Đề cương Địa lý lớp 6 học kì 1 năm 2020 - 2021 bao gồm các câu hỏi Trắc nghiệm và câu hỏi Tự luận hệ thống toàn bộ bài học Địa lý lớp 6 học kì 1 cho các em học sinh tham khảo, ôn tập. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.
Đề cương Địa lý lớp 6 học kì 1
A. Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 6 Phần tự luận
1. Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng và kích thước của Trái Đất
- Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời (vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời).
- Hình dạng và kích thước của Trái Đất: hình dạng cầu và kích thước rất lớn.
2. Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến:
- Kinh tuyến: đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.
- Vĩ tuyến: vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến.
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số 00, đi qua đài thiên văn Grin- uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh)
- Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số 0o (Xích đạo)
- Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
- Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.
- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.
- Nửa cầu Đông: nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 20oT và 160oĐ, trên đó có các châu: Âu, Á, Phi và Đại Dương.
- Nửa cầu Tây: nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ.
- Nửa cầu Bắc: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc.
- Nửa cầu Nam: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam.
3. Tỉ lệ bản đồ:
+ Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.
+ Hai dạng tỉ lệ bản đồ: tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
4. Kí hiệu bản đồ:
+ Ba loại kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
+ Một số dạng kí hiệu được sử dụng để thể hiện đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.
+ Các cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ: thang màu, đường đồng mức.
5. Phương hướng trên bản đồ:
- Nắm được 8 hướng
+ Kinh độ: Khoảng cách tính bằng số độ từ một điểm đến kinh tuyến gốc
+ Vĩ độ: Khoảng cách tính bằng số độ từ 1 điểm đến vĩ tuyến gốc
+ Tọa độ: Gồm kinh độ và vĩ độ của 1 điểm
6. Các chuyển động của Trái đất và các hệ quả
a- Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:
+ Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033’trên mặt phẳng quỹ đạo.
+ Hướng tự quay: từ Tây sang Đông.
+ Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm). Vì vậy bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ.
b- Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
+ Trái đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một qũy đạo có hình elip gần tròn.
+ Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông.
+ Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ.
+ Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66o33’ trên mặt phẳng vĩ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.
Trình bày được các hệ quả chuyển động của Trái Đất
- Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:
+ Hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.
+ Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể ở nửa cầu bắc và nửa cầu nam trên bề mặt Trái Đất.
- Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
+ Hiện tượng các mùa trên Trái Đất.
+ Hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.
7. Cấu tạo của Trái đất
Lớp |
Độ dày |
Trạng thái |
Nhiệt độ |
Vỏ Trái Đất |
Từ 5đến 7 Km |
Rắn chắc |
Càng sâu t0 càng cao.Tối đa 10000C |
Lớp trung gian |
Gần 3000 Km |
Từ quánh dẻo đến lỏng |
Khoảng 1500 đến 47000C |
Lớp lõi |
Trên 3000 Km |
Lỏng ở ngoài và rắn ở trong |
Cao nhất khoảng 50000C |
a. Nêu được tên các lớp cấu tạo của trái đất và đặc điểm của từng lớp
b. Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất
- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của trái đất, được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. - Vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất, nhưng có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
8. Biết tỉ lệ lục địa, đai dương và sự phân bố lục địa, đại dương trên bề mặt Trái Đất
- Khoảng 2/3 diện tích bề mặt trái đất là đại dương và 1/3 là lục địa.
- Lục địa phân bố chủ yếu ở nửa cầu Bắc, còn đai dương phân bố chủ yếu ở nửa cầu Nam.
9. Địa hình trên bề mặt Trái đất
a/. Biết được khái niệm nội lực, ngoại lực
- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.
- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
- Tác động của nội lực và ngoại lực:
+ Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.
+ Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt trái đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về sự san bằng, hạ thấp địa hình.
+ Do tác động của nội lực, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề.
b/. Nêu được hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng. Biết được khái niệm mácma
- Núi lửa: là hình thức phun trào mắc ma ở dưới sâu lên mặt đất.
- Động đất: là hiện tượng xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lóng đất làm cho các lớp đất đá gần mặt đất rung chuyển.
- Tác hại của động đất, núi lửa
- Má cma là những vật chất, nóng chảy nằm ở dưới sâu, trong lớp vỏ trái đất, nơi có nhiệt độ trên 1000oC.
10/ Đặc điểm hình dạng, độ cao của bình nguyên, cao nguyên, đồi, núi; ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp
a- Núi:
+ Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. Núi gồm có ba bộ phận: đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
+ Độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển (độ cao tuyệt đối)
* Dựa vào độ cao phân ra: núi Thấp = dưới 1000m; núi trung bình = 1000-1500m, núi cao=trên 2000m
* Dựa vào thời gian hình thành và hình thái:phân ra núi già, núi trẻ.( so sánh)
Địa hình cacxtơ là địa hình đặc biệt của núi đá vôi (có giá trị du lịch)
b- Bình nguyên (đồng bằng):
+ Bình nguyên là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. Các bình nguyên được bồi tụ ở cửa các sông lớn gọi là châu thổ.
+ Độ cao tuyệt đối của bình nguyên thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao dần 500m.
c- Cao nguyên:
+ Cao nguyên có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, nhưng có sườn dốc; độ cao tuyệt đối của cao nguyên trên 500m.
+ Cao nguyên là nơi thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
d- Đồi:
+ Đồi là dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải; độ cao tương đối thường không quá 200m.
+ Đồi là nơi thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp.
B. Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 6 Phần trắc nghiệm
Khoanh tròn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau: Đáp án đúng là đáp án A
Câu 1. Trên quả Địa cầu, vĩ tuyến dài nhất là vĩ tuyến:
A. 0°
B. 30°
C. 60°
D. 90°
Câu 2. Đường nối từ cực Bắc đến cực Nam trên bề mặt Trái Đất gọi là gì:
A. Kinh tuyến
B. Vĩ tuyến
C. Xích Đạo
D. Chí tuyến
Câu 3. Trên bản đồ có tỉ lệ 1/1.000.000, một con sông dài 5 cm thì ngoài thực địa con sông đó dài bao nhiêu km:
A. 5 km
B. 10 km
C. 100 km
D. 50 km
Câu 4. Kí hiệu điểm biểu hiện đối tượng nào sau đây:
A. Sân bay
B. Đường ô tô
C. Vùng trồng lúa
D. Cả A , B & C
Câu 5. Trên bản đồ, nếu các đường đồng mức càng dày, sát với nhau thì địa hình nơi đó như thế nào:
A. Càng dốc
B. Càng thoải
C. Bằng phẳng
D. Tất cả đều sai
Câu 6. Ngày hạ chí là ngày:
A. 22/6
B. 22/12
C. 21/3
D. 23/9
Câu 7. Ở Luân Đôn (nước Anh) là 9 giờ thì lúc đó ở Việt Nam là mấy giờ:
A. 16 giờ
B. 17 giờ
C. 18 giờ
D. 21 giờ
Câu 8. Động đất và núi lửa là các hiện tượng được sinh ra do sự tác động của:
A. Nội lực
B. Ngoại lực
C. Cả A & B
Câu 9. Các-xtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi:
A. Đá vôi
B. Đá ong
C. Đá ong
D. Đá gra-nit
Câu 10. Sở dĩ Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngã nửa cầu Nam về phía Mặt Trời là do trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất:
A. Luôn giữ độ nghiêng và hướng nghiêng cố định
B. Luôn thay đổi độ nghiêng và hướng nghiêng
C. Luôn giữ độ nghiêng cố định.
D. Luôn giữ hướng nghiêng cố định
Câu 11. Trong cấu tạo bên trong của Trái Đất, lớp có độ dày nhỏ nhất khoảng 5→70 km là:
A. Lớp vỏ
B. Lớp trung gian
C. Lõi
Câu 12. Núi có đặc điểm thấp, đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng gọi là:
A. Núi già
B. Núi trẻ
C. Núi lửa
D. Núi uốn nếp
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2020 bao gồm các câu hỏi Lý thuyết có kèm theo đáp án hệ thống toàn bộ kiến thức môn Địa học kì 1 lớp 6 cho em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải các bài tập, ôn tập chuẩn bị cho các bài thi học kì 1 lớp 6 hiệu quả hơn.