Câu 1, 2, 3, 4 phần A – Trang 82, 83 Vở bài tập Vật lí 8

Giải bài 1, 2, 3, 4 phần A – Trang 82, 83 VBT Vật lí 8.


Đề bài

A - ÔN TẬP 


1.

Chuyển động cơ học là gì ? Cho hai ví dụ.

Phương pháp:

Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác.

Lời giải chi tiết:

- Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác.

- Hai ví dụ về chuyển động cơ học :

 + Ô tô chuyển động so với cây hai bên đường.

 + Quả táo rơi từ trên cây xuống.


2.

Nêu một ví dụ chứng tỏ một vật có thể chuyển động so với vật này, nhưng lại đứng yên so với vật khác.

Phương pháp:

Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.

Lời giải chi tiết:

Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chạy thì hành khách chuyển động so với cây bên đường nhưng lại đứng yên so với ô tô.


3.

Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động ? Công thức tính vận tốc ? Đơn vị của vận tốc ?

Phương pháp:

Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.

Công thức tính vận tốc là :  \(v = \displaystyle{s \over t}\)

trong đó : s là độ dài quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.

Lời giải chi tiết:

- Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.

- Công thức tính vận tốc là :  \(v = \displaystyle{s \over t}\)

trong đó : s là độ dài quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.

- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là  m/s và km/h.


4.

Chuyển động không đều là gì ? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều.

Phương pháp:

Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều : \({v_{tb}} = \displaystyle{s \over t}\) 

Lời giải chi tiết:

- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

- Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều : \({v_{tb}} = \displaystyle{s \over t}\) ,

 trong đó: s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.

Bài giải tiếp theo
Câu 5, 6, 7, 8, 9 phần A – Trang 83, 84 Vở bài tập Vật lí 8
Câu 10, 11, 12 phần A – Trang 84 Vở bài tập Vật lí 8
Câu 14, 15, 16, 17 phần A – Trang 84, 85 Vở bài tập Vật lí 8
Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 phần B – Trang 85, 86 Vở bài tập Vật lí 8
Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 phần B – Trang 87, 88 Vở bài tập Vật lí 8
Câu 1, 2, 3, 4, 5 phần B – Trang 88, 89 Vở bài tập Vật lí 8
Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 phần B – Trang 89, 90 Vở bài tập Vật lí 8
Câu 5, 6, 7, 8, 9 bài tự kiểm tra chương I - Cơ học - Trang 92 Vở bài tập Vật lý 8


Từ khóa