Đề thi học kì 1 lớp 6 sách Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 1 lớp 6 Chân trời sáng tạo các môn học năm 2022 - 2023 đầy đủ các môn học: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý, Khoa học tự nhiên, Tin học, Công nghệ, Công dân. Các đề thi này giúp các em học sinh nắm được cấu trúc đề thi của sách mới. Chi tiết như sau.
Các đề thi lớp 6 sách Chân trời sáng tạo bao gồm đáp án và bảng ma trận. Link tải đề thi chi tiết:
- Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo
- Đề thi tiếng Anh lớp 6 học kì 1 Friends plus năm 2022 - 2023
- Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo
- Đề thi GDCD lớp 6 học kì 1 Chân trời sáng tạo
- Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 học kì 1 Chân trời sáng tạo
- Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 1 Văn 6
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
SỰ TÍCH HẠT THÓC GIỐNG
Thuở xưa có một ông vua cao tuổi mà không có con cái nên muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.
Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:
- Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.
Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm, phen này sẽ bị phạt nặng nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:
- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được sao? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.
Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:
- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Trong câu chuyện, tất cả những người dân trong đất nước đều thua cậu bé, bởi họ không dám công bố sự thật, họ sợ vua sẽ trừng phạt nên quên rằng sự thật mới là điều cần được tôn trọng hàng đầu.
Qua câu chuyện trên đã khuyên chúng ta trung thực là đức tính quý giá nhất của con người, chúng ta phải trung thực mọi lúc mọi nơi rồi sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng như cậu bé trong câu chuyện trên.
(Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975)
Câu 1: Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? (Nhận biết)
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp nhiều ngôi kề
Câu 2: Nhân vật chính của câu chuyện trên là ai? (Nhận biết)
A. Nhà vua
B. Chú bé Chôm
C. Dân làng
D. Mọi người
Câu 3: Vì sao mọi người lại sững sờ trước lời thú tội của Chôm? (Nhận biết)
A. Vì sợ Chôm được truyền ngôi
B. Vì sợ Chôm được khen thưởng
C. Vì sợ Chôm bị vua phạt nặng
D. Vì sợ Chôm được yêu thương
Câu 4: Trong các từ được trích trong câu văn “Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm, phen này sẽ bị phạt nặng nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:”, từ nào là từ láy? (Nhận biết)
A. Mọi người
B. sững sờ
C. thú tội
D. chú bé
Câu 5: Nhà vua phát cho mỗi người một thúng thóc giống đã luộc kĩ nhằm mục đích gì? (Thông hiểu)
A. Muốn tìm người hiền lành
B. Muốn tìm người trung thực
C. Muốn tìm người chăm chỉ
D. Muốn tìm người khỏe mạnh
Câu 6: Phần thưởng xứng đáng mà chú bé nhận được là gì? (Thông hiểu)
A. Được vua truyền ngôi
B. Được thưởng vàng bạc
C. Được gả công chúa
D. Được cho ruộng đất
Câu 7: Trong câu chuyện, vì sao mọi người lại thua chú bé? (Thông hiểu)
A. Vì họ quá tự tin và gian xảo
B. Vì họ không có trí thông minh
C. Vì họ không có lòng dũng cảm
D. Vì họ đem cho vua nhiều thóc
Câu 8: Vì sao nhà vua lại truyền ngôi cho chú bé? (Thông hiểu)
A. Vì chú bé thông minh và lanh lợi
B. Vì chú bé trung thực và dũng cảm
C. Vì chú bé chăm chỉ và chịu khó
D. Vì chú bé hiền lành và nhân hậu
Câu 9. Nếu em là chú bé trong câu chuyện trên, em sẽ làm gì? Vì sao? (Vận dụng)
Câu 10. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (Vận dụng)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. (Vận dụng)
Đề thi tiếng Anh 6 học kì 1 Friends plus
Choose the word/ phrase (A, B, C or D) that best fits the space in the passage.
Minh lives in a lovely (1) _______in Ho Chi Minh City. His apartment is very big and it is very (2) _______. There are five (3) _______in the apartment – a living room, two bedrooms, a kitchen and a bathroom. The apartment is very beautiful. It has a sink and a shower. The kitchen is very modern. It has (4) _______: refrigerator, washing machine, dishwasher, (5) _______, electric stove, oven, kitchen table, etc. Minh’s bedroom isn’t big, but it is very bright. There is a beautiful view from his bedroom window. Minh really (6) _______his apartment.
1. A. house B. houses C. apartment D. apartments
2. A. narrow B. comfortable C. small D. ugly
3. A. rooms B. bedrooms C. room D. bathrooms
4. A. everyone B. everything C. someone D. something
5. A. chef B. cook C. cooker D. cooking
6. A. hate B. like C. love D. loves
Choose the best answer A, B, C or D in order to complete the sentence.
1. During Covid-19, people here become __________. They are scared of infection.
A. unfriendly B. happy C. exciting D. pretty
2. There aren’t __________pretty trees in the park.
A. some B. any C. the D. a
3. __________live in a hot place and they can walk far without water.
A. Scorpions B. Giraffes C. Ostriches D. Camels
4. Crocodiles live __________water.
A. on B. under C. in D. at
5. They never go to that swimming pool. It’s __________swimming pool in the area.
A. the worst B. worse C. the worstest D. worser
Choose one sentence that has the same meaning as the root.
1. Do you want to go for a drink?
Would you like ________________________
2. No one in the class is taller than Peter.
Peter is __________________________
3. My school has 300 students.
There are _______________________
4. Peter likes watching TV after school.
Peter is interested _______________
Đáp án đề thi học kì 1 Tiếng Anh 6
Choose the word/ phrase (A, B, C or D) that best fits the space in the passage.
1 - C; 2 - B; 3 - A; 4 - B; 5 - C; 6 - D;
Choose the best answer A, B, C or D in order to complete the sentence.
1 - A; 2 - B; 3 - D; 4 - B; 5 - A;
Choose one sentence that has the same meaning as the root.
1. Do you want to go for a drink?
Would you like ____________ to go for a drink?____________
2. No one in the class is taller than Peter.
Peter is ______________the tallest in the class.____________
3. My school has 300 students.
There are ____________300 students in my school. ___________
4. Peter likes watching TV after school.
Peter is interested ______in watching TV after school._________
Đề thi Toán lớp 6 học kì 1
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM
Chọn đáp án đúng.
Câu 1. 38 đọc là:
A. Tám mũ ba
B. Ba mũ tám
C. Tám nhân ba
D. Ba nhân tám
Câu 2: Số nguyên chỉ năm có sự kiện "Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm 776 trước công nguyên" là số nào trong các số sau đây?
A. - 1776
B. 776
C. - 776
D. 1776
Câu 3. Hình nào dưới đây là hình tam giác đều?
Câu 4: Hình nào dưới đây có trục đối xứng?
PHẦN 2. TỰ LUẬN
Câu 5: Trong các số 1930, 1945, 1954, 1975. Những số nào chia hết cho 5? Vì sao?
Câu 6: Một chiếc tàu ngầm đang ở độ cao -47 m so với mực nước biển. Sau đó tàu ngầm nổi lên 18 m.
a) Viết phép tính biểu thị độ cao mới của tàu ngầm so với mực nước biển.
b) Tính độ cao mới của tàu ngầm so với mặt nước biển.
Câu 7: Bản tin dự báo thời tiết dưới đây cho biết nhiệt độ thấp nhất và nhiệt độ cao nhất ở Thủ đô Mát-xcơ-va của Liên bang Nga (tính theo độ C) trong các ngày từ 17 / 1 / 2021 đến 23 / 1 / 2021
a) Nêu nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất ở Thủ đô Mát-xcơ-va của Liên bang Nga (tính theo độ C) trong ngày 22 / 1 / 2021
b) Chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất ở Thủ đô Mát-xcơ-va của Liên bang Nga trong ngày 22 / 1 / 2021 là bao nhiêu độ C ?
Câu 8:
a) Tìm bội chung nhỏ nhất của 18 và 27.
b) Thực hiện phép tính:
Câu 9: Dùng thước và compa vẽ hình thoi ABCD biết cạnh AB = 3cm, đường chéo AC = 5cm.
Câu 10: Bạn Hoa sử dụng các ống hút dài 198 mm, để tạo lên hình bên. Mỗi ống hút được cắt thành ba đoạn bằng nhau để tạo lên ba cạnh của mỗi lục giác đều như hình bên.
a) Tính số ống hút bạn Hoa cần dùng để hoàn thành hình bên.
b) Tính tổng chiều dài của tất cả các ống hút mà bạn Hoa đã dùng.
Bảng ma trận Đề thi Toán lớp 6 học kì 1
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
vận dụng cao |
Cộng |
|||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Chương 1. Số tự nhiên. | |||||||||
Số câu |
1 |
1 |
2 |
4 |
|||||
Số điểm |
0,5 |
1,5 |
2 |
4 |
|||||
Số câu/ Hình thức |
1 |
5 |
8a, 8b |
||||||
Thành tố năng lực. |
GT |
TD |
GQVĐ |
||||||
Chương 2. Số nguyên. | |||||||||
Số câu |
1 |
2 |
2 |
5 |
|||||
Số điểm |
0,5 |
1,5 |
1 |
3 |
|||||
Số câu/ Hình thức |
2 |
6a, 7a |
6b,7b |
||||||
Thành tố năng lực. |
MHH |
MHH |
MHH |
||||||
Chương 3. Hình học trực quan. | |||||||||
Số câu |
2 |
1 |
2 |
5 |
|||||
Số điểm |
1 |
1 |
1 |
3 |
|||||
Số câu/ Hình thức |
3,4 |
9 |
10a, 10b |
||||||
Thành tố năng lực. |
TD |
CC |
MHH, CC, GQVĐ |
||||||
Tổng điểm |
2 |
3 |
4 |
1 |
10 |
Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) Mỗi câu đúng 0,2 điểm.
Hãy chọn một đáp án đúng nhất trong câu (A, B, C, D) dưới đây và ghi vào giấy kiểm tra.
Câu 1. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn.
A. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
C. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
Câu 2: Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn.
A. Kính lúp
B. Kính hiển vi
C. Kính soi nổi
D. Kính viễn vọng
Câu 3: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là?
A. Tế bào
B. Mô
C. Cơ quan
D. Hệ cơ quan
Câu 4: Ta dùng kính lúp để quan sát
A. Trận bóng đá trên sân vận động
B. Một con ruồi
C. Kích thước của tế bào virus
D. Các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay
Câu 5. Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?
A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.
B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.
C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.
D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.
Câu 6: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
B. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài
D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới
Câu 7: Vi rút chưa có cấu tạo tế bào. Tất cả các virut gồm mấy thành phần cơ bản
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 8: Vật nào dưới đây là vật sống?
A. Cây bút
B. Con dao
C. Cây chổi
D. Con chó
Câu 9. Tế bào có 3 thành phần cơ bản là
A. Màng tế bào, ti thể, nhân
B. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể
C. Màng tế bào, chất tế bào, nhân
D. Chất tế bào, lục lạp, nhân
Câu 10. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức cơ thể của cơ thể đa bào từ thấp đến cao:
A. Mô → Tế bào → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể
B. Tế bào → Mô → Cơ thể → Cơ quan → Hệ cơ quan
C. Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan→ Cơ thể
D. Mô → Tế bào → Hệ cơ quan→ Cơ quan → Cơ thể
Câu 11. Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất
A. Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước
B. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời
C. Bánh mì để lâu bị ôi thiu
D. Cơm nếp lên men thành rượu
Câu 12. Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất
A. Đường tan vào nước
B. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời
C. Tuyết tan
D. Cơm để lâu bị mốc
Câu 13. Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?
A. Thuỷ tỉnh.
B. Thép xây dựng.
C. Nhựa
D. Xi măng.
Câu 14. Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide,em nên lựa chọn cách nào dưới đây?
A. Quan sát màu sắc của 2 khí đó.
B. Ngửi mùi của 2 khí đó.
C. Oxygen duy trì sự sống và sự chảy.
D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là Oxygen, khí làm tắt nến là carbon đioxide.
Câu 15. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học?
A. Hoà tan đường vào nước.
B. Cô cạn nước đường thành đường.
C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.
D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyến sang đường ở thể lỏng.
Câu 16. Dụng cụ nào sau đây dùng để đo độ dài?
A. Thước
B. Lực kế
C. Cân
D. Bình chia độ
Câu 17. Để đo thể tích một vật, người ta dùng đơn vị:
A. kg
B. N/m3
C. m3
D. m.
Câu 18. Nhiệt kế y tế có tác dụng để làm gì?
A. Đo nhiệt độ trong các thí nghiệm.
B. Đo nhiệt độ cơ thể người.
C.Đo nhiệt độ không khí
D. .Đo các nhiệt độ âm.
Câu 19. Một học sinh đá vào quả bóng. Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng?
A. Quả bóng bị biến dạng
B. Chuyển động của quả bóng bị biến đổi
C. Không có sự biến đổi nào xảy ra
D. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
Câu 20. Để đo chiều dài cuốn sách Vật lí 6, nên chọn thước nào trong các thước sau đây là phù hợp nhất?
A. Thước 25cm có ĐCNN tới mm
B. Thước 15cm có ĐCNN tới mm
C. Thước 20cm có ĐCNN tới mm
D. Thước 25cm có ĐCNN tới cm.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Trình bày cấu tạo cơ bản của tế bào? So sánh tìm ra điểm khác nhau giữa tế bào động vật và thực vật.
Câu 2 (1 điểm). Nêu một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra. Và các biện pháp phòng ngừa
Câu 3. (1 điểm). Đổi đơn vị:
a. 4 kg = .......g
b. 500 g = ... kg
c.. 300 cm2 =.... dm3
d. 154 mm = .... m
Câu 4. (1 điểm) Nêu cách tái chế các loại rác trong gia đình?
Câu 5. (1 điểm) Lực là gì? Nêu kết quả tác dụng của lực?
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 6 Khoa học tự nhiên
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) Mỗi câu đúng 0,2 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đề 1 |
A |
B |
C |
D |
A |
B |
A |
D |
C |
C |
B |
D |
D |
D |
C |
A |
C |
B |
D |
A |
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
||
Câu 1 |
+ Màng tế bào: là thành phần có ở mọi tế bào, bao bọc tế bào chất. Màng tế bào tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường + Tế bào chất: nằm giữa màng tế bào và vùng nhân + Nhân hoặc vùng nhân: là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào - Tế bảo thực vật: có thành tế bào (tế bào thường có hình đa giác, hình chữ nhật; có lục lạp và có thể quan sát thấy một không bào trung tâm có kích thước lớn. - Tế bào động vật: không có thành tế bào, bao bên ngoài là màng (tế bào thường có dạng hình tròn hoặc không định hình); không có lục lạp |
0,5 0,5 0,5 0,5 |
||
Câu 2
|
- Bệnh sốt rét. Bệnh kiết lị - Biện pháp ngắn chặn bệnh không chỉ đơn thuần chỉ ngăn không bị muỗi đốt mà phải là các biện pháp hạn chế sự xuất hiện của muối, phát triển của muỗi như vệ sinh cá nhân, làm sạch môi trường sống, ăn uống đảm bảo vệ sinh |
0,5 0,5 |
||
Câu 3 |
|
0,5 0,5 |
||
Câu 4 |
Nêu cách tái chế các loại rác trong gia đình - Chai nhựa, chai thuỷ tỉnh, túi nylon: làm sạch và dùng lại nhiều lần. - Quần, áo cũ: đem tặng cho, cắt may lại thành quần áo mới, vật dụng mới - Đồ điện cũ, hỏng: liên lạc nhà sản xuất xem họ có thể nhận đồ cũ và tái chế - Đồ gỗ đã qua sử dụng: đem tặng hoặc đóng thành các đồ mới đơn giản, làm củi . Giấy vụn: làm giấy gói, bán để tái chế. |
0,5 0,5 0,5 0,5 |
||
Câu 5 |
- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. - Kết quả tác dụng của lực: + Làm biến đổi chuyển động của vật. + Làm vật biến dạng. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
Đề thi môn Lịch sử Địa lý lớp 6 học kì 1
Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng trong những câu sau (Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm)
I. ĐỊA LÍ
Câu 1. Trái Đất có dạng hình gì?
A. Hình tròn.
B. Hình vuông.
C. Hình cầu.
D. Hình bầu dục.
Câu 2. Trái Đất có bán kính ở Xích đạo là
A. 6387 km.
B. 6356 km.
C. 6378 km.
D. 6365 km.
Câu 3. Đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) làm thành một góc
A. 23027’.
B. 27023’.
C. 66033’.
D. 33066’.
Câu 4. Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau?
A. 21 giờ.
B. 23 giờ.
C. 24 giờ.
D. 22 giờ.
Câu 5. So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc
A. 23027’.
B. 56027’.
C. 66033’.
D. 32027’.
Câu 6. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng nào sau đây?
A. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.
B. Hiện tượng mùa trong năm.
C. Ngày đêm nối tiếp nhau.
D. Sự lệch hướng chuyển động.
Câu 7. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể là hệ quả của chuyển động nào sau đây?
A. Chuyển động xung quanh các hành tinh của Trái Đất.
B. Sự chuyển động tịnh tiến của Trái Đất.
C. Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
D. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do
A. Ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào.
B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.
C. Các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên.
D. Trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo.
Câu 9. Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục những địa điểm nào sau đây không thay đổi vị trí?
A. Hai cực.
B. Hai chí tuyến.
C. Xích đạo.
D. Vòng cực.
Câu 10. Ở bán cầu Bắc từ ngày 23/9 đến ngày 21/3 hiện tượng ngày và đêm diễn ra thế nào?
A. Ngày ngắn hơn đêm.
B. Ngày và đêm khác nhau.
C. Ngày dài hơn đêm.
D. Ngày và đêm bằng nhau.
Câu 11. Từ hai cực đi về Xích đạo, chênh lệch giữa ngày và đêm có đặc điểm nào sau đây?
A. Càng tăng.
B. Khác nhau theo mùa.
C. Càng giảm.
D. Tùy theo mỗi nửa cầu.
Câu 12. Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian nào sau đây?
A. Một ngày đêm.
B. Một năm.
C. Một tháng.
D. Một mùa.
Câu 13. Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?
A. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.
B. Ở 2 cực và vùng ôn đới.
C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.
D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo.
Câu 14. Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?
A. Ngày 22/6 và ngày 22/12.
B. Ngày 21/3 và ngày 23/9.
C. Ngày 22/6 và ngày 22/12.
D. Ngày 22/3 và ngày 22/9.
Câu 15. Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban ngày diễn ra thế nào?
A. Khó xác định.
B. Dài nhất.
C. Bằng ban đêm.
D. Ngắn nhất.
Câu 16. Khu vực nào sau đây có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm?
A. Vòng cực.
B. Cực.
C. Chí tuyến.
D. Xích đạo.
II. LỊCH SỬ
Câu 17. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, con người tình cờ phát hiện ra kim loại nào?
A. Sắt.
B. Chì.
C. Bạc.
D. Đồng đỏ.
Câu 18. Xã hội nguyên thủy ở Việt Nam có những chuyển biến quan trọng vào thời gian nào?
A. Hơn 5000 năm TCN.
B. Hơn 4000 năm TCN.
C. Hơn 3000 năm TCN.
D. Hơn 2000 năm TCN.
Câu 19. Các nền văn hóa gắn với thời kì chuyển biến của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam là
A. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.
B. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Óc Eo.
C. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Núi Đọ.
D. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Hoa Lộc.
Câu 20. Công cụ lao động bằng chất liệu nào đã giúp người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú?
A. Đá.
B. Gỗ.
C. Kim loại.
D. Nhựa.
Câu 21. Những nhà nước cổ đại đầu tiên của Trung Quốc đã ra đời trên vùng đất màu mỡ của hai con sông nào?
A. Sông Ấn và sông Hằng.
B. Sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát.
C. Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang.
D. Sông Mã và sông Cả.
Câu 22. Thời cổ đại ở Trung Quốc kéo dài khoảng bao nhiêu năm?
A. Khoảng 2000 năm.
B. Khoảng 3000 năm.
C. Khoảng 4000 năm.
D. Khoảng 5000 năm.
Câu 23. Thời cổ đại ở Trung Quốc gắn với ba triều đại nối tiếp nhau là nhà Hạ, nhà Thương và
A. nhà Hán.
B. nhà Tùy.
C. nhà Đường.
D. nhà Chu.
Câu 24. Ai là người đã thống nhất Trung Quốc?
A. Lã Bất Vi.
B. Thương Ưởng.
C. Triệu Cơ.
D. Tần Doanh Chính.
Câu 25. Từ năn 221 TCN – 206 TCN là thời gian tồn tại của triều đại nào ở Trung Quốc?
A. Nhà Hán.
B. Nhà Tần.
C. Nhà Đường.
D. Nhà Tùy.
Câu 26. Trường phái tư tưởng nổi bật ở Trung Quốc cổ đại là gì?
A. Lão giáo.
B. Công giáo.
C. Nho gia.
D. Phật giáo.
Câu 27. Chữ viết của người Trung Quốc là
A. chữ tượng thanh.
B. chữ tượng hình.
C. chữ hình nêm.
D. chữ Phạn.
Câu 28. Đâu là phát minh của người Trung Quốc?
A. Kĩ thuật làm giấy.
B. Chữ số 0.
C. Chữ La-tinh.
D. Bê tông.
Câu 29. Lãnh thổ Hy Lạp cổ đại chủ yếu nằm ở phía nam
A. bán đảo Đông Dương.
B. bán đảo Ban-căng.
C. đảo Phú Quý.
D. đảo Phú Quốc.
Câu 30. Cảng biển nổi tiếng nhất của Hy Lạp cổ đại là
A. cảng Hamburg.
B. cảng Rotterdam.
C. cảng Antwer.
D. cảng Pi-rê (Piraeus).
Câu 31. Hệ thống chữ viết của người Hy Lạp cổ đại gồm bao nhiêu chữ cái?
A. 22 chữ cái.
B. 23 chữ cái.
C. 24 chữ cái.
D. 25 chữ cái.
Câu 32. Đâu là kiệt tác kiến trúc của Hy Lạp cổ đại?
A. Đền A-tê-na.
B. Nhà hát Đi-ô-ni-xốt.
C. Tượng thần Zeus.
D. Đền Pác-tê-nông.
Câu 33. Nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại là
A. bán đảo I-ta-li-a.
B. bán đảo Ả rập.
C. đảo Greenland.
D. đảo Madagascar.
Câu 34. Hình thức nhà nước ban đầu của La Mã cổ đại là gì?
A. Nhà nước cộng hòa không có vua.
B. Nhà nước cộng hòa có vua.
C. Nhà nước dân chủ.
D. Nhà nước phong kiến.
Câu 35. Hệ thống chữ La-tinh đã ra đời trên cơ sở tiếp thu chữ cái của người
A. Ai Cập.
B. Ấn Độ.
C. Lưỡng Hà.
D. Hy Lạp.
Câu 36. Hệ thống chữ La-tinh bao gồm 26 chữ cái là nền tảng cho hơn
A. 100 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.
B. 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.
C. 300 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.
D. 400 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.
Câu 37. Chữ số của người La Mã có mấy chữ cái cơ bản?
A. 4 chữ cái cơ bản.
B. 5 chữ cái cơ bản.
C. 6 chữ cái cơ bản.
D. 7 chữ cái cơ bản.
Câu 38. Người La Mã đã xây dựng được những công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga nhờ phát minh ra
A. sắt.
B. thép.
C. gạch.
D. bê tông.
Câu 39. Biểu tượng của La Mã cổ đại là gì?
A. Quảng trường Rô-ma.
B. Đường Áp-pi-a.
C. Chữ cái La-tinh.
D. Chữ số La Mã.
Câu 40. La Mã đã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế từ năm nào?
A. Năm 25 TCN.
B. Năm 26 TCN.
C. Năm 27 TCN.
D. Năm 28 TCN.
Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Công nghệ
I. Trắc nghiệm (4 điểm) Em hãy lựa chọn phương án đúng nhất.
Câu 1. Loại vải nào sau đây khi đốt tro bóp không tan?
a. Vải sợi thiên nhiên.
b. Vải sợi tổng hợp.
c. Vải cotton
d. Vải tơ tằm.
Câu 2. Trong ngày hè, người ta thường chọn mặc vải tơ tằm vì sao?
a. Vải có độ hút ẩm cao, thoáng mát.
b. Vải có độ hút ẩm thấp.
c. Vải phồng, giữ ấm.
d. Vải mềm, dễ rách.
Câu 3. Vải sợi thiên nhiên có thành phần sợi vải
a. 35% cotton, 65% polyeste.
b. 100% xatanh.
c. 100% cotton.
d. 100% nilon.
Câu 4. Vải nào bị cứng lại trong nước?
a. Vải sợi thiên nhiên.
b. Vải sợi tổng hợp.
c. Vải tơ tằm.
d. Vải sợi nhân tạo.
Câu 5. Khi lựa chọn chỗ nghỉ ngơi, em cần lựa chọn đảm bảo tiêu chí
a. yên tĩnh.
b. sáng, thoáng.
c. trang nghiêm.
d. sắp xếp thật ít đồ đạc.
Câu 6. Khi sắp xếp đồ đạc trong căn phòng có diện tích hẹp cần chú ý
a. sắp xếp đồ đạc hợp lý, không chừa lối đi.
b. không cần sắp xếp, không chừa lối đi
c. không cần sắp xếp, chừa lối đi.
d. sắp xếp đồ đạc hợp lý, chừa lối đi.
Câu 7. Cắm hoa trang trí bàn học nên chọn:
a. cắm dạng thẳng, bình cao, ít hoa.
b. cắm dạng toả tròn, bình cao, nhiều hoa.
c. cắm dạng toả tròn, bình thấp, nhiều hoa.
d. cắm dạng nghiêng, bình cao, nhiều hoa.
Câu 8. Sau khi sử dụng đồ dùng xong em nên làm gì?
a. cất vào nơi đã quy định sẵn.
b. cất vào một vị trí bất kì trong nhà
c. tiện đâu em để đó.
d. không cần cất giữ.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 9. (2 điểm) Em hãy trình bày cách chọn vải, kiểu may, màu sắc, trang phục đi kèm khi em đi lao động trong trường?
Câu 10. (2 điểm) Trình bày cách sử dụng đồ điện trong gia đình?
Câu 11. (2 điểm) Em cần làm gì để sắp xếp đồ điện hợp lí?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Công nghệ 6 năm 2022 - 2023
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
b | a | c | d | a | d | a | a |
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 9 2 điểm |
- Chọn loại vải hút ẩm cao như: vải bông, nhân tạo… - Kiểu may đơn giản, rộng - Chọn màu tối: đen, xanh sẫm……. - Chọn giày ba ta, dép thấp |
0,5 0,5 0,5 0,5 |
Câu 10 2 điểm |
Bước 1 : Sử dụng đồ điện phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Bước 2: Sắp xếp đồ điện gọn gàng. Bước 3: Sử dụng tiết kiệm. Bước 4 : Đặt đồ điện phù hợp vị trí không gian nhà ở. |
0,5 0,5 0,5 0,5 |
Câu 11 2 điểm |
- Chọn đồ dùng phù hợp không gian nhà ở. - Thường xuyên vệ sinh đồ điện sạch sẽ. - Sử dụng tiết kiệm an toàn |
0,5 0,75 0,75 |
Đề thi cuối học kì 1 lớp 6 môn GDCD
Câu 1. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?
A. Gia đình văn hóa, có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự.
B. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc.
C. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí.
D. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Câu 2. Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở thái độ làm việc một cách
A. Lười biếng.
B. Hời hợt.
C. Nông nổi.
D. Cần cù.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của sống tự lập?
A. Từ chối khám phá cuộc sống
B. Đánh mất kĩ năng sinh tồn
C. Giúp cá nhân được mọi người kính trọng
D. Ngại khẳng định bản thân
Câu 4. Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?
A. Mọi người yêu quý và kính trọng.
B. Mọi người xa lánh.
C. Mọi người coi thường.
D. Người khác nể và yêu quý.
Câu 5. Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, luôn luôn bảo vệ
A. số ít.
B. số đông.
C. tự do.
D. sự thật.
Câu 6. Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm và không
A. để cao lợi ích bản thân mình.
B. lệ thuộc vào cái tôi cá nhân.
C. tôn trọng lợi ích của tập thể.
D. phụ thuộc vào người khác
Câu 7. Làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên hoàn thành tốt các công việc là biểu hiện của người có đức tính
A. tự ti.
B. siêng năng.
C. tự ái.
D. lam lũ.
Câu 8. Khi cá nhân biết tôn trọng sự thật, sẽ giúp con người nâng cao phẩm giá bản thân, góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp và được mọi người
A. yêu mến.
B. sùng bái.
C. khinh bỉ.
D. cung phụng.
Câu 9. Biểu hiện của tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng
A. niềm tin.
B. sự thật.
C. mệnh lệnh.
D. sở thích.
Câu 10. Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Có thêm tiền tiết kiệm.
B. Có rất nhiều bạn bè.
C. Không phải lo về việc làm.
D. Có thêm kinh nghiệm.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?
A. Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi.
B. Tôn trọng sự thật khiến cho các mối quan hệ xấu đi.
C. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải.
D. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng hơn.
Câu 12. Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây?
A. Giúp đỡ người khác.
B. Yêu thương con người.
C. Đồng cảm và thương hại.
D. Thương hại người khác.
Câu 13. Hành vi nào dưới đây góp phần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì?
A. Làm việc theo sở thích cá nhân.
B. Ỷ nại vào người khác khi làm việc.
C. Vượt mọi khó khăn để đạt mục tiêu.
D. Từ bỏ mọi việc khi gặp khó khăn.
Câu 14. Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về biểu hiện của tôn trọng sự thật?
A. Không ai biết thì không nói sự thật.
B. Nói bí mật của người khác cho bạn nghe.
C. Chỉ cần trung thực với cấp trên là đủ.
D. Không chấp nhận sự giả tạo, lừa dối.
Câu 15. Lòng yêu thương con người
A. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ.
B. xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn.
C. xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng.
D. làm những điều có hại cho người khác.
Câu 16. Cách cư xử nào dưới đây thể hiện là người biết tôn trọng sự thật?
A. Lắng nghe, phân tích để chọn ý kiến đúng nhất.
B. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
C. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình đến cùng.
D. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.
Câu 17. Việc làm nào dưới đây không thể hiện người có tính tính tự lập?
A. Học bài cũ và chuẩn bị bài cũ.
B. Đi học đúng giờ.
C. Học kinh doanh để kiếm thêm thu nhập.
D. Chủ động chép bài của bạn.
Câu 18. Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên chúng ta giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình dòng họ?
A. Vung tay quá chán.
B. Có đi có lại mới toại lòng nhau.
C. Giấy rách phải giữ lấy lề.
D. Qua cầu rút ván.
Câu 19. Câu nào dưới đây nói về biểu hiện của không tôn trọng sự thật?
A. Sự thật mất lòng.
B. Ăn ngay nói thẳng.
C. Cây ngay không sợ chết đứng.
D. Ném đá giấu tay.
Câu 20. Việc làm nào dưới đây thể hiện người có tính tự lập?
A. Bố mẹ chở đi học tới trường.
B. Tự giác học và làm bài tập.
C. Thường xuyên nhờ bạn làm bài.
D. Thường xuyên ỷ nại vào giúp việc.
Câu 21. Biểu hiện của tôn trọng sự thật là
A. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình.
B. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.
C. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.
D. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.
Câu 22. Việc làm nào dưới đây thể hiện người không có tính tự lập?
A. Luôn làm theo ý mình, không nghe người khác
B. Tự thức dậy đi học đúng giờ.
C. Tự giác dọn phòng ít nhất 3 lần mỗi tuần.
D. Tự gấp chăn màn sau khi ngủ dậy.
Câu 23. Hành vi nào dưới đây thể hiện cá nhân biết tôn trọng sự thật?
A. Mọi việc luôn dĩ hòa vi quý.
B. Làm việc không liên quan đến mình
C. Cố gắng không làm mất lòng ai
D. Phê phán những việc làm sai trái
Câu 24. Nhà bạn Hương ở gần trường nhưng bạn rất hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi lí do, Hương luôn trả lời: “Tại bố mẹ không gọi mình dậy sớm” nên không đi học được. Việc làm này thể hiện bạn Hương chưa biết rèn luyện phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Tự lập.
B. Yêu thương con người.
C. Đi học sớm.
D. Tự nhận thức bản thân.
Câu 25. Anh Luận là người dân tộc Mường được bình chọn là Doanh nhân trẻ xuất sắc. Tuy gia đình khó khăn nhưng anh vẫn cố gắng học và đã thi đỗ vào trường đại học. Để có tiền đóng học phí và sinh hoạt, anh đã làm thêm nhiều việc: phát tờ rơi, gia sư, phục vụ bàn…Ra trường, anh trở về quê hương làm thuê, tự tích lũy tiền và bắt đầu kinh doanh cà phê. Doanh nghiệp của anh càng ngày phát triển, tạo công ăn việc làm cho nhiều người ở buôn làng. Phẩm chất đạo đức nào đã giúp anh Luận đạt được thành công trong cuộc sống?
A. Ỷ nại.
B. Tiết kiệm.
C. Tự ti.
D. Tự lập.
Câu 26. Bạn Q năm nay học lớp 9, bạn thường xuyên lấy cớ là năm học cuối cấp nên ngoài việc học bạn không làm việc gì cả, việc nhà thường để anh chị làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện bạn Q chưa có phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Tự lập.
B. Ỷ lại.
C. Ích kỷ.
D. Chăm chỉ .
Câu 27. Buổi tối, Hải làm bài tập Tiếng Anh. Những bài đầu Hải giải rất nhanh, nhưng đến các bài sau Hải đọc thấy khó quá bèn suy nghĩ: “Mình sẽ không làm nữa, sang nhà bạn Hoàng giải hộ”. Việc làm của Hải trong tình huống trên thể hiện bạn thiếu đức tính gì?
A. Tự nhận thức bản thân.
B. Đối phó với tình huống nguy hiểm.
C. Siêng năng, kiên trì
D. Yêu thương con người.
Câu 28. Được sự động viên của thầy cô và gia đình, sau khi được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi cấp thành phố, Hưng đã tự giác, miệt mài ôn tập. Hàng ngày bạn thường xuyên tìm đọc các loại sách tham khảo để củng cố kiến thức. Tìm hiểu các cách giải hay trên mạng chỗ nào không hiểu bạn liên hệ với thầy cô giáo để được giúp đỡ. Không bao giờ Hưng chịu bỏ cuộc khi gặp những bài tập khó. Nhờ vậy mà trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, Hưng đã đạt giải nhất. Phẩm chất đạo đức nào đã giúp Hưng đạt được nhiều thành công như vậy
A. Tự nhận thức bản thân.
B. Siêng năng, kiên trì
C. Đối phó với tình huống nguy hiểm.
D. Yêu thương con người.
Câu 29. Tuổi thơ của An đã gắn bó với tiếng đàn bầu vì bà ngoại và mẹ của An đều là nghệ sĩ đàn bầu nổi tiểng. Từ nhỏ, An đã được tập đàn cùng bà và mẹ. Giờ đây, kĩ thuật đánh đàn của An đã khá điêu luyện. An luôn mong muốn sẽ có nhiều cơ hội mang nét độc đáo của tiếng đàn bầu Việt Nam giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế. Việc làm này thể hiện bạn An đã thực hiện tốt nội dung nào dưới đây?
A. Phát huy truyền thống gia đình.
B. Tự nhận thức bản thân
C. Siêng năng, kiên trì
D. Lợi dụng dịp tết để vụ lợi.
Câu 30. Vừa xin mẹ tiền đóng học phí nhưng Long lại dùng số tiền đó để la cà ăn vặt sau mỗi giờ tan học. Khi cô giáo hỏi Long đã trả lời với cô giáo là Long đã đánh rơi số tiền ấy. Thấy vậy Nam đã khuyên Long nhận lỗi với mẹ và cô giáo. Hành động của Nam là thể hiện bạn là người
A. Tôn trọng pháp luật
B. Tôn trọng sự thật
C. Tự nhận thức bản thân
D. Giữ chữ tín.
Câu 31. Hân và Nam là học sinh lớp 7 trường Trung học cơ sở X. Một hôm, hai bạn đang trên đường đi học về thì thấy hai thanh niên đi ngược chiều đâm ngã một người phụ nữ rồi bỏ chạy. Hân và Nam thấy người phụ nữ bị thương nặng, đã cùng mọi người giúp đõ sơ cứu vế thương cho người bị nạn. Việc làm trên thể hiện hai bạn đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây
A. Tự nhận thức bản thân.
B. Yêu thương con người.
C. Đối phó với tình huống nguy hiểm.
D. Siêng năng, kiên trì
Câu 32. Ngọc và Lâm vừa tham gia hội thao của trường về. Trong lúc đi đường, hai bạn nói chuyện với nhau, Ngọc nói: “Rõ ràng là Tùng đã chơi gian lận mới giành chiến thắng, hay là mình báo với cô đi”. Lâm nói: “Thôi, mình coi như không biết đi, nói ra Tùng lại ghét chúng mình đấy”. Bạn Tùng chưa thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Tôn trọng sự thật
B. Tôn trọng pháp luật
C. Giữ chữ tín
D. Tự nhận thức bản thân.
Chuyên mục Đề thi học kì 1 lớp 6 đầy đủ các môn học sách mới: Toán, Ngữ Văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Tiếng Anh, Tin học, Công dân, Công nghệ liên tục được TimDapAncập nhật các đề thi mới nhất.