Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 được Tìm Đáp Án sưu tầm, chọn lọc, tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức môn Ngữ văn trong học kì 1, chuẩn bị cho bài thi học kì 1 đạt kết quả cao. Mời các bạn tham khảo chi tiết.

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 năm 2020 - 2021

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

A. VĂN BẢN

I. Các dạng câu hỏi:

1. Nêu khái niệm, nội dung, nghệ thuật, mục đích sáng tác của các thể loại: Truyền thuyết, Cổ tích, Ngụ ngôn, Truyện cười. So sánh điểm giống và khác nhau giữa các thể loại.

2. Trình bày nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản đã học và đọc thêm ở bốn thể loại truyện dân gian.

3. Hiểu được ý nghĩa các chi tiết tưởng tượng, kì ảo và các đồ vật thần kì trong các văn bản truyền thuyết và cổ tích.

4. Đọc các đoạn văn hay trong các văn bản, nắm nội dung, ý nghĩa, xác định các yếu tố ngữ pháp (từ, nghĩa của từ, cụm từ) và viết cảm nhận về các đoạn văn đó.

II. Truyện dân gian (Lưu ý cả các văn bản đọc thêm sẽ ra cho phần đọc – hiểu)

Thể loại

Truyền thuyết

Cổ tích

Giống

- Là truyện dân gian

- Thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo (hoang đường).

Khác

Nội dung

- Kể về nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

- Kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc: bất hạnh, dũng sĩ ,…

- Kết thúc thường có hậu.

Mục đích sáng tác

- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử.

- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với bất công.

Văn bản

- Thánh Gióng

- Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Thạch Sanh

- Em bé thông minh

Thể loại

Ngụ ngôn

Truyện cười

Giống

- Là truyện dân gian

- Kết cấu ngắn gọn, chặt chẽ.

Khác

Nghệ thuật

- Có thể kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.

- Nhân vật là loài vật, đồ vật được nhân hóa, cũng có thể là chính con người.

- Sử dụng cách nói bóng gió.

- Sử dụng yếu tố gây cười (những hiện tượng trái tự nhiên).

Mục đích sáng tác

· Khuyên nhủ, răn dạy một bài học nào đó trong cuộc sống.

· Tạo tiếng cười mua vui, phê phán thói hư, tật xấu trong xã hội.

Văn bản

1. Ếch ngồi đáy giếng: Phải biết mởi rộng tầm hiểu biêt, không được chủ quan , kiêu ngạo.

2. Thầy bói xem voi: Xem xét, đánh giá sự vật, sự việc phải toàn diện.

· Treo biển: Phê phán những người thiếu chủ kiến, không biết suy xét.

III. Truyện trung đại

Mục đích

Giáo huấn

Nghệ thuật

· Kể bằng văn xuôi chữ Hán

· Cốt truyện đơn giản

· Nhân vật được miêu tả qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện hoặc ngôn ngữ đối thoại, hành động của nhân vật.

Văn bản

- Con hổ có nghĩa

- Mẹ hiền dạy con

- Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

B. TIẾNG VIỆT

1) Viết đoạn văn ngắn:

- Số câu: từ 6 đến 8 câu, có thể kết hợp kiến thức ngữ pháp phù hợp ở phần này (gạch chân, chú thích rõ ràng từ, cụm từ)

- Chủ đề: gia đình, nhà trường, bạn bè, phẩm chất đạo đức, môi trường, giao tiếp, ứng xử…

2) Nội dung ôn tập

. Nghĩa của từ: nghĩa gốc (đau chân), nghĩa chuyển (chân cầu)

. Từ - cụm từ

Từ đơn – chỉ có một tiếng

Trường, lớp,…

Phân loại theo cấu tạo

Từ phức – hai tiếng trở lên

Từ ghép: giữa các tiếng có quan hệ về nghĩa: thầy, cô, trường lớp,…

Từ láy: giữa các tiếng có quan hệ về mặt âm thanh: mênh mông, ngoan ngoãn,…

Phân loại theo nguồn gốc

Từ Thuần Việt

Do nhân dân ta sáng tạo: cha mẹ, sông núi,…

Từ mượn

Mượn ngôn ngữ các nước, quan trọng nhất là từ mượn tiếng Hán: Phụ mẫu, giang sơn,…

Phân loại theo vai trò, chức năng ngữ pháp

Danh từ - cụm danh từ

Học sinh – một học sinh giỏi của lớp tôi

Động từ - cụm động từ

Học – đang học ngữ văn

Tính từ - cụm tính từ

Trẻ - vẫn trẻ như ngày nào

Số từ

Một bài tập (chỉ số lượng); bài tập số một (chỉ thứ tự)

Lượng từ

Những học sinh (chỉ tập hợp)

Tất cả học sinh (chỉ tập thể)

Mỗi học sinh (chỉ phân phối)

Chỉ từ

Học sinh ấy (xác định vị trí của sự vật trong không gian)

Năm học ấy (xác định vị trí sự vật trong thời gian)

C. TẬP LÀM VĂN: Văn tự sự

* Thể loại: Kể chuyện sáng tạo

* Kiểu bài:

- Tưởng tượng gặp gỡ, nói chuyện với nhân vật.

- Tưởng tượng được nghe lời trò chuyện của các con vật, sự vật trong thế giới xung quanh em.

- Mượn lời nhân vật kể lại truyện hoặc tạo ra kết thúc mới.

:: Lưu ý:

. Dùng ngôi kể phù hợp để kể chuyện.

. Kết hợp tả, biểu cảm trong quá trình kể sự việc.

. Cần lựa chọn từ ngữ sử dụng cho phù hợp với thời gian câu chuyện.

. Bố cục bài đủ 3 phần và nhớ xây dựng đoạn văn theo sự việc trong phần thân bài.

. Đọc kĩ các văn bản đã học.

. Khi kể bằng lời nhân vật, các em nhớ xưng “tôi”, hoặc “ta”.

Trên đây TimDapAnsưu tầm chi tiết cho các bạn tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2019 - 2020 gồm 3 phần trong chương trình học: Phần Văn bản, Phần Tiếng Việt, Phần Tập làm văn và các dạng bài tập chi tiết cho các em học sinh tham khảo, rèn kỹ năng làm các dạng bài tập Ngữ văn chuẩn bị cho bài thi học kì 1 lớp 6 hiệu quả.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!