Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2020 có đáp án và bảng ma trận đề thi chi tiết sẽ giúp bạn củng cố kiến thức, làm quen dần với các dạng câu hỏi, biết cách để phân bố thời gian sao cho hợp lý khi làm bài thi, chuẩn bị cho bài thi học kì 1 lớp 6. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 năm 2020

Đề thi Địa lý lớp 6 học kì 1 năm 2020

I. TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)

Hãy chọn và ghi chữ cái đứng trước phương án đúng nhất vào giấy kiểm tra (Mỗi phương án đúng được 0,25 điểm).

Câu 1: Nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động, vật chuyển động ở nửa cầu Bắc sẽ

A. đi vòng.

B. bị lệch sang trái.

C. bị lệch sang phải.

D. đi thẳng.

Câu 2: Thời gian để Trái Đất quay một vòng quanh trục là

A. 24 giờ.

B. 36 giờ.

C. 12 giờ.

D. 48 giờ.

Câu 3: Lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam?

A. Lục địa Nam Cực.

B. Lục địa Á-Âu.

C. Lục địa Phi.

D. Lục địa Bắc Mĩ.

Câu 4: Múi giờ gốc đi qua kinh tuyến nào?

A. Kinh tuyến 90o.

B. Kinh tuyến 180o.

C. Kinh tuyến 270o.

D. Kinh tuyến 0o.

Câu 5: Vào ngày 21/3 và 23/9, Mặt trời chiếu vuông góc với trái đất ở vị trí nào?

A. Chí tuyến.

B. Vòng cực.

C. Xích đạo.

D. Cực.

Câu 6: Nhiệt độ cao nhất trong lớp lõi của Trái Đất là khoảng

A. 1500 oC.

B. 5000 oC.

C. 4700 oC.

D. 1000 oC.

Câu 7: Ngày 22 tháng 12 được gọi là

A. Xuân phân.

B. Thu phân.

C. Đông chí.

D. Hạ chí.

Câu 8: So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng

A. 23o27’.

B. 32o27’.

C. 66o33’.

D. 56o27’.

Câu 9: Vào hai dịp Xuân phân và Thu phân, hiện tượng ngày và đêm ở hai bán cầu sẽ như thế nào ?

A. Đêm dài hơn ngày.

B. Ngày và đêm bằng nhau.

C. Ngày dài 24 giờ.

D. Ngày dài hơn đêm.

Câu 10: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình

A. vuông.

B. elip gần tròn.

C. tròn.

D. thoi.

Câu 11: Lớp trung gian bên trong Trái Đất có trạng thái như thế nào ?

A. Từ quánh dẻo đến lỏng.

B. Rắn chắc.

C. Lỏng ở ngoài, rắn ở trong.

D. Lỏng.

Câu 12: Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng theo hướng

A. từ Đông sang Tây.

B. từ Nam lên Bắc.

C. từ Bắc xuống Nam.

D. từ Tây sang Đông.

Câu 13: Lớp lõi Trái Đất có trạng thái

A. lỏng ngoài, rắn trong.

B. từ lỏng tới quánh dẻo.

C. lỏng.

D. rắn chắc.

Câu 14: Thời gian để Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời là

A. 365 ngày 3 giờ.

B. 365 ngày 6 giờ.

C. 365 ngày 5 giờ.

D. 365 ngày 4 giờ.

Câu 15: Địa điểm nào trên trái đất có ngày (đêm) kéo dài 6 tháng?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến.

C. Vòng cực.

D. Cực.

Câu 16: Trái Đất quay quanh Mặt Trời tạo ra hiện tượng gì?

A. Hiện tượng lệch hướng các vật chuyển động.

B. Hiện tượng gió bão.

C. Hiện tượng mưa nắng.

D. Hiện tượng mùa.

Câu 17: Hàng ngày , ta thấy hiện tượng Mặt Trời mọc hướng Đông rồi lại lặn hướng Tây là do

A. Mặt Trời chuyển động.

B. Trái Đất tự quay quanh trục.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời từ Tây sang Đông.

D. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

Câu 18: Lục địa nào trên bề mặt trái đất có diện tích lớn nhất?

A. Lục địa Phi.

B. Lục địa Ôxtrâylia.

C. Lục địa Nam Cực.

D. Lục địa Á-Âu.

Câu 19: Nguyên nhân của hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất là do

A. Trái Đất hình cầu và quay quanh Mặt Trời.

B. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục.

C. Trái Đất hình cầu.

D. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

Câu 20: Ngày 22 tháng 6, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến tại vĩ tuyến nào ?

A. Vĩ tuyến 23o27’B.

B. Vĩ tuyến 90oB.

C. Vĩ tuyến 66o33’B.

D. Vĩ tuyến 0o.

II. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)

Câu 1 (2 điểm): Cho câu tục ngữ:

“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

Dựa vào kiến thức địa lí đã học, hãy cho biết câu tục ngữ trên đúng ở bán cầu nào và giải thích?

Câu 2 (1 điểm): Trình bày đặc điểm và vai trò của lớp vỏ Trái Đất?

Câu 3 (1 điểm): Tại vòng loại World Cup 2022 tại bảng G:

Trận bóng đá vòng loại bảng G lượt về giữa đội tuyển Malaysia vs Việt Nam diễn ra tại Malaysia vào lúc 20h45 ( 31/03/2020). Vậy tại Việt Nam, Hàn Quốc, Các tiểu vương quốc Ả - rập thống nhất (UAE), Qatar muốn xem trực tiếp trận bóng này trên truyền hình là lúc mấy giờ? (Biết Việt Nam múi giờ số +7, Hàn Quốc múi giờ số +9, Malaysia múi giờ số +8, UAE múi giờ số +4, Qatar múi giờ +3 ).

Câu 4 (1 điểm): Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy giải thích thuật ngữ Địa lý

" Đêm trắng" xuất hiện ở những vùng vĩ độ cao trên Trái đất? Kể tên 1 số địa điểm xuất hiện hiện tượng này?

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Địa

I – TRẮC NGHIỆM (5 điểm): (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

A

D

C

B

C

C

B

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

D

A

B

D

D

C

D

B

A

II – TỰ LUẬN (5 điểm):

Câu 1 (2 điểm):

*Câu tục ngữ trên đúng ở bán cầu Bắc (0,5 điểm)

*Giải thích

- Nguyên nhân của hiện tượng trên:

+ Tháng 5 (Mùa hè bán cầu bắc) do bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời nhiều hơn, thời gian Mặt Trời chiếu sáng lâu hơn. Đây là mùa nóng của Bán cầu bắc nên ngày dài hơn đêm (0.75 điểm)

+ Tháng 10 (Mùa đông bán cầu bắc): bán cầu Bắc chếch xa phía mặt trời nhiều hơn, thời gian Mặt Trời chiếu sáng ít hơn,. Đây là mùa lạnh ở bán cầu bắc nên ngày ngắn hơn đêm (0.75 điểm)

Câu 2 (1 điểm):

- Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất (0,75đ)

+ Vỏ Trái Đất rất mỏng từ 5-70km, rắn chắc, nhiệt độ tối đa là 1000oC.

+ Chiếm 15% thể tích, 1% khối lượng Trái Đất.

+ Được cấu tạo từ nhiều địa mảng.

- Vai trò của lớp vỏ Trái Đất: có vai trò quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như đất, nước, không khí, sinh vật…và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người. (0,25đ)

Câu 3 (1 điểm):

Qatar

UAE

Việt Nam

Hàn Quốc

Múi giờ

+3

+4

+7

+9

Giờ

15h45(0, 25đ)

16h45(0, 25đ)

19h45 (0, 25đ)

21h45 (0, 25đ)

Câu 4 (1 điểm):

Hiện tượng "Đêm trắng" xuất hiện ở những vùng vĩ độ cao trên Trái đất: là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng ban đêm trời không tối hẳn như bình thường, mà có tình trạng: tranh tối tranh sáng như lúc hoàng hôn. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở những vùng có vĩ độ cao, về mùa hạ khi ngày dài hơn đêm rõ rệt . (0,75 điểm)

VD: Xanh- pê- téc- pua (Nga)…(0,25 điểm)

Đề thi học kì 1 Địa lý lớp 6 Tải nhiều

I. Trắc nghiệm:(4,0đ)

A. Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em cho là đúng. (2,0 điểm)

Câu 1: Trong ngày 22-6 (hạ chí) nửa cầu nào ngả nhiều về phía Mặt Trời:

A. Nửa cầu Nam

B. Nửa cầu Bắc

C. Bằng nhau

D. Xích đạo

Câu 2: Độ cao tuyệt đối của núi A là 1500m. Nó thuộc loại núi nào?

A. Núi thấp

B. Núi cao

C. Núi trung bình

D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Điểm giống nhau giữa Bình nguyên và Cao nguyên là gì?

A. Có độ cao tuyệt đối trên 500m

B. Địa hình thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và cây lương thực.

C. Có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

D. Cả B và C.

Câu 4: Lớp vỏ Trái đất có độ dày là bao nhiêu km?

A. Từ 5km – 70km.

B. Trên 3000km.

C. Gần 3000km.

D. Trên 5000km.

B. Điền vào chỗ trống: (1,0 điểm)

Hoàn thành khái niệm sau đây:

- Nội lực là những lực…………………………………………………………

- Ngoại lực là những lực………………………………………………………

C. Nối cột A với B sao cho phù hợp: (1,0 điểm)

A

B

1.Động đất

A. Là hình thức phun trào mắc ma từ dưới sâu lên mặt đất.

2.Núi lửa

B. Là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất rung chuyển

B. Tự luận:(6,0đ)

Câu 1: (3,0đ)

Hãy trình bày sự chuyển động và nêu hệ quả sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?

Câu 2: (3,0đ)

Hãy nêu đặc điểm của núi già và núi trẻ? Ở Việt Nam ngọn núi nào cao nhất? Thuộc núi già hay núi trẻ?

>> Tham khảo đề thi: Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 trường THCS Quang Minh năm học 2018 - 2019

Đáp án: Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Địa lý

Câu

ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM

BIỂU ĐIỂM

I. Trắc nghiệm

A. Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

C

D

A

B. Điền:

- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất: 0,5 đ

- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất: 0,5đ

C. Nối:

1. B - 0,5 đ. 2. A - 0,5 đ.

4,0 điểm

(Mỗi câu đúng được 0,5 đ)

II. Tự luận.

6,0 điểm

1

(3,0 đ)

* Sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền 2 cực bắc ,nam và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo

- Hướng tự quay: từ Tây sang Đông

- Trái Đất tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ

- Bề mặt Trái Đất được chia ra thành 24 khu vực giờ,mỗi khu vực có một giờ riêng.

*Hệ quả:

-Do trái đất tự quay quanh trục từ Tây sang đông nên khắp mọi nơi trên trái đất lần lượt có ngày và đêm.

-Sự chuyển động của trái đất quanh trục còn làm cho các vật chuyển động trên bề mặt trái đất bị lệch hướng.Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động thì ở nửa cầu Bắc vật chuyển động lệch về bên phải còn ở nửa cầu Nam vật chuyển động lệch về bên trái.

1,0 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

2

(3,0 đ)

* Cấu tạo Trái Đất: Có 3 lớp: Lớp vỏ, lớp trung gian và lớp nhân.

Đặc điểm

Núi già

Núi trẻ

Thời gian hình thành

Cách đây hàng trăm triệu năm

Cách đây vài chục triệu năm

Đỉnh

Tròn

Nhọn

Sườn

Thoải

Dốc

Thung lũng

Cạn, rộng

Sâu, hẹp

Ở Việt Nam ngọn núi cao nhất là đỉnh núi Phanxi păng cao 3143m. Thuộc núi trẻ.

1,0 điểm

1,0 điểm

1,0 điểm

>> Tham khảo đề thi học kì 1 môn Địa mới nhất: Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Địa lý năm học 2019 - 2020

Tham khảo đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 mới nhất:

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!