Bài 2 trang 160 SGK Đại số 10

Giải bài 2 trang 160 SGK Đại số 10. Chứng minh rằng với mọi giá trị m≠0 phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt


Cho phương trình: \(mx^2– 2x – 4m – 1 = 0\)

LG a

Chứng minh rằng với mọi giá trị \(m≠0\) phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt.

Phương pháp giải:

Phương trình có hai nghiệm phân biệt \(\Leftrightarrow \Delta ' > 0.\)

Lời giải chi tiết:

\(mx^2– 2x – 4m – 1 = 0\)

\(\eqalign{&  \, \Delta ' = {\rm{ }}1 + m\left( {4m + 1} \right) \cr&= 4{m^2} + m + 1 \cr } \)

\(\begin{array}{l}
= \left( {4{m^2} + 2.\dfrac{1}{4}.2m + \dfrac{1}{{16}}} \right) + \dfrac{{15}}{{16}}\\
= {\left( {2m + \dfrac{1}{4}} \right)^2} + \dfrac{{15}}{{16}} > 0,\forall m
\end{array}\)

Vậy với \(m ≠ 0\) phương trình có \(2\) nghiệm phân biệt.


LG b

Tìm giá trị của \(m\) để \(- 1\) là một nghiệm của phương trình. Sau đó tìm nghiệm còn lại.

Phương pháp giải:

Áp dụng hệ thức Vi-ét:  \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = - \dfrac{b}{a}\\{x_1}{x_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right..\)

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}
\Leftrightarrow m{\left( { - 1} \right)^2} - 2.\left( { - 1} \right) - 4m - 1 = 0\\
\Leftrightarrow m + 2 - 4m - 1 = 0\\
\Leftrightarrow - 3m + 1 = 0\\
\Leftrightarrow m = \dfrac{1}{3}
\end{array}\)

Với \(m = {1 \over 3}\) , phương trình có nghiệm \(x_1= -1\).

Gọi nghiệm còn lại là \(x_2\).

Theo định lí Vi-et: 

\({x_1} + {x_2} =  - \dfrac{b}{a} = \dfrac{2}{m}\) \( \Rightarrow {x_2} = \dfrac{2}{m} - {x_1} = \dfrac{2}{{\dfrac{1}{3}}} - \left( { - 1} \right) = 7\)

Vậy nghiệm còn lại là \({x_2} = 7\).

Bài giải tiếp theo
Bài 3 trang 160 SGK Đại số 10
Bài 4 trang 160 SGK Đại số 10
Bài 5 trang 160 SGK Đại số 10
Bài 6 trang 160 SGK Đại số 10
Bài 7 trang 161 SGK Đại số 10
Bài 8 trang 161 SGK Đại số 10
Bài 9 trang 161 SGK Đại số 10
Bài 10 trang 161 SGK Đại số 10
Bài 11 trang 161 SGK Đại số 10
Bài 12 trang 161 SGK Đại số 10

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa