Đề thi Lịch sử - Địa lí lớp 6 học kì 1 Chân trời sáng tạo bao gồm 4 đề thi có đáp án được biên tập bám sát chương trình SGK Lịch sử Địa lí 6 CTST giúp các em ôn tập hiệu quả.

A. Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 6 CTST - Đề 1

1. Đề thi Lịch sử Địa lí 6 HK1

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) - Thời gian: 30 phút

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà ý em cho là đúng nhất:

Câu 1. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng nào sau đây?

A. Hiện tượng mùa trong năm.

B. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.

C. Ngày đêm nối tiếp nhau.

D. Sự lệch hướng chuyển động.

Câu 2. Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động

A. xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

B. tự quay quanh trục của Trái Đất.

C. xung quanh các hành tinh của Trái Đất.

D. tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Câu 3. Khu vực nào sau đây quanh năm có ngày đêm bằng nhau?

A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Ôn đới. D. Vòng cực.

Câu 4. Hành tinh đứng đầu tiên trong Hệ Mặt Trời là

A. Sao Kim. B. Sao Thủy. C. Trái Đất. D. Sao Hỏa.

Câu 5. Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới là

A. Thái Bình Dương. B. Đại Tây Dương.

C. Ấn Độ Dương. D. Địa Trung Hải.

Câu 6. Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 7. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Các dãy núi cao, núi lửa và bão hình thành.

B. Động đất, núi lửa và lũ lụt xảy ra nhiều nơi.

C. Mắc ma trào lên và tạo ra các dãy núi ngầm.

D. Bão lũ, mắc ma phun trào diễn ra diện rộng.

Câu 8. Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Nơi tiếp xúc của mảng Nam Mĩ, Âu - Á với các mảng xung quanh.

B. Nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á, Bắc Mĩ với các mảng xung quanh.

C. Nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Australia với các mảng xung quanh.

D. Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.

Câu 9. Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được xác lập dưới thời kì cai trị của triều đại nào?

A. Nhà Tần. B. Nhà Thương. C. Nhà Chu. D. Nhà Hạ.

Câu 10. Cơ quan nào dưới đây không thuộc bộ máy tổ chức của nhà nước A-ten?

A. Đại hội nhân dân. B. Viện Nguyên lão.

C. Hội đồng 500 người. D. Hội đồng 10 tướng lĩnh.

Câu 11. Công trình kiến trúc nào dưới đây không do người La Mã cổ đại tạo ra?

A. Đền Pác-tê-nông. B. Đền Pan-tê-ông.

C. Đấu trường Cô-lô-sê. D. Khải hoàn môn.

Câu 12. Vương quốc nào phát triển nhất ở khu vực Đông Nam Á trong khoảng bảy thế kỉ đầu

Công nguyên?

A. Chăm-pa. B. Phù Nam. C. Tha-tơn. D. Pê-gu.

Câu 13. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu ở Đông Nam Á trước thế kỉ X là

A. đền Bô-rô-bu-đua. B. đền Ăng-co Vát.

C. cổng I-sơ-ta (thành Ba-bi-lon). D. khải hoàn môn.

Câu 14. Tôn giáo nào của Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ tại Phù Nam, các vương quốc trên

đảo Su-ma-tra, đảo Gia-va?

A. Hồi giáo. B. Phật giáo. C. Thiên Chúa giáo. D. Đạo giáo.

Câu 15. Nhóm người đầu tiên đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà là

A. người Lào Lùm. B. người Ba Tư.

C. người Xu-me. D. người Lào Thơng.

Câu 16. Cư dân Ai Cập cổ cư trú ở vùng lưu vực

A. sông Ấn. B. sông Hằng. C. sông Hoàng Hà. D. sông Nin.

II. TỰ LUẬN: (6 điểm):

Câu 1. (1.5 điểm) Trình bày một vài nét chính về đặc điểm của tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển ?

Câu 2. (1.5 điểm) Nêu những điểm chung về điều kiện tự nhiên giữa Hy Lạp và La Mã cổ đại ?

Câu 3. (1.5 điểm) Dựa vào hình 10.2 và kiến thức đã học, em hãy:

a. Kể tên một số dạng địa hình phổ biến ?

b. Cho biết sự khác nhau giữa địa hình núi và đồng bằng ?

Câu 4. (1.5 điểm) Bằng sự hiểu biết và sự quan sát sơ đồ 5.5, em hãy cho biết:

a. Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân hóa xã hội thành “người giàu” và “người nghèo” ?

b. Vì sao xã hội nguyên thủy ở phương Đông không phân hóa triệt để ?

2. Đáp án đề thi học kì 1 LSĐL 6 CTST

TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm)Mỗi ý đúng (0.25 đ)

1A

2B

3A

4B

5A

6B

7C

8D

9A

10B

11A

12B

13A

14B

15C

16D

TỰ LUẬN: ( 6 điểm)

Câu 1. ( 1.5 điểm) Trình bày một vài nét chính về đặc điểm của tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển ?

* Đặc điểm của tầng đối lưu

- Không khí bị xáo trộn mạnh, xảy ra các hiện tượng tự nhiên: mây, mưa,…

- Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ giảm

* Đặc điểm của tầng bình lưu

- Có lớp ôdôn ngăn cản tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.

- Không khí chuyển động thành luồng ngang.

* Đặc điểm của các tầng cao của khí quyển

- Không khí cực loãng.

- Ít ảnh hưởng trực tiếp tới thiên nhiên và đời sống con người trên mặt đất.

Câu 2. (1.5 điểm) Nêu những điểm chung về điều kiện tự nhiên giữa Hy Lạp và La Mã cổ đại.

- Nằm ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, vịnh biển,...

- Địa hình bị chia cắt bởi biển, núi đồi, cao nguyên,...

- Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn khô.

- Giàu tài nguyên thiên nhiên.

Câu 3. (1.5 điểm)

Một số dạng địa hình phổ biến:đồng bằng, đồi, cao nguyên và núi.

Sự khác nhau của các dạng địa hình núi và đồng bằng

Dạng địa hình

Độ cao

Hình thái

Núi

Độ cao của núi so với mực nước biển từ 500m trở lên.

Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

Đồng bằng

Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m.

Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

Câu 4. (1.5 điểm) a. Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa xã hội thành “người giàu” và “người nghèo” là do:

+ Tình trạng “tư hữu” của một số người có chức quyền trong thị tộc, bộ lạc đã chiếm hữu một phần của cải tập thể thành của riêng

+ Điều này khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ; xã hội dần có sự phân hóa.

Xã hội nguyên thủy ở phương Đông không phân hóa triệt để là do:

+ Ở phương Đông, vào cuối thời nguyên thủy, cư dân đã sinh sống và canh tác nông nghiệp ven các dòng sông lớn. Họ thường sống quây quần, gắn bó với nhau để cùng làm thủy lợi (đắp đê, đào kênh, mương…), cùng sản xuất nông nghiệp.

+ Do đó, mối quan hệ giữa người với người vẫn rất gần gũi, thân thiết.

=> xã hội phân hóa không triệt để.

B. Đề thi môn Lịch sử Địa lý lớp 6 học kì 1 CTST - Đề 2

1. Đề thi môn Lịch sử Địa lý lớp 6 học kì 1

Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng trong những câu sau (Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm)

I. ĐỊA LÍ

Câu 1. Trái Đất có dạng hình gì?

A. Hình tròn.

B. Hình vuông.

C. Hình cầu.

D. Hình bầu dục.

Câu 2. Trái Đất có bán kính ở Xích đạo là

A. 6387 km.

B. 6356 km.

C. 6378 km.

D. 6365 km.

Câu 3. Đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) làm thành một góc

A. 23027’.

B. 27023’.

C. 66033’.

D. 33066’.

Câu 4. Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau?

A. 21 giờ.

B. 23 giờ.

C. 24 giờ.

D. 22 giờ.

Câu 5. So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc

A. 23027’.

B. 56027’.

C. 66033’.

D. 32027’.

Câu 6. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng nào sau đây?

A. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.

B. Hiện tượng mùa trong năm.

C. Ngày đêm nối tiếp nhau.

D. Sự lệch hướng chuyển động.

Câu 7. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể là hệ quả của chuyển động nào sau đây?

A. Chuyển động xung quanh các hành tinh của Trái Đất.

B. Sự chuyển động tịnh tiến của Trái Đất.

C. Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

D. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do

A. Ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào.

B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.

C. Các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên.

D. Trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 9. Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục những địa điểm nào sau đây không thay đổi vị trí?

A. Hai cực.

B. Hai chí tuyến.

C. Xích đạo.

D. Vòng cực.

Câu 10. Ở bán cầu Bắc từ ngày 23/9 đến ngày 21/3 hiện tượng ngày và đêm diễn ra thế nào?

A. Ngày ngắn hơn đêm.

B. Ngày và đêm khác nhau.

C. Ngày dài hơn đêm.

D. Ngày và đêm bằng nhau.

Câu 11. Từ hai cực đi về Xích đạo, chênh lệch giữa ngày và đêm có đặc điểm nào sau đây?

A. Càng tăng.

B. Khác nhau theo mùa.

C. Càng giảm.

D. Tùy theo mỗi nửa cầu.

Câu 12. Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian nào sau đây?

A. Một ngày đêm.

B. Một năm.

C. Một tháng.

D. Một mùa.

Câu 13. Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?

A. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.

B. Ở 2 cực và vùng ôn đới.

C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.

D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo.

Câu 14. Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?

A. Ngày 22/6 và ngày 22/12.

B. Ngày 21/3 và ngày 23/9.

C. Ngày 22/6 và ngày 22/12.

D. Ngày 22/3 và ngày 22/9.

Câu 15. Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban ngày diễn ra thế nào?

A. Khó xác định.

B. Dài nhất.

C. Bằng ban đêm.

D. Ngắn nhất.

Câu 16. Khu vực nào sau đây có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm?

A. Vòng cực.

B. Cực.

C. Chí tuyến.

D. Xích đạo.

II. LỊCH SỬ

Câu 17. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, con người tình cờ phát hiện ra kim loại nào?

A. Sắt.

B. Chì.

C. Bạc.

D. Đồng đỏ.

Câu 18. Xã hội nguyên thủy ở Việt Nam có những chuyển biến quan trọng vào thời gian nào?

A. Hơn 5000 năm TCN.

B. Hơn 4000 năm TCN.

C. Hơn 3000 năm TCN.

D. Hơn 2000 năm TCN.

Câu 19. Các nền văn hóa gắn với thời kì chuyển biến của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam là

A. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.

B. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Óc Eo.

C. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Núi Đọ.

D. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Hoa Lộc.

Câu 20. Công cụ lao động bằng chất liệu nào đã giúp người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú?

A. Đá.

B. Gỗ.

C. Kim loại.

D. Nhựa.

Câu 21. Những nhà nước cổ đại đầu tiên của Trung Quốc đã ra đời trên vùng đất màu mỡ của hai con sông nào?

A. Sông Ấn và sông Hằng.

B. Sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát.

C. Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang.

D. Sông Mã và sông Cả.

Câu 22. Thời cổ đại ở Trung Quốc kéo dài khoảng bao nhiêu năm?

A. Khoảng 2000 năm.

B. Khoảng 3000 năm.

C. Khoảng 4000 năm.

D. Khoảng 5000 năm.

Câu 23. Thời cổ đại ở Trung Quốc gắn với ba triều đại nối tiếp nhau là nhà Hạ, nhà Thương và

A. nhà Hán.

B. nhà Tùy.

C. nhà Đường.

D. nhà Chu.

Câu 24. Ai là người đã thống nhất Trung Quốc?

A. Lã Bất Vi.

B. Thương Ưởng.

C. Triệu Cơ.

D. Tần Doanh Chính.

Câu 25. Từ năn 221 TCN – 206 TCN là thời gian tồn tại của triều đại nào ở Trung Quốc?

A. Nhà Hán.

B. Nhà Tần.

C. Nhà Đường.

D. Nhà Tùy.

Câu 26. Trường phái tư tưởng nổi bật ở Trung Quốc cổ đại là gì?

A. Lão giáo.

B. Công giáo.

C. Nho gia.

D. Phật giáo.

Câu 27. Chữ viết của người Trung Quốc là

A. chữ tượng thanh.

B. chữ tượng hình.

C. chữ hình nêm.

D. chữ Phạn.

Câu 28. Đâu là phát minh của người Trung Quốc?

A. Kĩ thuật làm giấy.

B. Chữ số 0.

C. Chữ La-tinh.

D. Bê tông.

Câu 29. Lãnh thổ Hy Lạp cổ đại chủ yếu nằm ở phía nam

A. bán đảo Đông Dương.

B. bán đảo Ban-căng.

C. đảo Phú Quý.

D. đảo Phú Quốc.

Câu 30. Cảng biển nổi tiếng nhất của Hy Lạp cổ đại là

A. cảng Hamburg.

B. cảng Rotterdam.

C. cảng Antwer.

D. cảng Pi-rê (Piraeus).

Câu 31. Hệ thống chữ viết của người Hy Lạp cổ đại gồm bao nhiêu chữ cái?

A. 22 chữ cái.

B. 23 chữ cái.

C. 24 chữ cái.

D. 25 chữ cái.

Câu 32. Đâu là kiệt tác kiến trúc của Hy Lạp cổ đại?

A. Đền A-tê-na.

B. Nhà hát Đi-ô-ni-xốt.

C. Tượng thần Zeus.

D. Đền Pác-tê-nông.

Câu 33. Nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại là

A. bán đảo I-ta-li-a.

B. bán đảo Ả rập.

C. đảo Greenland.

D. đảo Madagascar.

Câu 34. Hình thức nhà nước ban đầu của La Mã cổ đại là gì?

A. Nhà nước cộng hòa không có vua.

B. Nhà nước cộng hòa có vua.

C. Nhà nước dân chủ.

D. Nhà nước phong kiến.

Câu 35. Hệ thống chữ La-tinh đã ra đời trên cơ sở tiếp thu chữ cái của người

A. Ai Cập.

B. Ấn Độ.

C. Lưỡng Hà.

D. Hy Lạp.

Câu 36. Hệ thống chữ La-tinh bao gồm 26 chữ cái là nền tảng cho hơn

A. 100 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.

B. 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.

C. 300 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.

D. 400 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.

Câu 37. Chữ số của người La Mã có mấy chữ cái cơ bản?

A. 4 chữ cái cơ bản.

B. 5 chữ cái cơ bản.

C. 6 chữ cái cơ bản.

D. 7 chữ cái cơ bản.

Câu 38. Người La Mã đã xây dựng được những công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga nhờ phát minh ra

A. sắt.

B. thép.

C. gạch.

D. bê tông.

Câu 39. Biểu tượng của La Mã cổ đại là gì?

A. Quảng trường Rô-ma.

B. Đường Áp-pi-a.

C. Chữ cái La-tinh.

D. Chữ số La Mã.

Câu 40. La Mã đã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế từ năm nào?

A. Năm 25 TCN.

B. Năm 26 TCN.

C. Năm 27 TCN.

D. Năm 28 TCN.

Phần II. Tự luận

Câu 1.

a. Điều kiện tự nhiên của Hi Lạp cổ đại có điểm gì nổi bật?

b. Điều kiện tự nhiên có tác động như thế nào đến sự phát triển của Hy Lạp cổ đại?

Câu 2.

Kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Trình bày đặc điểm chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời?

2. Đáp án Đề thi cuối học kì 1 lớp 6 môn Lịch sử Địa lý

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

C. Hình cầu.

0,25

2

C. 6378 km.

0,25

3

A. 23027’.

0,25

4

C. 24 giờ.

0,25

5

C. 66033’.

0,25

6

B. Hiện tượng mùa trong năm.

0,25

7

D. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

0,25

8

B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.

0,25

9

A. Hai cực.

0,25

10

A. Ngày ngắn hơn đêm.

0,25

11

C. Càng giảm.

0,25

12

A. Một ngày đêm.

0,25

13

D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo.

0,25

14

B. Ngày 21/3 và ngày 23/9.

0,25

15

B. Dài nhất.

0,25

16

B. Cực.

0,25

17

D. Đồng đỏ.

0,25

18

B. Hơn 4000 năm TCN.

0,25

19

A. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.

0,25

20

C. Kim loại.

0,25

21

C. Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang.

0,25

22

A. Khoảng 2000 năm.

0,25

23

D. nhà Chu.

0,25

24

D. Tần Doanh Chính.

0,25

25

B. Nhà Tần.

0,25

26

C. Nho gia.

0,25

27

B. chữ tượng hình.

0,25

28

A. Kĩ thuật làm giấy.

0,25

29

B. bán đảo Ban-căng.

0,25

30

D. Cảng Pi-rê (Piraeus).

0,25

31

C. 24 chữ cái.

0,25

32

D. Đền Pác-tê-nông.

0,25

33

A. bán đảo I-ta-li-a.

0,25

34

A. Nhà nước cộng hòa không có vua.

0,25

35

D. Hy Lạp.

0,25

36

B. 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.

0,25

37

D. 7 chữ cái cơ bản.

0,25

38

D. bê tông.

0,25

39

A. Quảng trường Rô-ma.

0,25

40

C. Năm 27 TCN.

0,25

Phần II. Tự luận

Câu 1.

a. Điều kiện tự nhiên của Hi Lạp cổ đại:

- Nằm ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, vịnh biển,...

- Địa hình bị chia cắt bởi biển, núi đồi, cao nguyên,...

- Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn khô.

- Có nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc,…

b. Điều kiện tự nhiên có tác động đến sự phát triển của Hy Lạp cổ đại:

* Tác động của điều kiện tự nhiên tới sự phát triển của Hi Lạp

- Tác động tới sự hình thành nhà nước:

+ Do đất đai canh tác xấu, nên phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả => có sản phẩm dư thừa, khi đó mới xuất hiện tư hữu và sự phân hóa xã hội. Vì vậy, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, các nhà nước cổ đại mới ra đời.

+ Do lãnh thổ bị chia cắt nên khó có điều kiện tập trung đông dân cư => khi xã hội có giai cấp hình thành thì mỗi vùng, mỗi bán đảo trở thành một quốc gia => diện tích mỗi nước khá nhỏ.

- Tác động tới đời sống kinh tế:

+ Đất đai ít, khô cứng nên nông nghiệp không phát triển mạnh.

+ Giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận lợi nên kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp rất phát triển.

- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.

Câu 2. 

- Các hành tinh quay quanh Mặt Trời: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.

- Đặc điểm của Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời

+ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông, theo quỹ đạo hình elip gần tròn và ngược chiều quay của kim đồng hồ.

+ Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng hết 365 ngày và 6 giờ (thời gian này gọi là một năm thiên văn).

+ Khi chuyển động, Trái Đất luôn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục.

3. Ma trận đề thi học kì 1 lớp 6 môn Sử Địa

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Sáng tạo

Cộng

1. Địa Lí: Vị trí Trái Đất trong hệ mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất.

Biết được: Hình dạng và kích thước của Trái Đất; Bán kính của Trái Đất ở Xích đạo.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu: 2

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 2

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

2. Địa Lí: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả.

Biết được: Giờ địa phương; Giờ khu vực.

- Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục.

- Mô tả được sự lệc hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến.

Nhận xét được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu: 2

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 6

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu: 2

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 10

Số điểm: 2,5

Tỉ lệ: 25%

3. Địa Lí: Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả.

.

Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

Phân biệt được hiện tượng các mùa. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu: 2

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 2

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 4

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

4. Lịch sử: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

Biết được:

- Khoảng thiên niên kỉ IV TCN, con người tình cờ phát hiện ra kim loại.

- Các nền văn hóa gắn với thời kì chuyển biến của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam.

- Hiểu được:

Xã hội nguyên thủy ở Việt Nam có những chuyển biến quan trọng

- Nhận xét được: Công cụ lao động bằng kim loại đã giúp người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu: 2

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1

Số điểm: 0,25

Tỉ lệ: 2,5%

Số câu: 1

Số điểm: 0,25

Tỉ lệ: 2,5%

Số câu: 4

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

5. Lịch sử: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Biết được:

- Những nhà nước cổ đại đầu tiên của Trung Quốc đã ra đời.

- Tần Thủy Hoàng là người đã thống nhất Trung Quốc.

- Thời gian tồn tại của Triều đại nhà Tần.

- Chữ viết của người Trung Quốc là chữ tượng hình.

Phân tích được:

- Thời cổ đại ở Trung Quốc gắn với ba triều đại nối tiếp nhau.

- Thời cổ đại ở Trung Quốc.

- Trường phái tư tưởng nổi bật ở Trung Quốc cổ đại.

- Người Trung Quốc phát minh ra kĩ thuật làm giấy.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu: 4

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 4

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 8

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

6. Lịch sử: Hy Lạp cổ đại

Biết được:

Lãnh thổ Hy Lạp cổ đại; Cảng biển nổi tiếng nhất của Hy Lạp cổ đại.

Phân tích được:

Kiệt tác kiến trúc của Hy Lạp cổ đại.

Nhận xét được:

Hệ thống chữ viết của người Hy Lạp cổ đại.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu: 2

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1

Số điểm: 0,25

Tỉ lệ: 2,5%

Số câu: 1

Số điểm: 0,25

Tỉ lệ: 2,5%

Số câu: 4

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

7. Lịch sử: La Mã cổ đại

Hiểu được:

- Biểu tượng của La Mã cổ đại.

- Hình thức nhà nước đế chế.

- Hệ thống chữ La-tinh bao gồm 26 chữ cái.

Phân tích được:

- Chữ số của người La Mã.

- Người La Mã đã phát minh ra bê tông.

- Nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại.

- Hình thức nhà nước ban đầu của La Mã cổ đại.

- Hệ thống chữ La-tinh.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu: 3

Số điểm: 0,75

Tỉ lệ: 7,5%

Số câu: 5

Số điểm: 1,25

Tỉ lệ: 12,5%

Số câu: 8

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tổng %

Số câu: 12

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30%

Số câu: 12

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30%

Số câu: 12

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30%

Số câu: 4

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 40

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

C. Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Lịch sử - Địa lí sách mới

Sách Lịch sử - Địa lí 6 Kết nối tri thức

Sách Lịch sử - Địa lí 6 Cánh Diều

Bộ đề thi Sử - Địa 6 tổng hợp

Trên đây là Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Sử - Địa sách Chân trời sáng tạo có đáp án. Tìm Đáp Án hy vọng rằng Đề thi học kì 1 lớp 6 trên đây sẽ giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập Lịch sử - Địa lí học kì 1 năm 2023 - 2024 hiệu quả. Ngoài ra, mời bạn đọc tham khảo trọn bộ tài liệu 3 sách mới Lịch sử lớp 6

  • Lịch sử 6 sách Kết nối tri thức
  • Lịch Sử 6 sách Cánh Diều
  • Lịch Sử 6 sách Chân Trời Sáng Tạo



Xem thêm