Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 1 năm 2020 - 2021 được Tìm Đáp Án sưu tầm, chọn lọc, tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức môn Ngữ văn trong học kì 1, chuẩn bị cho bài thi học kì 1 đạt kết quả cao. Mời các bạn tham khảo chi tiết.

Đề cương ôn tập học kì 1 văn 6

I. PHẦN VĂN:

1. Khái niệm các thể loại thuộc văn học dân gian:

- Truyền thuyết.

- Truyện cổ tích.

- Truyện ngụ ngôn.

- Truyện cười.

2. Ý nghĩa các truyện ngụ ngôn đã học:

- Văn bản: "Thầy bói xem voi".

- Văn bản: "Treo biển".

- Văn bản: "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng".

- Văn bản: "Con hổ có nghĩa ".

* Yêu cầu: (Nắm nội dung, ý nghĩa các truyện ngụ ngôn).

II. PHẦN TIẾNG VIỆT:

- Số từ và lượng từ.

- Chỉ từ.

- Động từ, cụm động từ.

- Danh từ, cụm danh từ.

- Tính từ, cụm tính từ.

III. TẬP LÀM VĂN:

- Kể chuyện đời thường: Xem các đề: (c, e, g) Sgk/119.

- Kể chuyện tưởng tượng: Xem các đề: (1, 5) Sgk/134.

- Nắm được đặc điểm, yêu cầu và phương pháp làm bài văn tự sự.

Thực hành lập dàn bài một số đề văn tự sự.

Định hướng ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn

1. Đọc – hiểu: 3.0 đ

a. Văn bản: 2.0 đ

- Phương thức biểu đạt; Nội dung, ý nghĩa văn bản;

- Ý nghĩa chi tiết trong văn bản; Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại.

b. Tiếng Việt: 1.0 đ

- Từ (xét về cấu tạo); Từ (xét về nguồn gốc);

- Nghĩa của từ; Từ loại; Cụm từ.

2. Vận dụng: 2.0 đ

- Giải nghĩa từ; Chữa lỗi dùng từ; Đặt câu.

3. Vận dụng cao: 5.0 đ

Kể chuyện đời thường; Kể chuyện sáng tạo.

Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn

ĐỀ 1

Câu 1: (2 điểm).

a. Nêu điểm giống nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích?

b. Kể tên một truyện truyền thuyết và một truyện cổ tích mà em đã học trong chương trình Ngữ Văn 6, KHI?

c. Bài học rút ra từ truyện Ếch ngồi đáy giếng?

Câu 2: (2 điểm).

Chọn đoạn văn sau:

“Những đôi quang gánh dẻo dai gánh gồng yêu thương, những cây sào cứng cáp lái con thuyền đến bến ấm no, những sợi lạt mềm dai buột yêu thương nhân nghĩa...Tất cà đều nằm trong muôn ngàn khóm tre làng đang nhú vạn mầm măng.”

(Lũy tre làng và những mầm măng - Giáng My)

a. Những từ sau từ nào là từ ghép và từ nào là từ láy?

dẻo dai, cứng cáp, yêu thương.

b. Những từ in đậm trong đoạn văn trên thuộc từ loại nào?

c. Từ bến trong đoạn văn trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 3: (1 điểm) Phát hiện lỗi sai và chữa lỗi dùng từ trong câu sau:

Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn cái tinh tú của văn hóa dân tộc.

Câu 4: (5 điểm). Em hãy kể một thầy giáo (cô giáo) mà em yêu quý, kính trọng.

ĐỀ 2

Câu 1: (1 điểm)

Các văn bản Thạch sanh, Thánh gióng, Cây bút thần, văn bản nào được xếp vào thể loại truyền thuyết? Căn cứ vào những điểm nào để em khẳng định đó là truyền thuyết?

Câu 2 (1,5 điểm)

a. Theo em, vì sao dân gian không đặt cho “em bé” trong truyện Em bé thông minh một cái tên cụ thể?

b. Nêu ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng?

Câu 3: (1,5 điểm)

Đọc ví dụ sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:

Mặt trời lấp ló đằng chân(1) trời xa

Rộn ràng chân(2) bước hòa theo tiếng ca

(Trích bài: Hành khúc tới trường - Âm nhạc 6)

a. Các từ chân (1) chân(2) ở ví dụ trên, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?

b. Tìm một từ láy, một từ ghép có trong ví dụ trên?

Câu 4: (1 điểm)

Vận dụng kiến thức đã học, em hãy phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong câu sau:

Tiếng việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

Câu 5: (5 điểm)

Em đã từng được nghe và đọc nhiều câu chuyện thần tiên. Em hãy kể lại một câu chuyện thần tiên mà em thích bằng lời văn của em.

Ôn tập Tập làm văn học kì 1 lớp 6

Văn Tự sự (Kể chuyện đời thường và kể chuyện sáng tạo)

1. Kiến thức cần đạt:

*Nắm vững đặc trưng sự khác nhau giữa các dạng văn tự sự.

a. Kể chuyện đời thường: là kể lại những chuyện mình đã gặp hoặc đã từng trải qua để lại nhiều ấn tượng, cảm xúc nhất định. (VD truyện: Một việc tốt em đã làm; Người thân thiết nhất với em; …)

* Lưu ý: Khi kể một câu chuyện đời thường thì nhân vật, sự việc trong truyện cần chân thực, không bịa đặt; các sự việc, chi tiết cần tập trung vào chủ đề chính, tránh kể tùy tiện, rời rạc.

b. Kể chuyện tưởng tượng: là kể những câu chuyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay thực tế nhưng có một ý nghĩa nhất định nào đó. (VD truyện: Lục súc tranh công; Giấc mơ gặp Lang Liêu; …)

* Lưu ý: Truyện tưởng tượng vẫn cần bám sát vào những đặc điểm có thật của sự vật, hiện tượng được kể rồi mới nhân hóa, tưởng tượng thêm lên.

*Nắm vững bố cục và phương pháp làm từng dạng bài văn tự sự.

Cách làm bài tự sự

a. Tìm hiểu đề: Xác định thể loại; xác định người hoặc việc sẽ kể và phạm vi yêu cầu

của đề.

b. Tìm ý : Xác định tính tình, sở thích, tình cảm, … của nhân vật hoặc diễn biến trước

sau của sự việc cần kể.

c. Lập dàn ý: Sắp xếp các nội dung vừa tìm được theo bố cục ba phần:

Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

Thân bài: Kể diễn biến của sự việc.

Kết bài: Kể kết thúc của sự việc.

d. Viết bài: Dựa vào dàn bài đã có xây dựng thành bài văn hoàn thiện; đọc lại và sửa lỗi.

2. Kĩ năng cần đạt:

- Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn và biết sử dụng ngôi kể, thứ tự kể kết hợp với liên tưởng, tưởng tượng để bài làm sinh động, hấp dẫn, đồng thời thể hiện sự sáng tạo

3. Một số đề bài HS tham khảo:

Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.

Đề 2: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi.

Đề 3: Kể về một người mà em yêu quý (ông, bà, cha, mẹ. thầy cô...).

Đề 4: Kể về một người bạn mới quen trong năm học mới này.

Đề 5: Kể về buổi tựu trường năm học mới .

Đề 6: Kể về buổi lễ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam ở trường em.

Đề 7: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.

Đề 8: Trong vai người bán hàng, em hãy kể lại câu chuyện Treo biển.

Đề 9: Thay ngôi kể để bộc lộ tâm tình của Sơn Tinh trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”

Đề 10: Mượn lời đồ vật (hoặc con vật)mà em gần gũi để giải bài tâm sự hoặc kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật (hay con vật đó)

MỘT SỐ DÀN Ý THAM KHẢO:

Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.

Gợi ý: a. MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm và ấn tượng sâu đậm của em về việc làm tốt ấy.

b. TB: Kể chi tiết về các sự việc đã diễn ra theo trình tự hợp lí:

- Việc tốt ấy diễn ra trong khoảng thời gian nào? Ở đâu?

- Hoàn cảnh nào đã tạo cơ hội cho em làm việc tốt?

- Có những ai tham gia cùng em?

- Em đã làm những việc gì?

- Có điều gì bất ngờ xảy ra khi em đang làm việc tốt?

- Em đã ứng xử như thế nào trong tình huống bất ngờ ấy?

- Kết quả cuối cùng của việc tốt em đã làm ra sao?

c. KB: Cảm nghĩ của em sau khi làm được một việc có ích.

Đề 2: Kể chuyện lần đầu em đi chơi xa. / Kể về một kỉ niệm mà em nhớ nhất.

Gợi ý: a. MB: Giới thiệu về chuyến đi chơi xa của em và cảm xúc sâu đậm của em về chuyến đi ấy.

b. TB: Kể chi tiết về chuyến đi:

- Lần đầu em đi chơi xa trong trường hợp nào?

- Ai đưa em đi?

- Nơi ấy là đâu? Về quê hay ra thành phố, hoặc đi tham quan nơi nào?

- Hành trình chuyến đi ra sao?

- Em đã trông thấy những gì trong chuyến đi ấy?

- Điều gì làm em thích thú và nhớ mãi?

- Em ao ước những chuyến đi như thế nào?

c. KB: Cảm nghĩ của em về chuyến đi ấy.

Đề 3: Kể về một người bạn mới quen trong năm học mới này.

Gợi ý: a. MB: Giới thiệu về người bạn mới quen và tình cảm hiện tại em dành cho bạn ấy .

b. TB: - Em quen bạn trong tình huống nào? Ở đâu?

- Bạn có điểm đặc biệt nào về hình dáng, tính cách, sở thích?

- Khi mới quen, tình cảm và cách đối xử của bạn dành cho em ra sao ?

- Khi đã thân thiết hơn, bạn thay đổi như thế nào?

- Em thích nhất điều gì ở bạn?

c. KB: Cảm xúc của bản thân thi quen được người bạn ấy.

Đề 4: Người để lại trong em ấn tượng sâu đậm nhất.

* Gợi ý: - HS dựa vào dàn ý kể người.

a. MB: Giới thiệu người định kể và mối quan hệ giữa em với người đó.

b. TB:

- Giới thiệu đôi nét về tên, tuổi tác, ngoại hình, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của người đó.

- Kể về việc làm của người đó đối với mọi người xung quanh để bộc lộ tính cách của người đó.

- Kể về tài năng, sở thích của người đó.

- Kể một kỉ niệm thể hiện sự gắn bó giữa em và người đó. Qua kỉ niệm ấy, tình cảm người đó dành cho em như thế nào?

c. KB: Tình cảm của em dành cho người được kể và mong ước của em dành cho người đó.

Trên đây TimDapAnsưu tầm chi tiết cho các bạn tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 gồm 3 phần trong chương trình học: Phần Văn bản, Phần Tiếng Việt, Phần Tập làm văn và các dạng bài tập chi tiết cho các em học sinh tham khảo, rèn kỹ năng làm các dạng bài tập Ngữ văn chuẩn bị cho bài thi học kì 1 lớp 6 hiệu quả.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm