Câu 14, 15, 16, 17 phần A – Trang 84, 85 Vở bài tập Vật lí 8

Giải bài 14, 15, 16, 17 phần A – Trang 84, 85 VBT Vật lí 8.


13.

Trong khoa học thì thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp nào ?

Phương pháp:

Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.

Lời giải chi tiết:

Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.


14.

Viết biểu thức tính công cơ học. Giải thích rõ từng đại lượng trong biểu thức tính công. Đơn vị công.

Phương pháp:

 Biểu thức tính công: A = F.s

Trong đó: A là công của lực F,

                F là lực tác dụng vào vật,

                s là quãng đường vật dịch chuyển.

Lời giải chi tiết:

- Biểu thức tính công: A = F.s

Trong đó: A là công của lực F,

                F là lực tác dụng vào vật,

                s là quãng đường vật dịch chuyển.

- Đơn vị công là jun, (kí hiệu là J): 1J = 1N.1m = 1Nm


15.

Phát biểu định luật về công.

Phương pháp:

Định luật về công : Không có một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Lời giải chi tiết:

Định luật về công : Không có một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.


16.

Công suất cho ta biết điều gì ? Em hiểu thế nào khi nói công suất của một chiếc quạt là 35W.

Phương pháp:

Công suất cho ta biết khả năng thực hiện công của một người hay một máy trong một đơn vị thời gian.

Lời giải chi tiết:

Công suất cho ta biết khả năng thực hiện công của một người hay một máy trong một đơn vị thời gian.

Công suất của một chiếc quạt là 35W có nghĩa là trong một giây quạt thực hiện được một công là 35J.


17.

Thế nào là sự bảo toàn cơ năng ? Nêu ba ví dụ về sự chuyển hoá từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác.

Phương pháp:

Sự bảo toàn cơ năng: Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

Lời giải chi tiết:

- Sự bảo toàn cơ năng: Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

- Ví dụ:
  + Nước từ trên đập cao chảy xuống : có sự chuyển hóa từ thế năng sang động năng.

  + Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng : có sự chuyển hoá từ động năng sang thế năng.

  + Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung : có sự chuyển hoá từ thế năng sang động năng.



Từ khóa phổ biến