TRƯỜNG THCS BÌNH MỸĐỀ CHÍNH THỨC |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - KHỐI LỚP 6 |
ĐỀ THI MÔN: TOÁN (Thời gian: 90 phút)
Bài 1: (1,0 điểm)
Cho tập hợp M ={2; 3; 4; …..; 23; 24; 25}
1) Điền các kí hiệu thích hợp vào chỗ trống:
3 .......... M; {8; 10} ..........M
2) Tính số phần tử của tập hợp M.
Bài 2: (3,0 điểm)
Thực hiện các phép tính sau:
a. 24 + (-6)
b. (-357) + (-43)
c. 80 - (4.52 - 3.23)
Bài 3: (1,0 điểm)
Tìm x, biết: 30 - x = 63 : 6
Bài 4: (2,0 điểm)
Số học sinh khối 6 của một trường khi xếp thành 5 hàng, 10 hàng, 13 hàng đều vừa đủ, biết rằng số học sinh trong khoảng từ 350 đến 450 học sinh. Tính số học sinh đó?
Bài 5: (3,0 điểm)
Vẽ tia Ox, trên tia Ox lấy điểm M, N sao cho OM = 4cm, ON = 8cm.
1) Tính độ dài đoạn thẳng MN.
2) So sánh OM và MN.
3) Điểm M có là trung điểm của đoạn thẳng ON không? Vì sao?
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian: 90 phút)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm, mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Đọc kỹ và trả lời câu hỏi bằng cách ghi chữ cái ở đầu câu trả lời đúng vào tờ giấy làm bài:
1. Văn bản “Thầy bói xem voi” thuộc phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả B.Tự sự
C. Nghị luận D. Biểu cảm
2. Trong câu thơ sau có bao nhiêu tiếng?
“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước ngày càng thêm xuân”
(Hồ Chí Minh)
A. Mười hai B. Mười ba
C. Mười bốn D.Mười lăm
3. Văn bản “Sơn Tinh , Thủy Tinh” thuộc thể loại truyện dân gian nào?
A. Truyền thuyết B. Ngụ ngôn
C. Truyện cười. D. Truyện cổ tích
4. Mục đích chủ yếu của truyện cười “Treo biển” là gì?
A. Kể chuyện B. Thể hiện cảm xúc
C. Mua vui, phê phán nhẹ nhàng. D. Truyền đạt kinh nghiệm
5. Chủ đề của truyện “Thánh Gióng” là gì?
A. Sự thờ kính trời đất
B. Giải thích hiện tượng lũ lụt
C. Truyền thống đánh giặc cứu nước.
D. Giải thích nguồn gốc giống nòi.
6. Việc mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết rồi hóa thành bọ hung chứng tỏ điều gì ?
A. Chứng tỏ tính bao dung, độ lượng của Thạch Sanh
B. Kẻ ác bị trừng trị đích đáng.
C. Sự khinh bỉ của dân gian đối với kẻ tham lam
D. Mơ ước của dân gian về cái thiện thắng cái ác.
Đọc kĩ đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 7 đến câu 11:
“Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
Liền đó, vua phong cho em bé làm trạng nguyên. Vua lại sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện việc hỏi han.
(Em bé thông minh)
7. Từ nào không phải là từ mượn?
A. Hoàng cung B. Hỏi han
C. Dinh thự D.Trạng nguyên
8. Trong cụm động từ “ đã xâu được sợi chỉ” từ nào là động từ trung tâm
A. xâu C. chỉ
B. đã D. sợi
9. Nội dung của đoạn trích trên là gì?
A. Viên quan tìm em bé xin ý kiến.
B. Triều thần đã giải được câu đố của nước láng giềng.
C. Viên quan trở về triều gặp vua.
D. Em bé thông minh đang đùa nghịch sau nhà.
10. Trong đoạn trích trên có bao nhiêu từ láy?
A. Ba B. Bốn
C. Năm D. Sáu
11. Trong các dòng sau đây dòng nào là cụm danh từ?
A. viên quan sung sướng B. mừng như mở cờ trong bụng
C. trở về tâu vua D. sứ giả nước láng giềng
12. Muốn làm tốt bài văn tự sự , cần phải làm gì?
A. Kể lại những sự việc mà người nghe, người đọc đã biết.
B. Kể lại những sự việc mà mình thích.
C. Kể lại sự việc để gây ấn tượng
D. Kể lại một chuỗi các sự việc để dẫn đến một kết thúc.
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Nhân vật Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng” đã để lại cho em những cảm nhận gì? (2 điểm )
Câu 2: Viết bài tập làm văn: “Kể về một người thầy hoặc cô giáo của em”