Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 phần B – Trang 87, 88 Vở bài tập Vật lí 8

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 phần B – Trang 87, 88 VBT Vật lí 8.


1.

II - TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Ngồi trong xe ô tô đang chạy, ta thấy hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại. Giải thích hiện tượng này.

Phương pháp:

Chuyển động và đứng yên có tính tương đối, phụ thuộc vào vật mốc.

Lời giải chi tiết:

Hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại vì nếu chọn ô tô làm mốc thì cây sẽ chuyển động tương đối so với ô tô và người.


2.

Vì sao khi mở nắp chai bị vặn chặt, người ta phải lót tay bằng vải hay cao su?

Phương pháp:

Cách làm tăng lực ma sát: Tăng áp lực lên bề mặt, tăng độ nhám của bề mặt.

Lời giải chi tiết:

Lót tay bằng vải hay cao su sẽ tăng lực ma sát lên nút chai. Lực ma sát này sẽ giúp dẽ xoay nút chai ra khỏi miệng chai.


3.

Các hành khách đang ngồi trên xe ô tô bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái. Hỏi lúc đó xe đang được lái sang phía nào?

Phương pháp:

Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.

Lời giải chi tiết:

Khi xe đang chuyển động thẳng, đột ngột lái xe quành xe sang phải, người hành khách trên xe còn quán tính cũ chưa kịp đổi hướng cùng xe nên bị nghiêng sang bên trái.


4.

Tìm một ví dụ chứng tỏ tác dụng của áp suất phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.

Phương pháp:

Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

Áp suất được tính bằng công thức \(p = \dfrac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết:

Muốn cắt, thái một vật cần dùng dao sắc, lưỡi mỏng đồng thời ấn mạnh lên dao để tăng áp suất lên các điểm cắt của vật. Trong trường hợp này, vừa tăng áp lực lại vừa giảm diện tích mặt tiếp xúc với vật bị cắt nên áp suất tại điểm cắt là rất lớn. Vật dễ bị cắt hơn.


5.

Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính như thế nào?

Phương pháp:

Khi vật nổi trên mặt chất lỏng: FA = Pvật

Lời giải chi tiết:

Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính bằng trọng lượng của vật đó.

FA = Pvật = V.d ( V là thể tích của vật, d là trọng lượng riêng của vật)


6.

Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào có công cơ học?

a) Bé trèo cây.

b) Em học sinh ngồi học bài.

c) Nước ép lên thành bình đựng.

d) Nước chảy xuống từ đập chắn nước.

Phương pháp:

Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng làm vật chuyển dời.

Lời giải chi tiết:

Các trường hợp sau có công cơ học:

a) Cậu bé trèo cây

d) Nước chảy xuống từ đập chắn nước

Bài giải tiếp theo
Câu 1, 2, 3, 4, 5 phần B – Trang 88, 89 Vở bài tập Vật lí 8
Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 phần B – Trang 89, 90 Vở bài tập Vật lí 8
Câu 5, 6, 7, 8, 9 bài tự kiểm tra chương I - Cơ học - Trang 92 Vở bài tập Vật lý 8


Từ khóa