Đề thi cuối học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn của 3 sách mới: Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều. Các đề thi có đáp án và hướng dẫn giải cho từng phần giúp các bạn học sinh nhằm củng cố lại kiến thức, nâng cao kỹ năng giải đề, chuẩn bị cho bài thi học kì 1 lớp 6 đạt kết quả cao. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 9 đề thi của bộ 3 sách mới.

Link tải trọn bộ 3 sách Ngữ Văn lớp 6 chương trình mới

1. Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

SỰ TÍCH HẠT THÓC GIỐNG

Thuở xưa có một ông vua cao tuổi mà không có con cái nên muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.

Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:

- Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.

Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm, phen này sẽ bị phạt nặng nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:

- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được sao? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.

Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:

- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

Trong câu chuyện, tất cả những người dân trong đất nước đều thua cậu bé, bởi họ không dám công bố sự thật, họ sợ vua sẽ trừng phạt nên quên rằng sự thật mới là điều cần được tôn trọng hàng đầu.

Qua câu chuyện trên đã khuyên chúng ta trung thực là đức tính quý giá nhất của con người, chúng ta phải trung thực mọi lúc mọi nơi rồi sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng như cậu bé trong câu chuyện trên.

(Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975)

Câu 1: Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? (Nhận biết)

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Kết hợp nhiều ngôi kề

Câu 2: Nhân vật chính của câu chuyện trên là ai? (Nhận biết)

A. Nhà vua

B. Chú bé Chôm

C. Dân làng

D. Mọi người

Câu 3: Vì sao mọi người lại sững sờ trước lời thú tội của Chôm? (Nhận biết)

A. Vì sợ Chôm được truyền ngôi

B. Vì sợ Chôm được khen thưởng

C. Vì sợ Chôm bị vua phạt nặng

D. Vì sợ Chôm được yêu thương

Câu 4: Trong các từ được trích trong câu văn “Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm, phen này sẽ bị phạt nặng nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:”, từ nào là từ láy? (Nhận biết)

A. Mọi người

B. sững sờ

C. thú tội

D. chú bé

Câu 5: Nhà vua phát cho mỗi người một thúng thóc giống đã luộc kĩ nhằm mục đích gì? (Thông hiểu)

A. Muốn tìm người hiền lành

B. Muốn tìm người trung thực

C. Muốn tìm người chăm chỉ

D. Muốn tìm người khỏe mạnh

Câu 6: Phần thưởng xứng đáng mà chú bé nhận được là gì? (Thông hiểu)

A. Được vua truyền ngôi

B. Được thưởng vàng bạc

C. Được gả công chúa

D. Được cho ruộng đất

Câu 7: Trong câu chuyện, vì sao mọi người lại thua chú bé? (Thông hiểu)

A. Vì họ quá tự tin và gian xảo

B. Vì họ không có trí thông minh

C. Vì họ không có lòng dũng cảm

D. Vì họ đem cho vua nhiều thóc

Câu 8: Vì sao nhà vua lại truyền ngôi cho chú bé? (Thông hiểu)

A. Vì chú bé thông minh và lanh lợi

B. Vì chú bé trung thực và dũng cảm

C. Vì chú bé chăm chỉ và chịu khó

D. Vì chú bé hiền lành và nhân hậu

Câu 9. Nếu em là chú bé trong câu chuyện trên, em sẽ làm gì? Vì sao? (Vận dụng)

Câu 10. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (Vận dụng)

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. (Vận dụng)

Xem đáp án trong file tải về.

2. Đề thi học kì 1 lớp 6 Ngữ Văn Kết nối tri thức

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Con chào mào đốm trắng mũi đỏ

Hót trên cây cao chót vót

triu ... uýt ... huýt ... tu hìu

Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Nêu xuất xứ của văn bản? Bài thơ được làm theo thể thơ nào?

Câu 2: Trong bài thơ tác giả còn lặp lại câu thơ:

triu ... uýt ... huýt ... tu hìu

Việc lặp lại đó có dụng ý gì?

Câu 3: Hãy nêu những suy nghĩ của em khi đọc những câu thơ trên bằng một đoạn văn ngắn.

II. THỰC HÀNH VIẾT:

Câu 1: Trong truyện Gió lạnh đầu mùa có nhiều nhân vật. Em hãy viết đoạn văn về một nhân vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng cụm tính từ.

Câu 2: Tả lại cảnh sum họp của gia đình em.

Đáp án Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn

Phần

Nội dung

Điểm

Đọc hiểu

Câu 1 ( 1đ):

- Văn bản: Con chào mào của tác giả Mai Văn Phấn

- Xuất xứ: Bài thơ Con chào mào được trích trong Bầu trời không mái che, NXB Hội nhà văn, 2010.

- Thể loại: Thơ tự do

Câu 2( 1đ):

Câu thơ : triu ... uýt ... huýt ... tu hìu đã được tác giả viết ở dòng thứ ba của bài thơ. Đến dòng thứ 15 của bài thơ, tác giả đã lặp lại câu thơ này. Đây là sự tinh tế của tác giả trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh cho bài thơ. Việc lặp lại này tác giả muốn nhắc rằng con chào mào đã đi qua một hành trình đơn lẻ tới hòa nhập, từ âm vực có phần lảnh lót, chói gắt trên cây cao chót vót đến phối bè, vang vọng khi đã được mổ những con sâu ăn trái cây chín đỏ và uống từng giọt nước, thanh sạch của tôi.

Câu 3 ( 1đ):

Bài thơ Con chào mào là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Mai Văn Phấn thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu loài vật của tác giả. Con chào mào là hình tượng trung tâm của bài thơ.Với nỗi đặc tả gần, khá kỹ, nhà thơ khắc họa hình dáng con chào mào ngay để câu thơ mở đầu Con chào mào đốm trắng mũi đỏ . Hình ảnh con chào mào hiện lên trước mắt người đọc thật sinh động, đáng yêu. Đặc biệt với ngòi bút tài tình, sáng tạo tác giả đã đưa đến cho người đọc một cảm giác thật thú vị khi nghe tiếng hót của con chào mào triu ... uýt ... huýt ... tu hìu. Tiếng hót của chim phải chăng là tiếng lòng, là sự thổn thứt của tác giả trước cảnh thanh bình, tươi đẹp của thiên nhiên.

0,5

 

0,25

 

0,25

 

1,0

 

1,0

Thực hành viết

Câu 1 (2đ):

Học sinh lựa chọn một trong các nhân vật mà em yêu thích (mẹ Sơn, Sơn, Hiên, Mẹ Hiên )

- Trong đoạn văn cần thể hiện được các ý sau:

+ Vì sao em lại yêu thích nhân vật đó.

+ Nhân vật đó có đặc điểm gì nổi bật (về hình dáng, hành động, nội tâm, cách ứng xử ...)

+ Có thể chọn một vài chi tiết mà tác giả miêu tả về nhân vật để minh chứng cho điều em viết về nhân vật.

0,5

 

0,5

 

1,0

Câu 2 ( 5đ):

- Về hình thức: bài văn cần có 3 phần rõ ràng mở bài, thân bài và kết bài.

- Về nội dung:

1. Mở bài

- Thời gian: vào buổi tối cuối tuần.

- Không gian:ngôi nhà của em.

- Nhân vật: Những người thân trong gia đình.

2. Thân bài

- Cách bài trí trong nhà, dưới bếp. (Chú ý các chi tiết, hình ảnh có liên quan đến Tết)

- Không khí chuẩn bị ra sao? (Mọi người trong gia đình cùng nhau chuẩn bị… )

- Bàn ăn (hay mâm cơm) có những món gì?

- Bữa ăn diễn ra đầm ấm, vui vẻ như thế nào?

- Sau bữa ăn, mọi người làm gì? (uống nước, chuyện trò tâm sự...)

3. Kết bài

- Cảm động và thích thú.

- Mong có nhiều dịp được sum họp đầy đủ với người thân.

- Nhận ra rằng gia đình quả là một tổ ấm không thể thiếu đối với mỗi con người.

0,5

 

0,5

 

0,75

 

0,75

 

0,75

 

0,5

 

0,75

 

0,5

 

3. Đề thi học kì 1 lớp 6 Ngữ Văn Cánh Diều

I. Đọc hiểu

a. Đọc đoạn thơ sau và chọn một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6):

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!

Nhớ Người những sáng tỉnh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người...

(Trích Việt Bắc - Tố Hữu)

Câu 1. Câu nào sau đây nêu không đúng đặc điểm của đoạn thơ trên?

A. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát.

B. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng thứ sáu dòng bát.

C. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng bát trước vần với tiếng cuối dòng lục sau.

D. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng cuối của dòng bát.

Câu 2. Từ “nhớ” được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì?

A. Làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc

B. Thể hiện tình cảm của Bác Hồ với người dân Việt Bắc

C. Thể hiện sự gắn bó của Bác Hồ với chiến khu Việt Bắc

D. Thể hiện tình cảm lưu luyến của người dân Việt Bắc với Bác Hồ

Câu 3. Phương án nào nêu đúng các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ trên?

A. Mình, Bác, Ông Cụ

B. Bác, Ông Cụ, Người

C. Mình, Bác, Người

D. Mình, Ông Cụ, Người

Câu 4. Dòng thơ nào chứa từ láy?

A. Nhớ chân Người bước lên đèo

B. Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!

C. Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

D. Người đi rừng núi trông theo bóng Người

Câu 5. Phương án nào nêu đúng ý nghĩa mà đoạn thơ trên muốn làm nổi bật?

A. Tình cảm của Bác Hồ đối với người dân Việt Bắc

B. Nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ

C. Niềm tự hào của người dân Việt Bắc về Bác Hồ

D. Niềm tin của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ

Câu 6. Biện pháp nghệ thuật nào thể hiện được nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ?

A. Sử dụng các từ ngữ và hình ảnh đẹp

B. Sử dụng nhiều tính từ và động từ

C. Sử dụng biện pháp điệp từ “nhớ”

D. Sử dụng nhiều vần bằng trong các câu thơ

b. Đọc đoạn trích sau và chọn một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi ( từ câu 7 đến câu 9)

27-1-1973: KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI (PARIS) CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HOÀ BÌNH Ở VIỆT NAM

Báo Nhân Dân số ra ngày Chủ nhật 28-1-1973 đã in trên trang nhất những dòng chữ to, nét đậm, in hai màu đỏ và đen nổi bật: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã giành được thắng lợi vĩ đại.

Hiệp định Pa-ri đã được kí chính thức. [...]

Trong những ngày tháng Giêng năm bảy mươi ba đó, tất cả các báo chí, các đài phát thanh và vô tuyến truyền hình ở Pa-ri cũng như ở trên thế giới đều liên tiếp đưa tin về Hội nghị Pa-ri và bản Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Đại lộ Kle-bơ (Kleber) đã trở thành trung tâm thu hút sự chú ý của dư luận toàn thế giới.

Những ngày lịch sử nối tiếp nhau dồn dập.

Ngày 22-1-1973, các chuyên viên của Việt Nam và Hoa Kỳ so lại lần cuối cùng các văn kiện đã thoả thuận xong giữa hai bên.

Ngày 23-1-1973, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí tắt giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ (Kissinger). Ngày 27-1-1973, đúng 11 giờ (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí chính thức giữa các Bộ trưởng Ngoại giao của các bên.

Cùng ngày, bốn nghị định thư của Hiệp định cũng đã được kí kết. Như thế là sau 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, với 202 phiên họp công khai và 24 đợt gặp riêng, cuộc đấu tranh của nhân dân ta trên bàn thương lượng đã giành được thắng lợi. Tập văn bản Hiệp định và các nghị định thư bằng hai thứ tiếng Việt và Anh đã được thoả thuận xong. Buổi lễ kí kết đã diễn ra trong khung cảnh trang nghiêm tại phòng họp lớn của Trung tâm Hội nghị quốc tế Kle-bơ. Ở bên ngoài, dọc Đại lộ Kle-bơ, hàng ngàn đại biểu Việt kiều và nhân dân Pháp đã nồng nhiệt vỗ tay, vẫy cờ đỏ sao vàng và cờ xanh đỏ có sao vàng ở giữa, hô khẩu hiệu chào mừng các đại biểu Việt Nam chiến thắng.

(Theo https:/www.maxreading.com)

Câu 7. Phương án nào nêu đúng căn cứ để xác định đoạn trích trên là văn bản thông tin về một sự kiện lịch sử?

A. Nêu lên các diễn biến quan trọng về việc kí kết Hiệp định Pa-ri

B. Nêu lên các lí do dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pa-ri

C. Nêu lên các căn cứ khoa học về việc kí kết Hiệp định Pa-ri

D. Nêu lên tác dụng và ý nghĩa của việc kí kết Hiệp định Pa-ri

Câu 8. So với nhan đề văn bản, thông tin nào sau đây là quan trọng nhất?

A. Hiệp định đã được kí tắt giữa cố vấn Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ

B. Báo Nhân Dân số ra ngày Chủ nhật 28-1-1973 đã đưa tin này

C. Buổi lễ kí kết đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Kle-bơ

D. Hiệp định Pa-ri được kí ngày 27-1-1973, chiến tranh đã chấm dứt

Câu 9. Phương án nào sau đây nêu đúng đặc điểm văn bản thông tin thể hiện trong đoạn trích trên?

A. Nhiều trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn

B. Nhiều bằng chứng quan trọng được nêu lên

C. Nhiều lí lẽ được phân tích và làm sáng tỏ

D. Nhiều ý kiến, nhận định đánh giá về sự kiện lịch sử

Câu 10. Liệt kê ba thông tin theo em là quan trọng trong đoạn trích trên.

II. Viết

Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn (khoảng 2 trang).

Đề 1. Hình ảnh người mẹ hoặc người bố trong một bài thơ đã đọc khiến em xúc động nhất.

Đề 2. Em có thích đọc truyện cổ tích không? Vì sao? Hãy trình bày ý kiến của mình.

Đáp án Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Đáp án D D B C B C A D A

Câu 10:

3 chi tiết quan trọng:

  • Báo Nhân Dân số ra ngày Chủ nhật 28-1-1973 đã in trên trang nhất những dòng chữ to, nét đậm, in hai màu đỏ và đen nổi bật: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã giành được thắng lợi vĩ đại.
  • Ngày 23-1-1973, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí tắt giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ (Kissinger).
  • Ngày 27-1-1973, đúng 11 giờ (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí chính thức giữa các Bộ trưởng Ngoại giao của các bên. Cùng ngày, bốn nghị định thư của Hiệp định cũng đã được kí kết.

4. Đề thi học kì 1 Ngữ văn lớp 6 sách cũ

25 đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn

>> Chi tiết: 25 Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 - 2021

Đề thi học kì 1 lớp 6 Ngữ Văn năm Đề 1

Phần I. (5 điểm)

Cho đoạn văn sau:

“Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão, rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh...Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước”

(Trích Ngữ văn 6, tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ truyện dân gian nào? Truyện thuộc thể loại gì?

Câu 2. Chỉ ra một cụm động từ có trong câu: “Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước”

Câu 3. Hãy chỉ ra lỗi dùng từ trong câu: “Truyện nhằm tạo ra hiện tượng lũ lụt, nêu cao vai trò và ước mơ chinh phục thiên nhiên của nhân dân ta” và sửa lại cho đúng.

Câu 4. Nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ một phần là bởi con người. Em hãy nêu ít nhất hai việc làm cụ thể để bảo vệ thiên nhiên.

Phần II. (5 điểm)

Mượn lời đồ vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật đó.

Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn lớp 6 - Đề 1

Phần/ Câu

Nội dung

Điểm

Phần I.

Câu 1

(1 điểm)

- Truyện: Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Thể loại: truyện truyền thuyết

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 2

(1 điểm)

- HS chỉ ra đúng một trong các cụm động từ có trong câu: ngập ruộng đồng; ngập nhà cửa; dâng lên lưng đồi,sườn núi; nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

1 điểm

 

 

Câu 3

(2 điểm)

- Lỗi sai: dùng từ không đúng nghĩa (tạo ra)

- Sửa lại: thay từ “tạo ra” thành “giải thích”

1 điểm

1 điểm

Câu 4

(1 điểm)

HS nêu được những việc làm cụ thể của mình: trồng cây xanh, chăm sóc công trình măng non...

1 điểm

Phần II.

(5 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5 điểm

 

4 điểm

 

3 điểm

 

2 điểm

1 điểm

0 điểm

1. Một số yêu cầu

a) Về hình thức:

- Kiểu bài kể chuyện tưởng tượng

- Đúng hình thức 1 bài văn, diễn đạt mạch lạc, lưu loát, không sai lỗi chính tả.

- Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ, ấn tượng, sự sáng tạo của cá nhân.

b) Về nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung chính sau:

*Mở bài: Giới thiệu về đồ vật gần gũi với em (để đồ vật tự giới thiệu về mình).

*Thân bài:

- Hoàn cảnh xuất hiện của đồ vật trong gia đình em.

- Tình cảm của em đối với đồ vật (Kể lại một vài hành động và việc làm

cụ thể bộc lộ tình cảm của mình).

- Tình cảm của đồ vật trong những ngày đầu đối với em (Nêu ra những biểu hiện cụ thể).

- Tình cảm của em đối với đồ vật ngày càng sâu sắc (Đưa ra một vài việc cụ thể để minh họa).

*Kết bài: Nêu tình cảm của mình đối với đồ vật đó.

2. Biểu điểm:

- Bài viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng, nội dung sâu sắc, tưởng tượng sáng tạo. Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả hay diễn đạt.

- Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, tưởng tượng hợp lý. Còn mắc một vài lỗi chính tả, diễn đạt.

- Nội dung tương đối đầy đủ, yếu tố tưởng tượng hạn chế. Còn mắc một vài lỗi chính tả, diễn đạt.

- Nội dung sơ sài, còn mắc lỗi chính tả và diễn đạt.

- Bố cục chưa hoàn chỉnh, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi.

- Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề.

Tùy vào bài viết cụ thể, giáo viên cho các thang điểm còn lại.

 

1.5 điểm

 

 

 

 

 

3.5 điểm

Đề thi học kì 1 lớp 6 Ngữ Văn năm Đề 2

Phần I. (5 điểm)

Cho đoạn văn sau:

“Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông, giao lại cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”

(Trích Ngữ văn 6, tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ truyện dân gian nào? Truyện thuộc thể loại gì?

Câu 2. Chỉ ra một cụm danh từ có trong câu: “Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông, giao lại cho Thạch Sanh xét xử”.

Câu 3. Hãy chỉ ra lỗi dùng từ trong câu: “Truyện đã phơi bày ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta” và sửa lại cho đúng.

Câu 4. Mục đích kết bạn của Lí Thông với Thạch Sanh ngay từ đầu đã thể hiện ý đồ xấu.Vậy, em cần làm gì để xây dựng tình bạn đẹp với các bạn trong lớp? (Nêu ít nhất hai việc cần làm).

Phần II. (5 điểm)

Em hãy đóng vai một nhân vật trong truyện dân gian đã học để kể lại câu chuyện đó.

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn - Đề 2

Phần/ Câu

Nội dung

Điểm

Phần I.

Câu 1

(1 điểm)

- Truyện: Thạch Sanh

- Thể loại: Truyện cổ tích

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 2

(1 điểm)

- HS chỉ ra đúng cụm danh từ có trong câu: hai mẹ con Lý Thông

1 điểm

 

Câu 3

(2 điểm)

- Lỗi sai: dùng từ không đúng nghĩa (phơi bày)

- Sửa lại: thay từ “phơi bày” thành “thể hiện”

1 điểm

1 điểm

Câu 4

(1 điểm)

HS rút ra những hành động: đoàn kết, yêu thương, chia sẻ, đùm bọc, động viên, sống chân thành...với các bạn trong lớp (đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh khó khăn)

1 điểm

Phần II.

(5 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5 điểm

 

4 điểm

 

3 điểm

 

2 điểm

1 điểm

0 điểm

1. Một số yêu cầu.

a. Về hình thức:

- Kiểu bài kể chuyện tưởng tượng

- Đúng hình thức 1 bài văn, diễn đạt mạch lạc, lưu loát, không sai lỗi chính tả.

- Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, ấn tượng, sự sáng tạo của cá nhân.

b. Về nội dung:

*Mở bài: Giới thiệu truyện đã học trong SGK, kể theo ngôi thứ nhất.

*Thân bài:

- HS cần dựa vào truyện đã học trong SGK để kể, kể theo ngôi thứ nhất.

- HS có thể lần lượt kể lần lượt theo trình tự có sẵn trong SGK hoặc kể theo trình tự mà mình lựa chọn sao cho hợp lí, phù hợp với diễn biến của truyện

- Khi kể cần đảm bảo những sự việc chính, có thể thêm bớt các chi tiết phụ, tránh sao chép máy móc SGK.

- Để câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn, HS có thể xen thêm những yếu tố miêu tả.

*Kết bài: Nêu cảm nghĩ của nhân vật kể chuyện.

*Lưu ý: HS phát huy trí tưởng tượng song các chi tiết tự sự phải hợp lý, không làm sai lệch nội dung tác phẩm...

2. Biểu điểm:

- Bài viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng, nội dung sâu sắc, tưởng tượng sáng tạo. Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả hay diễn đạt.

- Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, tưởng tượng hợp lý. Còn mắc một vài lỗi chính tả, diễn đạt.

- Nội dung tương đối đầy đủ, yếu tố tưởng tượng hạn chế. Còn mắc một vài lỗi chính tả, diễn đạt.

- Nội dung sơ sài, còn mắc lỗi chính tả và diễn đạt.

- Bố cục chưa hoàn chỉnh, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi.

- Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề.

Tùy vào bài viết cụ thể, giáo viên cho các thang điểm còn lại.

 

1.5 điểm

 

 

 

 

3.5 điểm

Ma trận đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn

Mức đ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

Văn bản truyện dân gian

 

Nhận biết được tác phẩm, thể loại, sự vật

 

 

Liên hệ thực tiễn

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

1

10%

 

 

1

1

10%

2

2

20%

Tiếng Việt

- Nhận biết được lỗi dùng từ

- Nhận diện được cụm từ

- Nêu được các cách sửa lỗi sai về dùng từ

 

 

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

2

20%

1

1

10%

 

 

2

3

30%

Tập làm văn

 

 

Viết được bài văn tưởng tượng

 

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

 

 

1

5

50%

 

1

5

50%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ

2

3

30%

1

1

10%

1

5

50%

1

1

10%

5

10

100%

Đề thi học kì 1 lớp 6 Tải nhiều nhất




Xem thêm