Câu hỏi 8 trang 145 SGK Giải tích 12

Trả lời câu hỏi 8 trang 145 sách giáo khoa Giải tích 12. Nêu định nghĩa và các phương pháp tính nguyên hàm.


Đề bài

Nêu định nghĩa và các phương pháp tính nguyên hàm.

Lời giải chi tiết

Nguyên hàm

Cho hàm số f(x) xác định trên K ( k là nửa khoảng hay đoạn của trục số). Hàm số F(x) được gọi là nguyên hàm của hàm số f(x) trên K nếu F’(x) = f(x) với mọi x thuộc K.

Phương pháp tính nguyên hàm

a) Phương pháp đổi biến số

Định lý 1: Nếu \(\int {f\left( u \right)du}  = F\left( u \right) + C\) và \(u = u\left( x \right)\) là hàm số có đạo hàm liên tục thì \(\int {f\left( {u\left( x \right)} \right)u'\left( x \right)dx}  = F\left( {u\left( x \right)} \right) + C\)

Hệ quả: \(\int {f\left( {ax + b} \right)dx}  = \frac{1}{a}F\left( {ax + b} \right) + C\left( {a \ne 0} \right)\)

b. Phương pháp tính nguyên hàm từng phần

Định lý 2: Nếu hai hàm số \(u = u\left( x \right)\) và \(y = v\left( x \right)\) có đạo hàm liên tục trên \(K\) thì \(\int {u\left( x \right)v'\left( x \right)dx}  = u\left( x \right)v\left( x \right) - \int {u'\left( x \right)v\left( x \right)dx} \).

Chú ý: Viết gọn \(\int {udv}  = uv - \int {vdu} \)

Bài giải tiếp theo
Câu hỏi 9 trang 145 SGK Giải tích 12
Câu hỏi 10 trang 145 SGK Giải tích 12

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa