left( {{x_1} + {x_2} - 4} \right)}^2}}}{{16}}\\ \Leftrightarrow 16{x_1}{x_2} = 9{\left( {{x_1} + {x_2} - 4} \right)^2}\\ \Leftrightarrow 9{\left( {{x_1} + {x_2} - 4} \right)^2} - 16{x_1}{x_2} = 0\end{array}\)

Đó là hệ thức giữa hai nghiệm của phương trình độc lập với tham số \(m.\)


LG c

Xác định \(m\) để hiệu các nghiệm của phương trình bằng \(4\).

Phương pháp giải:

Áp dụng hệ thức Vi-ét:  \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = - \dfrac{b}{a}\\{x_1}{x_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right..\)

Lời giải chi tiết:

Không mất tính tổng quát, ta giả sử phương trình có hai nghiệm thỏa mãn: \(x_2 > x_1.\)

Khi đó ta có: \(x_2– x_1= 4;x_1+ x_2= 4m \)

\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
{x_2} - {x_1} = 4\\
{x_2} + {x_1} = 4m
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
2{x_2} = 4 + 4m\\
{x_2} - {x_1} = 4
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x_2} = 2 + 2m\\
{x_1} = {x_2} - 4
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x_2} = 2 + 2m\\
{x_1} = 2m - 2
\end{array} \right.
\end{array}\)

\(\begin{array}{l}
{x_1}{x_2} = 9{\left( {m - 1} \right)^2}\\
\Rightarrow \left( {2 + 2m} \right)\left( {2m - 2} \right) = 9{\left( {m - 1} \right)^2}\\
\Leftrightarrow 4m + 4{m^2} - 4 - 4m = 9\left( {{m^2} - 2m + 1} \right)\\
\Leftrightarrow 4{m^2} - 4 = 9{m^2} - 18m + 9\\
\Leftrightarrow 5{m^2} - 18m + 13 = 0\\
\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
m = 1\\
m = \dfrac{{13}}{5}
\end{array} \right.\left( {TM} \right)
\end{array}\)

Kết luận: Nếu \(m = 1\) hoặc \(m = {{13} \over 5}\) thì hiệu của \(2\) nghiệm bằng \(4\).

Bài giải tiếp theo
Bài 4 trang 160 SGK Đại số 10
Bài 5 trang 160 SGK Đại số 10
Bài 6 trang 160 SGK Đại số 10
Bài 7 trang 161 SGK Đại số 10
Bài 8 trang 161 SGK Đại số 10
Bài 9 trang 161 SGK Đại số 10
Bài 10 trang 161 SGK Đại số 10
Bài 11 trang 161 SGK Đại số 10
Bài 12 trang 161 SGK Đại số 10
Bài 7 trang 159 SGK đại số 10

Bài học bổ sung
Bài 1 trang 9 SGK Đại số 10
Bài 1 trang 7 SGK Hình học 10
Bài 7 trang 12 SGK Hình học 10
Bài 1 trang 62 SGK Đại số 10
Bài 2 trang 62 SGK Đại số 10
Bài 1 trang 79 SGK Đại số 10
Lý thuyết biểu đồ - Toán 10
Bài 1 trang 140 SGK Đại số 10
Bài 1 trang 148 SGK Đại số 10
Bài 5 trang 154 SGK Đại số 10
Bài 1 trang 50 SGK Đại số 10

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa

tim dapan toán 10