Đề thi Sinh học lớp 6
Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học lớp 6 tổng hợp đề thi môn Sinh qua các năm là tài liệu tham khảo hữu ích giúp quý thầy cô có cơ sở ra đề thi, đề ôn tập môn Sinh học. Ngoài ra các em học sinh cũng có thể nghiên cứu, tự luyện tập nhằm kiểm tra lại kiến thức đã học, ôn tập học kỳ I lớp 6 môn Sinh học. Mời các em học sinh cùng thầy cô tham khảo đề thi học kì 1 lớp 6 này.
Đề thi học kì 1 lớp 6 năm 2020 Tải nhiều
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 năm 2020 đầy đủ các môn
- Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Toán năm học 2020 - 2021
- Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 - 2021
- Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Sinh học năm 2020 - 2021
- Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Tin học năm 2020 - 2021
- Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Lịch sử năm 2020 - 2021
- Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Địa lý năm học 2020 - 2021
- Đề thi Công nghệ lớp 6 học kì 1 năm 2020 - 2021
- Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Giáo dục công dân năm 2020 - 2021
25 đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6
>> Chi tiết: 25 Đề thi Sinh học lớp 6 học kì 1 năm 2020 - 2021
Đề thi Sinh học lớp 6 kì 1 năm 2020
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Ghi lại chữ cái đầu đáp án đúng nhất trong các câu sau vào giấy kiểm tra.
Câu 1: Có mấy kiểu sắp xếp lá trên thân?
A. 3 kiểu.
B. 5 kiểu.
C. 6 kiểu.
D. 4 kiểu.
Câu 2: Trong điều kiện có ánh sáng cây sẽ tạo ra chất gì?
A. Chất hữu cơ.
B. Chất đạm.
C. Tinh bột.
D. Chất xơ.
Câu 3: Miền trưởng thành của rễ có chức năng là gì?
A. Làm cho rễ dài ra.
B. Dẫn truyền.
C. Hấp thụ nước và muối khoáng.
D. Che chở cho đầu rễ.
Câu 4: Cây nào sau đây nên tỉa cành trước khi cây trưởng thành?
A. Cây mít.
B. Cây bưởi.
C. Cây đậu tương.
D. Cây bạch đàn.
Câu 5: Nhóm nào sau đây gồm toàn những cây có gân lá hình mạng?
A. Cây nghệ, cây gừng, cây hoa hồng.
B. Cây bưởi, cây mít, cây cam.
C. Cây cải, cây tỏi, cây ngô.
D. Cây mía, cây lúa, cây tre.
Câu 6: Thân cây dài ra là do đâu?
A. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
B. Chồi ngọn.
C. Mô phân sinh ngọn.
D. Sự lớn lên và phân chia tế bào.
Câu 7: Có 2 loại rễ chính là
A. rễ cọc và rễ củ.
B. rễ cọc và rễ móc
C. rễ cọc và rễ thở.
D. rễ cọc và rễ chùm.
Câu 8: Hoạt động nào xảy ra đầu tiên trong quá trình phân chia của tế bào?
A. Hình thành vách tế bào.
B. Phân chia tế bào chất.
C. Phân chia vách tế bào
D. Hình thành 2 nhân
Câu 9: Cấu tạo trong của phiến lá gồm
A. 5 phần.
B. 3 phần.
C. 2 phần.
D. 4 phần.
Câu 10: Khi nào tế bào phân chia để tạo thành các tế bào con?
A. Khi tế bào bắt đầu già đi.
B. Khi tế bào bắt đầu xuất hiện một vách ngăn mới.
C. Khi tế bào lớn tới một kích thước nhất định.
D. Khi tế bào vừa mới được hình thành.
Câu 11: Nhóm nào toàn cây có rễ cọc?
A. Tỏi, cà chua, nhãn, roi.
B. Rau cải, rau dền, bưởi, hồng xiêm.
C. Bèo tây, su hào, tỏi, hồng xiêm.
D. Bưởi, lúa, táo, hồng xiêm.
Câu 12: Cây nào sau đây là cây thân rễ?
A. Cây mít.
B. Cây bưởi.
C. Cây gừng.
D. Cây mía
Câu 13: Cây nào sau đây có lá biến dạng thành tua cuốn?
A. Cây bèo đất
B. Cây đậu Hà Lan.
C. Cây mồng tơi.
D. Cây hành.
Câu 14: Ở phiến lá, bộ phận nào diễn ra quá trình quang hợp?
A. Lớp tế bào biểu bì mặt trên.
B. Thịt lá.
C. Lớp tế bào biểu bì mặt dưới.
D. Lỗ khí.
Câu 15: Chức năng mạch gỗ của thân cây là
A. vận chuyển chất hữu cơ.
B. bảo vệ các bộ phận bên trong thân.
C. chứa chất dự trữ.
D. vận chuyển nước và muối khoáng.
Câu 16: Những bộ phận nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?
A. Lục lạp và vách tế bào.
B. Nhân và màng sinh chất.
C. Lục lạp và màng sinh chất.
D. Tế bào chất và không bào.
Câu 17: Các hoạt động sống cơ bản của tế bào diễn ra ở đâu?
A. Chất tế bào.
B. Màng tế bào.
C. Nhân tế bào.
D. Không bào.
Câu 18: Miền sinh trưởng của rễ có
A. tế bào che chở.
B. các mạch dẫn.
C. các tế bào có khả năng phân chia.
D. các lông hút.
Câu 19: Hô hấp diễn ra ở bộ phận nào của thực vật?
A. Lá.
B. Thân.
C. Rễ.
D. Tất cả các bộ phận của cây.
Câu 20: Nhóm nào sau đây toàn cây thân củ?
A. Khoai sọ, khoai tây, gừng.
B. Khoai lang, cà rốt, su hào.
C. Khoai tây, su hào, cây tỏi.
D. Khoai lang, cây gừng, cây tỏi.
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1 (1,5đ): Nêu chức năng của các loại lá biến dạng? Cho ví dụ?
Câu 2 (2,5đ): Quang hợp là gì? Viết sơ đồ quá trình quang hơp. Nêu ý nghĩa của quá trình quang hợp?
Câu 3 (1đ) Có phải tất cả các rễ cây đều có lông hút không? Vì sao?
Đáp án Đề thi Sinh lớp 6 học kì 1
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm):
Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
C |
B |
D |
B |
A |
D |
D |
B |
C |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
B |
C |
B |
B |
D |
A |
A |
C |
D |
A |
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
||||||||||||||
1 |
|
1.5đ |
||||||||||||||
2 |
- Khái niệm: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí Cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi. - Sơ đồ quá trình quang hợp: Nước + Khí Cacbonic >>> Tinh bột + Khí Oxi (Rễ hút từ đất) (lá lấy từ kk) (trong lá) (lá nhả ra ngoài môi trường) - Sản phẩm của quang hợp là chất hữu cơ và O2 cần cho sự sống của hầu hêt sinh vật trên trái đất |
1đ 0.5 1đ |
||||||||||||||
3 |
- Không phải tất cả các rễ cây đều có lông hút. Rễ của các cây mọc trong nước không có lông hút, vì nước và muối khoáng hòa tan trong nước ngấm trực tiếp qua các tế bào biểu bì của rễ thậm chí cả thân và lá (ví dụ: cây bèo đất, cây bèo tấm,…). Ngoài ra một số cây có rễ sống cộng sinh cũng không có lông hút như thông, sồi,… |
1đ |
Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Sinh học năm 2019
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn vào đáp án trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Trong những nhóm cây sau, nhóm gồm toàn cây lâu năm là:
A. Cây táo, cây nhãn, cây mít, cây đào
B. Cây ngô, cây lúa, cây tỏi, cây sắn.
C. Cây cà chua, cây mít, cây cải, cây ổi
C. Cây bưởi, cây rau bợ, cây dương xỉ.
Câu 2: Trong các tế bào sau đây, tế bào nào có khả năng phân chia là:
A. Tế bào già
B. Tế bào trưởng thành.
C. Tế bào non
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Bấm ngọn những cây lấy quả, hạt có lợi gì?
A. Để tăng năng suất cây trồng
B. Để cây sống lâu
C. Để cây chịu hạn tốt
D. Để cây chống được mầm bệnh.
Câu 4: Tại sao phải thu hoạch các cây rễ củ trước khi cây ra hoa, tạo quả?
A. Củ nhanh bị hỏng
B. Để cây không ra hoa được
C. Giữ chất dinh dưỡng trong củ không bị giảm
D. Sau khi ra hoa số lượng củ giảm.
Câu 5: Màng sinh chất có chức năng:
A. Bao bọc ngoài chất tế bào
B. Làm cho tế bào có hình dạng nhất định
C. Điều khiển hoạt động sống của tế bào
D. Chứa dịch tế bào
Câu 6: Thân cây gồm:
A. Thân chính, cành
B. Chồi ngọn và chồi nách
C. Hoa và quả
D. Cả A và B.
Câu 7: Mạch gỗ có chức năng là:
A. Vận chuyển nước và muối khoáng
B. Vận chuyển chất hữu cơ
C. Vận chuyển nước, muối khoáng, chất hữu cơ
D. Chứa chất dự trữ.
Câu 8: Các bộ phận chính của kính hiển vi gồm:
A. Chân kính, ống kính, bàn kính
B. Chân kính, thân kính, bàn kính
C. Thân kính, ống kính, bàn kính
D. Chân kính, ốc điều chỉnh, bàn kính
Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a. Rễ gồm mấy miền? Nêu tên và chức năng của từng miền?
b. Miền nào của rễ là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 2: (2 điểm) Thực vật ở nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng?
Câu 3: ( 2 điểm) So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ?
Đáp án Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 6 năm 2019
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm)
Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
A |
B |
A |
C |
A |
D |
A |
B |
Phần II: Tự luận (6 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
||||
1 (2đ) |
a. Rễ gồm 4 miền. - Miền trưởng thành: Có chức năng dẫn truyền. - Miền hút: Hút nước và muối khoáng - Miền sinh trưởng: Giúp rễ dài ra - Miền chóp rễ: Che chở cho đầu rễ b. Cả 4 miền của rễ đều quan trọng, nhưng quan trọng nhất là miền hút, vì: Miền hút có chức năng hút nước và muối khoáng mà nước và muối khoáng giúp cho cây sinh trưởng và phát triển. |
0,25 0,25 0,25 0,25 1 |
||||
2 (2đ) |
Thực vật ở nước ta rất phong phú và đa dạng, nhưng chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng vì: - Đân số tăng, nhu cầu về lương thực và thực phẩm tăng; nhu cầu mọi mặt về sử dụng các sản phẩm từ thực vật tăng. - Tình trạng khai thác rừng bừa bãi, làm giảm diện tích rừng, nhiều thực vật quý hiếm bị khai thác đến cạn kiệt. - Vai trò to lớn của thực vật đối với đời sống con người và các động vật khác. |
1 0,5 0,5 |
||||
3 (2đ) |
* Giống nhau: - Đều được cấu tạo bằng tế bào - Đều gồm các bộ phận: Vỏ (biểu bì, thịt vỏ), Trụ giữa (bó mạch và ruột) * Khác nhau:
|
1 1 |
Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 năm 2019
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 năm 2019 - 2020 đầy đủ các môn
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 môn Toán năm học 2019 - 2020
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm học 2019 - 2020
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 môn Vật lý năm học 2019 - 2020
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 môn Sinh học năm 2019 - 2020
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 môn Tin học năm học 2019 - 2020
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 môn Địa lý năm học 2019 - 2020
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 môn Công nghệ năm học 2019 - 2020
Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 6
A. MA TRẬN (BẢNG 2 CHIỀU)
B. NỘI DUNG ĐỀ
I. Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)
Câu 1: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A: (1đ)
Câu 2: Hãy khoanh tròn vào chỉ 1 chữ cái (A, B, C, D, E) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: (4đ)
1. Điểm khác nhau cơ bản của thực vật với động vật là:
A. Thực vật sống khắp nơi trên trái đất, phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài
B. Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ, phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài, phần lớn không có khả năng di chuyển
C. Thực vật rất đa dạng và phong phú, phần lớn không có khả năng di chuyển
D. Thực vật rất đa dạng và phong phú và sống khắp nơi trên trái đất
2. Cây có rễ cọc là cây có
A. Nhiều rễ con mọc ra từ 1 rễ cái
B. Nhiều rễ con mọc ra từ gốc thân
C. Nhiều rễ con mọc ra từ nhiều rễ cái
D. Chưa có rễ cái không có rễ con
3. Bộ phận quan trọng nhất của hoa là:
A. Tràng hoa và nhị
B. Đài hoa và nhuỵ
C. Nhị hoa và nhụy hoa
D. Tràng hoa và nhụy hoa
4. Chức năng quan trọng nhất của lá là:
A.Thoát hơi nước và trao đổi khí
B. Hô hấp và quang hợp
C. Thoát hơi nước và quang hợp
D. Hô hấp và vận chuyển chất dinh dưỡng
5. Nguyên liệu chủ yếu lá cây sử dụng để chế tạo tinh bột là
A. CO2 và muối khoáng
B. O2 và muối khoáng
C. Nước và O2
D. Nước và CO2
6. Cây có thể sinh sản sinh dưỡng bằng thân bò là:
A. Cây rau muống
B. Cây rau ngót
C. Cây cải canh
D. Cây mùng tơi
7. Cây rau má có thể sinh sản sinh dưỡng bằng
A. Rễ
B. Thân
C. Lá
D. Củ
8. Tế bào thực vật khác tế bào động vật chủ yếu là:
A. Vách tế bào và nhân
B. Tế bào chất và nhân
C. Lục lạp và nhân
D. Vách tế bào và lục lạp
II. Tự luận (5 điểm)
Câu 3: Trình bày cấu tạo bộ phận sinh sản chính của hoa (1đ)
Câu 4: Kể tên 10 loại cây và sắp xếp chúng vào 2 nhóm rễ cọc và rễ chùm (1đ)
Câu 5: Trình bày ý nghĩa sự biến dạng của lá (1đ)
Câu 6: Trình bày thí nghiệm của sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan ở cây (2đ)
>> Tham khảo: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 6
Để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 1 lớp 6 môn Sinh học được tốt nhất, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 6 để chuẩn bị ôn tập tốt kiến thức môn Sinh và luyện thêm nhiều đề học kì 1 lớp 6 từ nhiều trường trên cả nước khác nữa để củng cố kiến thức và kỹ năng thêm nhé. Chúc các em học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi cuối học kỳ 1 sắp tới.
Để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới, các em học sinh tham khảo bộ đề cương ôn tập sau đây:
- Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 Đầy đủ các môn
- Đề cương ôn tập Toán 6 học kì 1 năm 2020 - 2021
- Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 6 - Phần hình học
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 1 năm 2020 - 2021
- Đề cương môn Lịch sử lớp 6 học kì 1 năm 2020 - 2021
- Đề cương ôn tập Vật lý 6 học kì 1 năm 2020 - 2021
- Đề cương ôn tập Sinh 6 học kì 1 năm 2020 - 2021
- Đề cương Địa lý lớp 6 học kì 1 năm 2020 - 2021
- Đề cương Giáo dục công dân lớp 6 kì 1 năm 2020 - 2021
- Đề cương Công nghệ 6 học kì 1 năm 2020 - 2021
- Đề cương ôn tập Tin học lớp 6 học kì 1 năm 2020 - 2021
Tham khảo đề thi học kì 1 lớp 6 khác
- Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Lịch sử năm 2014 - 2015 huyện Hải Lăng, Quảng Trị
- Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 6 trường THCS Nguyễn Du, Giai Lai năm học 2016 - 2017
- Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 6 trường THCS Tú Điềm, Sóc Trăng năm học 2016 - 2017