Bài 5 trang 201 SBT Hình học 10

Giải bài 5 trang 201 sách bài tập Hình học 10. Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (T) có phương trình \({x^2} + {y^2} - 4x - 2y + 3 = 0\)...


Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (T) có phương trình \({x^2} + {y^2} - 4x - 2y + 3 = 0\)

LG a

Tìm tọa độ tâm và tính bán kính của đường tròn (T).

Lời giải chi tiết:

Ta có: a=2, b=1, c=3 nên có tâm I(2;1) và bán kính \(R = \sqrt {{2^2} + {1^2} - 3}  = \sqrt 2 \)

Đường tròn (T) có tâm là điểm (2 ; 1) và có bán kính bằng \(\sqrt 2 \) .


LG b

Tìm m để đường thẳng \(y = x + m\) có điểm chung với đường tròn (T).

Lời giải chi tiết:

Đường thẳng \(l:x - y + m = 0\) . Ta có :

\(l\) có điểm chung với (T)

\( \Leftrightarrow d(I,l) \le R\)

\( \Leftrightarrow \frac{{\left| {2 - 1 + m} \right|}}{{\sqrt 2 }} \le \sqrt 2 \)

\(\left| {m + 1} \right| \le 2\) \( \Leftrightarrow  - 2 \le m + 1 \le 2 \) \(\Leftrightarrow  - 3 \le m \le 1.\)


LG c

Viết phương trình tiếp tuyến \(\Delta \) với đường tròn (T) biết rằng \(\Delta \) vuông góc vơi đường thẳng d có phương trình \(x - y + 2006 = 0.\)

Lời giải chi tiết:

\(\Delta  \bot d\) nên \(\Delta \) có phương trình \(x + y + c = 0.\)

Ta có : \(\Delta \) tiếp xúc với (T) khi và chỉ khi

\(d(I,\Delta ) = R\)

\( \Leftrightarrow \frac{{\left| {2 + 1 + c} \right|}}{{\sqrt 2 }} = \sqrt 2\) \(  \Leftrightarrow \left| {c + 3} \right| = 2\) \(  \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}c + 3 = 2\\c + 3 =  - 2\end{array} \right. \) \(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}c =  - 1\\c =  - 5\end{array} \right.\)

Vậy có hai tiếp tuyến với (T) thỏa mãn đề bài là :

\({\Delta _1}:x + y - 1 = 0\)

\({\Delta _2}:x + y - 5 = 0.\)

Bài giải tiếp theo
Bài 6 trang 201 SBT Hình học 10
Bài 7 trang 202 SBT Hình học 10
Bài 8 trang 202 SBT Hình học 10
Bài 9 trang 202 SBT Hình học 10
Bài 10 trang 202 SBT Hình học 10
Bài 11 trang 202 SBT Hình học 10
Bài 12 trang 202 SBT Hình học 10
Bài 13 trang 202 SBT Hình học 10
Bài 14 trang 203 SBT Hình học 10
Bài 15 trang 203 SBT Hình học 10

Video liên quan



Từ khóa