Đề thi Lịch sử - Địa lý lớp 6 giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo có đáp án
Đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử - Địa lý 6 Chân trời sáng tạo có đáp án tổng hợp nhiều câu hỏi trắc nghiệm - tự luận môn Lịch sử & Địa lí 6 CTST giúp các em ôn tập giữa học kì 1 lớp 6 năm hiệu quả. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô giáo tham khảo ra đề.
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử và Địa lí 6 CTST
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Ai Cập cổ đại nằm ở khu vực nào hiện nay?
A. Đông Bắc châu Phi.
B. Đông Nam châu Phi.
C. Tây Bắc Châu Phi.
D. Tây Nam châu Phi.
Câu 2.Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ
A. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.
B. độ chính xác về vị trí các đối tượng trên bản đồ so với thực địa.
C. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít các đối tượng trên quả Địa cầu.
D. độ lớn của các đối tượng trên bản đồ so với ngoài thực địa.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động của việc sử dụng công cụ kim loại tới đời sống của người nguyên thủy?
A. Giúp con người khai phá đất hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.
B. Giúp thúc đẩy năng suất lao động, tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội.
C. Làm xuất hiện của cải dư thừa, dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.
D. Dẫn tới sự tan rã của bầy người nguyên thuỷ và hình thành công xã thị tộc.
Câu 4. Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là
A. kinh tuyến Đông.
B. kinh tuyến gốc.
C. kinh tuyến 1800.
D. kinh tuyến Tây.
Câu 5. Công cụ lao động bằng chất liệu nào đã giúp người nguyên thuỷ mở rộng địa bàn cư trú?
A. Đá.
B. Gỗ.
C. Kim loại.
D. Nhựa.
Câu 6. Người đứng thẳng (Homo Erectus) thuộc nhóm nào dưới đây?
A. Vượn cổ.
B. Người tối cổ.
C. Người tinh khôn.
D. Người thông minh.
Câu 7. Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là
A. làng bản.
B. thị tộc.
C. bầy người.
D. bộ lạc.
Câu 8. Tư liệu hiện vật là
A. đồ dùng mà thầy cô giáo em sử dụng để dạy học.
B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại.
C. bản ghi chép, nhật kí hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ.
D. di tích, đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
Câu 9. Kí hiệu đường thể hiện:
A. ranh giới.
B. cảng biển.
C. sân bay.
D. ngọn núi.
Câu 10:Lịch sử được hiểu là
A. tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
B. những chuyện cổ tích được kể truyền miệng.
C. sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình.
D. những bản ghi chép hay tranh, ảnh còn đươc lưu giữ lại.
Câu 11. Sự tích Quả dưa hấu thuộc loại hình tư liệu nào dưới đây?
A. Tư liệu chữ viết.
B. Tư liệu truyền miệng.
C. Tư liệu gốc.
D. Tư liệu hiện vật.
Câu 12. Những con sông nào có vai trò quan trọng đối với sự hình thành nền văn minh Trung Quốc?
A. Sông Nin và sông Hằng.
B. Sông Ấn và sông Hằng.
C. Hoàng Hà và Trường Giang.
D. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.
Câu 13. Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung nào về thành tựu văn hoá?
A. Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.
B. Viết chữ trên giấy Pa-pi-rút.
C. Viết chữ trên những tấm đất sét ướt.
D. Xây dựng nhiều kim tự tháp.
Câu 14. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào
A. mép bên trái tờ bản đồ.
B. mũi tên chỉ hướng đông bắc.
C. các đường kinh, vĩ tuyến.
D. bảng chú giải, kí hiệu bản đồ.
Câu 15. Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào sau đây?
A. Tây.
B. Đông.
C. Bắc.
D. Nam.
Câu 16. Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu nào sau đây?
A. Hình học.
B. Tượng hình.
C. Điểm.
D. Diện tích.
Câu 17. Học lịch sử giúp chúng ta biết được
A. quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
B. sự biến đổi theo thời gian của khí hậu Trái Đất.
C. quá trình sinh trưởng của tất cả các loài sinh vật.
D. những khó khăn hiện tại mà nhân loại phải đối mặt.
Câu 18. Kí hiệu bản đồ có mấy dạng kí hiệu?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 19. Trong học tập, lược đồ trí nhớ không có vai trò nào sau đây?
A. Giúp học địa lí thú vị hơn nhiều.
B. Hỗ trợ nắm vững các kiến thức địa lí.
C. Hạn chế không gian vùng đất sống.
D. Vận dụng vào đời sống đa dạng hơn.
Câu 20. Ngày nay, các chữ số từ 0 đến 9 do người Ấn Độ phát minh còn được gọi là hệ số nào?
A. Số Ấn Độ.
B. Số Ả Rập.
C. Số Hy Lạp.
D. Số Ai Cập.
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy xác định các sự kiện dưới đây thuộc thế kỉ nào? Cách thời điểm hiện tại (năm 2022) bao nhiêu năm?
Sự kiện |
Thuộc thế kỉ nào? |
Cách năm 2022 bao nhiêu năm? |
Năm 539 TCN, người Ba Tư xâm lược Lưỡng Hà. |
||
Năm 221 TCN, Tần Doanh Chính lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng. |
||
Năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập, Nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ. |
||
Năm 27 TCN, dưới thời của Ốc-ta-vi-út, La Mã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế. |
||
Năm 248, tại vùng Cửu Chân (Thanh Hóa), Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa. |
||
Mùa xuân năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh chiếm Long Biên, làm chủ Giao Châu. |
Câu 2 (2,0 điểm): Khi thể hiện các đối tượng: sông, mỏ khoảng sản, vùng trồng rừng, ranh giới tỉnh, nhà máy trên bản đồ người ta dùng loại kí hiệu nào? Em hãy vẽ mô phỏng các kí hiệu trên?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử và Địa lí 6 CTST
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A |
2-A |
3-D |
4-B |
5-C |
6-C |
7-C |
8-D |
9-A |
10-A |
11-B |
12-C |
13-A |
14-C |
15-D |
16-D |
17-A |
18-C |
19-C |
20-B |
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
1 (3,0 điểm) |
- Sự kiện: Năm 539 TCN, người Ba Tư xâm lược Lưỡng Hà. + Thuộc thế kỉ: VI TCN. + Cách năm hiện tại (năm 2022): 2561 năm. |
- Sự kiện: năm 221 TCN, Tần Doanh Chính lên ngôi hoàng đế,… + Thuộc thế kỉ: III TCN. + Cách năm hiện tại (năm 2022): 2242 năm. | |
- Sự kiện: năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập,… + Thuộc thế kỉ: I TCN. + Cách năm hiện tại (năm 2022): 2052 năm. | |
- Sự kiện: năm 27 TCN, dưới thời của Ốc-ta-vi-út,… + Thuộc thế kỉ: I TCN. + Cách năm hiện tại (năm 2022): 2049 năm. | |
- Sự kiện: năm 248, tại vùng Cửu Chân (Thanh Hóa),… + Thuộc thế kỉ: III. + Cách năm hiện tại (năm 2022): 1774 năm. | |
- Sự kiện: mùa xuân năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân… + Thuộc thế kỉ: VI. + Cách năm hiện tại (năm 2022): 1480 năm. | |
2 (2,0 điểm) |
Kí hiệu mô tả các đối tượng sông, mỏ khoảng sản, vùng trồng rừng, ranh giới tỉnh, nhà máy trên bản đồ: - Kí hiệu đường: ranh giới tỉnh. - Kí hiệu điểm: mỏ khoáng sản, nhà máy. - Kí hiệu vùng: vùng trồng rừng, sông. |
Mời các bạn xem thêm các đề thi khác tại chuyên mục Đề thi giữa kì 1 lớp 6 trên TimDapAnnhé. Chuyên mục tổng hợp đề thi của tất cả các môn, giúp các em ôn thi hiệu quả.