Đề thi giữa kì 1 lớp 6
- 1. Đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1
- 2. Đề thi giữa kì 1 Toán 6
- 3. Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6
- 4. Đề thi Tin học lớp 6 giữa học kì 1
- 5. Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 giữa học kì 1
- 6. Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Tiếng anh
- 7. Đề thi giữa kì 1 Công nghệ lớp 6
- 8. Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn GDCD
- 9. Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Hoạt động trải nghiệm
Đề thi giữa kì 1 lớp 6 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 đầy đủ các môn học: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý, Khoa học tự nhiên, Tin học, Công nghệ, Công dân. Các đề thi này giúp các em học sinh nắm được cấu trúc đề thi của sách mới. Chi tiết như sau.
Các đề thi lớp 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm đáp án và bảng ma trận. Link tải đề thi chi tiết:
- Đề thi giữa kì 1 Toán 6 Kết nối tri thức
- Đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức
- Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 giữa học kì 1 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn GDCD Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn tiếng Anh sách Kết nối tri thức
- Đề thi Công nghệ lớp 6 giữa học kì 1 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa học kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức
- Đề thi Tin học lớp 6 giữa học kì 1 Kết nối tri thức
Dưới đây là nội dung của từng đề thi giữa kì 1 lớp 6
1. Đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1
Đề số 1
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ
Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ
Cho con thành tựu được nhờ tấm thân
Mẹ thường âu yếm ân cần
Bảo ban chỉ dạy những lần con sai
(“ Mẹ là tất cả” -Lăng Kim Thanh)
Câu 1 (1,0 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Và đoạn thơ trên thuộc chủ đề nào mà em đã học?
Câu 2 (1,0 điểm) Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau.
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ
Câu 4 (1,0 điểm) Hãy nêu nội dung của đoạn thơ trên.
Câu 5 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên là gì?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm)
Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
Đề số 2
Đề kiểm tra về thơ (có yếu tố miêu tả vả tự sự)
Phần một - Đọc hiểu (6đ):
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi kế tiếp
Anh bộ đội và tiếng nhạc la
Anh bộ đội xắn quần đi trong mưa
Bầy la theo rừng già, rừng thưa
Rừng đâu chỉ có giọng chim lạ
Còn có tiếng nhạc trên cổ la
Những cây nấm nâu, màu nâu già
Tự dưng thức dậy bên vòm lá
Những bông hoa chưa có tên hoa
Bỗng nhiên mở cánh ra nghe ngóng
Tiếng nhạc trên cổ la rung rung
Đã sáu năm là bài hát của rừng
Có những con đường hoang dại lắm
Chỉ in chân la và chân anh.
Những con đường xa, con đường xanh
Sáng lên viên đạn vàng căm giận
Cần mẫn bầy la đi ra trận
Bao gùi hàng hồi hộp trên lưng..
Hoàng Nhuận Cầm
* Câu hỏi:
Câu 1. Xác định thể thơ và những dấu hiệu nhận biết chúng thuộc bài thơ trên?
Câu 2. Anh bộ đội và bầy la làm nhiệm vụ gì, trong hoàn cảnh nào của đất nước? Những hình ảnh, chi tiết nào cho thấy điều đó?
Câu 3. Bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả. Hãy xác định nội dung tự sự, đối tượng được miêu tả và tác dụng của chúng trong bài thơ.
Câu 4. Bức tranh nhiên thiên và sự gian khó mà anh bộ đội gặp trên đường thực hiện nhiệm vụ được gợi tả như thế nào? Phân tích những biểu hiện ấy?
Câu 5. Xác định nghệ thuật và phân tích hiện thực và cảm xúc được thể hiện trong 2 câu thơ sau:
Cần mẫn bầy la đi ra trận
Bao gùi hàng hồi hộp trên lưng…
Câu 6. Suy nghĩ của em về cống hiến của các chú bộ đội trong chiến tranh và trong cuộc chống Covid ở thành phố Hồ Chí Minh, trong cả nước. (bằng đoạn dài từ 6-8 câu) .
Phần hai - Viết (4đ)
Hãy viết bài văn thể hiện cảm nghĩ của em về bài thơ Anh bộ đội và tiếng nhạc la (Hoàng Nhuận Cầm).
2. Đề thi giữa kì 1 Toán 6
Đề số 1
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)
Hãy viết vào giấy kiểm tra chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời mà em chọn.
Câu 1: Cho tập A={ 2; 3; 4; 5}. Phần tử nào sau đây thuộc tập A.
A.0
B. 3
C. 7
D. 8
Câu 2 Trong hình chữ nhật:
A. Các cạnhbằng nhau
B. Hai đường chéo không bằng nhau
C. Bốn góc bằng nhau và bằng 900
D. Các cạnh đối không song song với nhau
Câu 3: Chỉ ra cặp số tự nhiên liền trước và liền sau của số 150.
A.(148; 149)
B. (149; 151)
C. (151; 152)
D. (148; 151)
Câu 4: Với a, m, n là các số tự nhiên, khẳng định nào sau đây đúng?
A.am: an = am – n (a 0, m)
B. am : an = am + n (a 0)
C. am: an= an (a 0)
D. am : an = m - n (a 0)
Câu 5 : Cho H.1. Công thức tính chu vi của hình chữ nhật là:
A. C = 4a
B. C = (a + b)
C. C = ab
D. 2(a + b)
Câu 6. Các số nguyên tố nhỏ hơn 5 là:
A. 0;1;2;3;4 |
B. 0;1;2;3 |
C. 1;2;3 |
D. 2;3 |
Câu 7 Trong hình lục giác đều:
A. Sáu cạnh không bằng nhau
B. Đường chéo chính bằng đường chéo phụ
C. Các góc bằng nhau và bằng
D. Các đường chéo chínhkhông bằng nhau
Câu 8.Trong các tổng sau, tổng chia hết cho 9 là
A. 315+540
B. 270 + 21
C. 54+ 123
D. 1234 + 81
Câu 9. Kết quả viết tích 67.65 dưới dạng một lũy thừa bằng
A. 635
B. 62
C. 612
D. 3612
Câu 10. Bác Hòa uốn một sợi dây thép thành móc treo đồ có dạng hình thang cân với độ dài đáy bé bằng 40cm, đáy lớn bằng 50cm, cạnh bên bằng 15cm, móc treo dài 10cm. Hỏi bác Hòa cần bao nhiên mét dây thép?
A. 130m
B. 1,3m
C. 130cm
D. 1,3cm
Câu 11. Hình bình hành không có tính chất nào sau đây
A. Hai cạnh đối song song với nhau
B. Hai cạnh đối bằng nhau
C. Bốn cạnh bằng nhau
D. Các góc đối bằng nhau
Câu 12 Kết quả phép tính 18: 32 . 2 là:
A.18
B. 4
C. 1
D. 12
Phần II. TỰ LUẬN (7 điểm):
Câu 1 (1,5 điểm): Tính hợp lí:
a) 64 + 23.36
b) 25.5.4.3
c) 5.23 + 79 : 77 - 12020
Câu 2 (1,5 điểm)
a)Tìm Ư(45), B(8), BC(6,18)
b)Tìm ước chung lớn nhất rồi tìm ước chung của 300 và 84
Câu 3 ( 1,0 điểm): Tìm x ∈ N, biết:
a) x - 32 = 53
b) 2x + 2x + 3 = 144
Câu 4 ( 1 điểm): Một trường THCS có khoảng từ 400 đến 600 học sinh; khi xếp hàng 12; hàng 15, hàng 18 đều vừa đủ hàng. Tính số học sinh của trường đó.
Câu 5 (1,0 điểm) Một mảnh ruộng hình thang có kích thước như hình vẽ,
a) Tính diện tích mảnh ruộng
b) Hỏi mảnh ruộng cho sản lượng bao nhiêu kg thóc. Biết năng suất lúa là 0,6 kg/m2
Câu 6 (1,0 điểm) Không thực hiện tính tổng, chứng minh rằng A = 2 + 22 + 23 + … + 220 chia hết cho 5.
------------------ Hết ------------------
Đề số 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Cho tập hợp . Chọn khẳng định đúng.
A. |
B. |
C. |
D. |
Câu 2: Tập hợp có số phần tử là:
A. 99 |
B. 100 |
C. 101 |
D. 102 |
Câu 3: Số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 là:
A. 425 |
B. 693 |
C. 660 |
D. 256 |
Câu 4: Lũy thừa với số mũ tự nhiên có tính chất nào sau đây?
A. |
B. |
C. |
D. |
Câu 5: Cặp số chia hết cho 2 là:
A. (234; 415) |
B. (312; 450) |
C. (675; 530) |
D. (987; 123) |
Câu 6: Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
A. Một số chia hết cho 9 thì luôn chia hết cho 3
B. Nếu hai số chia hết cho 3 thì tổng của hai số đó chia hết cho 9
C. Mọi số chẵn thì luôn chia hết cho 5
D. Số chia hết cho 2 là số có chữ số tận cùng bằng 0; 2; 3; 4; 6; 8
Câu 7: Số 41 là
A. hợp số
B. không phải số nguyên tố
C. Số nguyên tố
D. không phải hợp số
Câu 8: Các cặp số nào sau đây nguyên tố cùng nhau?
A. 3 và 11 |
B. 4 và 6 |
C. 2 và 6 |
D. 9 và 12 |
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Thực hiện các phép tính:
a.
b.
c.
d.
Câu 2: Tìm x biết:
a.
b.
c.
d. và x lớn nhất
Câu 3: Một đội y tế có 280 nam, 220 nữ dự định chia thành các nhóm sao cho số nam và số nữ ở mỗi nhóm đều nhau, biết số nhóm chia được nhiều hơn 1 nhóm và không lớn hơn 5 nhóm. Hỏi có thể chia đội thành mấy nhóm? Khi đó mỗi nhóm có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ?
Câu 4: Cho . Chứng minh rằng A chia hết cho 13
3. Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6
Phân môn: Vật lý (10 câu – 2,5 điểm)
Câu 1: Nhà Nam có một kính lúp, hành động nào sau đây khi bảo vệ kính lúp của Nam là sai?
A. Lau chùi bằng khăn mềm.
C. Để kính ở chậu cây tiện cho những lần sử dụng
B. Cất kính vào hộp kín.
D. Dùng xong rửa kính bằng nước sạch.
Câu 2: Kính lúp cầm tay có tác dụng khi quan sát các vật nhỏ :
A. Nhìn vật xa hơn
C. Phóng to ảnh của một vật
B. Làm ảnh của vật nhỏ hơn
D. Không thay đổi kích thước của ảnh
Câu 3: Tấm kính dùng làm kính lúp có:
A. Phần rìa dày hơn phần giữa
C. Có hai mặt phẳng
B. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa
D. Có phần giữa bị lõm.
Câu 4: Đơn vị đô độ dài hợp pháp ở nước ta là:
A. mm
C. km
B. cm
D. m
Câu 5: Từ hình vẽ, hãy xác định chiều dài của khối hộp?
A. 3cm
B. 4cm
C. 2cm
D. 5cm
Câu 6: Đo chiều dài của chiếc bút chì theo cách nào sau đây là hợp lí nhất?
Câu 7: Một hộp sữa có ghi 900g. 900g chỉ?
A. Khối lượng của cả hộp sữa
C. Khối lượng của sữa trong hộp
B. Khối lượng của vỏ hộp sữa
D. Khối lượng hộp sữa là 900g
Câu 8: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là:
A. gam
C. Tạ
B. Kilogam
D. Tấn
Câu 9: Thao tác nào là sai khi dùng cân đồng hồ?
A. Đặt vật cân bằng trên đĩa cân
C. Đọc kết quả khi cân khi đã ổn định
B. Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ
D. Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng
Câu 10: Để đo thời gian chạy ngắn 100m ta sử dụng đồng hồ nào để đo là hợp lí nhất ?
A. Đồng hồ đeo tay
C. Đồng hồ điện tử
B. Đồng hồ quả lắc.
D. Đồng hồ bấm giây
Đáp án Đề thi giữa kì 1 KHTN 6 phần Vật Lý
Phân môn | Đáp án Mỗi câu đúng 0,25 điểm | |||||||||
Vật Lý | 1.C | 2.C | 3.B | 4.D | 5.A | 6.B | 7.C | 8.B | 9.D | 10.D |
Phân môn: Sinh học (20 câu – 5 điểm)
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 11. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên
A. Sinh Hóa
C. Lịch sử
B. Thiên văn
D. Địa chất
Câu 12. Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi:
A. Tế bào biểu bì vảy hành
C. Con ong
B. Con kiến
D. Tép bưởi
Câu 13. Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm:
A. Thị kính, vật kính
B. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu
C. Ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh)
D. Đèn chiếu sáng, gương, màn chắn.
Câu 14. Loại tế bào dài nhất trong cơ thể là:
A. Tế bào thần kinh
C. Tế bào vi khuẩn
B. Tế bào lông hút (rễ)
D. Tế bào lá cây
Câu 15. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào:
A. Các loại tế bào khác nhau đều có chung hình dạng và kích thước
B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.
C. Các loại tế bào thường có hình dạng và kích thước khác nhau.
D. Các tế bào chỉ khác nhau về kích thước , chúng giống nhau về hình dạng.
Câu 16. Cây lớn lên nhờ:
A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.
C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu
D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu
Câu 17. Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện quá trình sống cơ bản nào?
A. Cảm ứng và vận động
C. Hô hấp
B. Sinh trưởng và vận động
D. Cả A,B,C đúng
Câu 18. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống:
A. Con gà, con chó, cây nhãn
C. Chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá
B. Chiếc bút, chiếc lá, viên phấn
D. Chiếc bút, con vịt, con chó
Câu 19. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật không sống:
A. Con gà, con chó, cây nhãn
C. Chiếc lá, cây bút, hòn đá
B. Con gà, cây nhãn, miếng thịt
D. Chiếc bút, con vịt, con chó
Câu 20. Từ 1 tế bào ban đầu sau 5 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra số tế bào con là:
A. 32
B. 4
C. 8
D. 16
Câu 21. Để đạt được chiều cao tối ưu theo em cần:
A. Có chế độ dinh dưỡng hợp lí
C. Ngồi học đúng tư thế
B. Tập thể dục thể thao thường xuyên
D. Cả 3 đáp án trên đúng
Câu 22.Trong các bước sau bước nào không đúng trong quy trình quan sát tế bào trứng cá:
A. Dùng thìa lấy 1 ít trứng cá cho vào đĩa petri
B. Nhỏ một ít nước vào đĩa
C. Dùng kim mũi mác khoắng nhẹ để trứng cá tách rời nhau.
D. Sử dụng kim mũi mác lột nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt
Câu 23. Một con lợn con lúc mới đẻ được 0.8 kg. Sau 1 tháng nặng 3.0 kg. Theo em tại sao lại có sự tăng khối lượng như vậy?
A. Do tế bào tăng kích thước
B. Do dự tăng lên về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể.
C. Do tăng số lượng tế bào
D. Do tế bào phân chia.
Câu 24. Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa:
A. Giúp tăng số lượng tế bào
C. Giúp cơ thể lớn lên
B. Thay thế các tế bào già, các tế bào chết
D. Cả A,B, C đúng
Câu 25. Tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ là:
A. Có màng tế bào
C. Có nhân
B. Có tế bào chất
D. Có nhân hoàn chỉnh
Câu 26. Tế bào động vật và thực vật khác nhau ở chỗ:
A. Có nhân
C. Có thành tế bào
B. Có màng tế bào
D. Có ti thể
Câu 27. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn cơ thể đơn bào:
A. Nấm men, vi khuẩn, trùng biến hình
C. Trùng biến hình, nấm men, con bướm
B. Nấm men, vi khẩn, con thỏ
D. Con thỏ, cây hoa mai, cây nấm
Câu 28. Sắp xếp theo đúng trình tự các bước để quan sát được tế bào biểu bì vảy hành:
A. Bóc 1 vảy hành tươi ra khỏi củ và dùng kim mũi mác rạch một ô vuông (1cm2).
B. Quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang 40x.
C. Sau đó đậy lá kính lại rồi đưa lên quan sát.
D. Dùng kẹp dỡ nhẹ vảy cho vào bản kính có nhỏ giọt nước cất.
Trình tự sắp xếp đúng là:
A. A → B → C → D
C. A → C → B → D
B. A → D→ C →B
D. B → C → D → A
Câu 29. Tế bào có 3 thành phần cơ bản là:
A. Màng tế bào, ti thể, nhân
C. Màng tế bào, chất tế bào , nhân
B. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể
D. Chất tế bào, lục lạp, nhân
Câu 30. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức cơ thể của cơ thể đa bào từ thấp đến cao:
A. Mô → Tế bào → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể
B. Tế bào → Mô → Cơ thể → Cơ quan → Hệ cơ quan
C. Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan→ Cơ thể
D. Mô → Tế bào → Hệ cơ quan→ Cơ quan → Cơ thể
Đáp án Đề thi giữa kì 1 KHTN 6 phần Sinh học
Phân môn | Đáp án Mỗi câu đúng 0,25 điểm | |||||||||
Sinh học | 11.C | 12.A | 13.A | 14.A | 15.C | 16.A | 17.D | 18.A | 19.C | 20.A |
21.D | 22.D | 23.B | 24.D | 25.D | 26.C | 27.A | 28.B | 29.C | 30.C |
Phân môn: Hóa học (10 câu – 2,5 điểm)
Câu 31: Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất
A. Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước
C. Bánh mì để lâu bị ôi thiu
B. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời
D. Cơm nếp lên men thành rượu
Câu 32: Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất
A. Đường tan vào nước
C. Tuyết tan
B. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời
D. Cơm để lâu bị mốc
Câu 33: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?
A. Tạo thành mây
C. Mưa rơi
B. Gió thổi
D. Lốc xoáy
Câu 34: Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện:
A. Chất dễ nén được
C. Chất dễ hóa hơi
B. Chất dễ nóng chảy
D. Chất không chảy được
Câu 35: Quá trình nào sau đây thải ra khí oxygen
A. Hô hấp
C. Hòa tan
B. Quang hợp
D. Nóng chảy
Câu 36: Phát biểu nào sau đây về oxygen là không đúng?
A. Oxygen không tan trong nước
C. Oxygen không mùi và không vị
B. Oxygen cần thiết cho sự sống
D. Oxygen cần cho sự đốt cháy nhiên liệu
Câu 37: Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxygen trong không khí?
A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt.
C. Sự quang hợp của cây xanh.
B. Sự cháy của than, củi, bếp ga.
D. Sự hô hấp của động vật
Câu 38: Chất khí nào có nhiều trong không khí gây mưa axit
A. Oxygen
C. Cacbon đi oxit
B. Nitrogen
D. Sulfur đi oxit
Câu 39: Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen. Hiện tượng gì xảy ra?
A. Không có hiện tượng
C. Tàn đỏ từ từ tắt
B. Tàn đỏ tắt ngay
D. Tàn đỏ bùng cháy thành ngọn lửa
Câu 40: Để bảo vệ môi trường không khí trong lành cần:
A. Sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm
C. Không xả rác bừa bãi
B. Bảo vệ và trồng cây xanh
D. Cả A, B, C
Đáp án Đề thi giữa kì 1 KHTN 6 phần Hóa học
Phân môn | Mỗi câu đúng 0,25 điểm | |||||||||
Hóa học | 31.B | 32.D | 33.C | 34.C | 35.B | 36.A | 37.C | 38.D | 39.D | 40.D |
4. Đề thi Tin học lớp 6 giữa học kì 1
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu em cho là đúng
Câu 1: Thông tin là gì?
A. Các văn bản và số liệu
B. Những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình.
C. Văn bản, Hình ảnh, âm thanh
D. Hình ảnh, âm thanh, tệp tin
Câu 2: Thứ tự các hoạt động của quá trình xử lý thông tin bao gồm những gì?
A. Thu nhận, lưu trữ, xử lý và truyển thông tin
B. Thu nhận, xử lý, lưu trữ và truyển thông tin
C. Thu nhận, xử lý, truyển thông tin và lưu trữa
D. Xử lý, thu nhận, lưu trữ và truyển thông tin
Câu 3: Máy tính gồm có bao nhiêu thành phần thực hiện các hoạt động xử lý thông tin
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 4: Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là:
A. Dãy bit
B. Văn bản
C. Hình ảnh
D. Âm thanh
Câu 5: Một quyển sách A gồm 200 trang nếu lưu trữ trên đĩa chiếm khoảng 5MB. Hỏi 1 đĩa cứng 40GB thì có thể chứa khoảng bao nhiêu cuốn sách có dung lượng thông tin xấp xỉ cuốn sách A?
A. 8000
B. 8129
C. 8291
D. 8192
Câu 6: Bố trí máy tính trong mạng có thể là:
A. Đường thẳng
B. Vòng
C. Hình sao
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 7: Trong các phát biểu về mạng máy tính sau, phát biểu nào đúng?
A. Mạng máy tính là các máy tính được kết nối với nhau.
B. Mạng máy tính bao gồm: các máy tính, thiết bị mạng đảm bảo biệc kết nối, phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy.
C. Mạng máy tính gồm: các máy tính, dây mạng, vỉ mạng
D. Mạng máy tính gồm: các máy tính, dây mạng, vỉ mạng, hub
Câu 8: Thông tin trên Internet được tổ chức như thế nào?
A. Tương tự như thông tin trong cuốn sách
B. Thành từng văn bản rời rạc
C. Thành các trang siêu văn bản nối với nhau bởi các liên kết
D. Một cách tùy ý.
B. TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Phân biệt sự khác nhau giữa thông tin, dữ liệu và vật mang thông tin? Cho ví dụ minh họa?
Câu 2: (1,5 điểm)
Theo em, tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit?
Câu 3: (1,5 điểm)
Em hãy giải thích tại sao Internet lại sử dụng rộng rãi và ngày càng phát triển?
5. Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 giữa học kì 1
A. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM). Mỗi câu 0,25 điểm.
Câu 1/ Tư liệu chữ viết là
A. những hình khắc trên bia đá.
B. những bản ghi; sách được in, khắc bằng chữ viết, vở chép tay…
C. những hình vẽ trên vách đá.
D. những câu truyện cổ tích.
Câu 2/ Truyền thuyết “ Sơn tinh – Thuỷ tinh” cho biết điều gì về lịch sử của dân tộc ta?
A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.
B. Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa.
C. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam.
D. Truyền thống làm thuỷ lợi, chống thiên tai.
Câu 3/ Một thiên niên kỉ có ………….. năm?
A. 100.
B. 1000.
C. 20.
D. 200.
Câu 4/ Năm 542 khởi nghĩa Lý Bí cách ngày nay (năm 2021) là bao nhiêu năm?
A. 1479.
B. 1480.
C. 1481.
D. 1482.
Câu 5/ Ý nào không phản ánh đúng khái niệm bộ lạc?
A. Gồm nhiều thị tộc sống gần nhau tạo thành.
B. Có họ hàng và nguồn gốc tổ tiên xa xôi.
C. Có quan hệ gắn bó với nhau.
D. Các bộ lạc khác nhau thường có màu da khác nhau.
Câu 6/ Lý do chính khiến người nguyên thuỷ phải hợp tác lao động với nhau là
A. quan hệ huyết thống đã gắn bó các thành viên trong cuộc sống thường ngày cũng như trong lao động.
B. yêu cầu công việc và trình độ lao động.
C. đời sống còn thấp kém nên phải “chung lưng đấu cật” để kiếm sống.
D. tất cả mọi người được hưởng thụ bằng nhau.
Câu 7/ Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến chỉ hướng
A. Tây.
B. Đông.
C. Bắc.
D. Nam.
Câu 8/ Một địa điểm B nằm trên xích đạo và có kinh độ là 600T. Cách viết toạ độ địa lí của điểm đó là
Câu 9/ Cơ sở xác định phương hướng trên bản đồ dự vào
A. kinh tuyến.
B. vĩ tuyến
C. A, B đúng.
D. A, B sai.
Câu 10/ Xác định hướng còn lại?
A. Tây.
B. Tây Bắc.
C. Đông Nam.
D. Tây Nam.
Câu 11/ Khi khu vực giờ gốc là 12 giờ thì nước ta là mấy giờ?
A. 7.
B. 10.
C. 12.
D. 19.
Câu 12/ Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ nếu đi về phía Tây sẽ
A. nhanh hơn 1 giờ.
B. chậm hơn 1 giờ.
C. giờ không thay đổi
D. tăng thêm 1 ngày.
B. TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM)
Câu 1/ Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam? (1,5đ)
Câu 2/ Sự phân hoá trong xã hội Ấn Độ cổ đại được biểu hiện như thế nào? (1đ)
Câu 3/ Theo em sông Hoàng Hà và Trường Giang đã tác động như thế nào đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổa đại ? (1đ)
Câu 4/ Trình bày hình dạng và kích thước của Trái Đất ? (1,5đ)
Câu 5/ Vì sao có hiện tượng ngày và đêm ? (1đ)
Câu 6/ Một trận bóng đá diễn ra ở Việt Nam lúc 14 giờ ngày 14/ 9/2021 (múi giờ thứ 7) thì lúc này ở Nhật Bản (múi giờ thứ 9) là mấy giờ ? (1đ)
6. Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Tiếng anh
I. Choose the word which has a different sound in the part underlined.
1. A. st u dy | B. m u m | C. men u | D. s u bject |
2. A. gramm ar | B. st ar t | C. p ar t | D. sh ar pener |
3. A. villa s | B. light s | C. clock s | D. cap s |
4. A. b i g | B. p i ck | C. th i n | D. wr i te |
5. A. l i ke | B. m y | C. th i ngs | D. k i nd |
II. Choose the correct answer.
1. The students can ____________ quietly in the school library.
A. do
B. go
C. have
D. study
2. My grandpa often ___________morning exercises.
A. do
B. does
C. have
D. play
3. Is Peter's room big ____ small?
A. and
B. but
C. or
D. for
4. This ______ my new friend, Phong.
A. be
B. am
C. are
D. is
5. ________ do you go to school? - By bike.
A. How
B. Why
C. What
D. Which
III. Give the correct form of the word in bracket.
1. Look! Hung _______ football now. (play)
2. Phong ________ drinking coke. (like)
3. There ______ many flowers in the garden. (be)
4. _____ you often ______ comic books? (read)
5. Children like ___________ cartoon film. (watch)
IV. Reorder the words to make sentences.
1. do/ get up/ What time/ in the morning/ you/ ?/
___________________________________
2. school/ at/ every day/ My/ 5 p.m/ finishes/ ./
___________________________________
3. does/ teacher/ Where/ live/ your/ ?
___________________________________
4. What/ favorite/ your/ kind of/ is/ music/ ?
___________________________________
5. is/ table/ a bag/ There/ the/ on/ ./
___________________________________
7. Đề thi giữa kì 1 Công nghệ lớp 6
I. Trắc nghiệm (3 điểm):
Câu 1. Nhà ở bao gồm các phần chính sau
A. Móng nhà, sàn nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ.
B. Sàn nhà, khung nhà, cửa ra vào, cửa sổ
C. Khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ
D. Móng nhà, sàn nhà, tường, mái nhà
Câu 2. Nhà ở được phân chia thành các khu vực chức năng sinh hoạt như:
A. khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi
B. khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
C. khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
D. khu vực nghỉ ngơi, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
Câu 3. Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh được điều khiển từ xa bởi các thiết bị như
A. Điện thoại đời cũ, máy tính bảng có kết nối in-tơ-net.
B. Điện thoại, máy tính bảng không có kết nối in-tơ-net.
C. Điều khiển, máy tính không có kết nối in-tơ-net.
D. Điện thoại thông minh, máy tính bảng có kết nối in-tơ-net.
Câu 4. Các thiết bị lắp đặt giúp cảnh báo các tình huống gây mất an ninh, an toàn như:
A. Có người lạ đột nhập, quên đóng cửa.
B. Quên đóng cửa, có nguy cơ cháy nổ xảy ra.
C. Quên đóng cửa, có nguy cơ cháy nổ xảy ra, có người lạ đột nhập xảy ra.
D. Có nguy cơ cháy nổ xảy ra, có người lạ đột nhập xảy ra.
Câu 5: Các hình thức cảnh báo các tình huống gây mất an ninh, an toàn như
A. Chuông báo, tin nhắn, đèn báo.
B. Chuông báo, tin nhắn, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà
C. Tin nhắn, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà
D. Chuông báo, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà
Câu 6. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống trong ngôi nhà thông minh
A. Xử lý - Chấp hành - Nhận lệnh - Hoạt động.
B. Hoạt động - Xử lý - Chấp hành - Nhận lệnh.
C. Nhận lệnh - Xử lý- Chấp hành.
D. Nhận lệnh - Xử lý - Chấp hành - Hoạt động.
II- Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Em hãy nêu vai trò của nhà ở? Nhà ở có những đặc điểm chung nào?
Câu 2: Em hãy cho biết ngôi nhà em ở thuộc kiến trúc nhà nào? Được xây dựng bằng những loại vật liệu nào?
Câu 3: Em hãy cho biết ngôi nhà thông minh có những đặc điểm nào?
8. Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn GDCD
Câu 1. Trong cuộc sống, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?
A. Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh.
B. Thể hiện tính chuyên quyền, độc đoán.
C. Có nhiều tiền bạc và quyền lực.
D. Giữ gìn các tập tục mê tín dị đoan.
Câu 2. Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người?
A. Nhỏ nhen.
B. Vô cảm
C. Ích kỷ
D. Khoan dung.
Câu 3. Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ tạo ra và được
A. mua bán, trao đổi trên thị trường.
B. nhà nước ban hành và thực hiện.
C. đời sau bảo vệ nguyên trạng.
D. truyền từ đời này sang đời khác.
Câu 4. Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp nhất cho con người, nhất là những lúc
A. cần đánh bóng tên tuổi.
B. vì mục đích vụ lợi
C. gặp khó khăn và hoạn nạn.
D. mưu cầu lợi ích cá nhân.
Câu 5. Người có lòng yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?
A. Mọi người xa lánh.
B. Mọi người coi thường.
C. Mọi người kính nể và yêu quý.
D. Mọi người yêu quý và kính trọng.
Câu 6. Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của gia đình khi
A. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.
B. tích cực học tập rèn luyện.
C. tham gia giữ gìn an ninh thôn xóm.
D. tích cực lao động sản xuất.
Câu 7. Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì?
A. Đức tính chăm chỉ, cần cù.
B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần kỷ luật.
D. Đức tính tiết kiệm.
Câu 8. Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?
A. Đức tính tiết kiệm.
B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Tinh thần đoàn kết.
Câu 9. Người có hành vi nào dưới đây là thể hiện lòng yêu thương con người?
A. Giúp đỡ tù nhân trốn trại.
B. Chia sẻ tin giả lên mạng xã hội.
C. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép.
D. Nhắn tin ủng hộ quỹ vắc xin phòng bệnh.
Câu 10. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?
A. Hà chê nghề gốm truyền thống của gia đình là nghề lao đông vất vả, tầm thường.
B. Thủy cho rằng dòng họ là những gì xa vời, không cần quan tâm lắm.
C. Thanh cho rằng gia đình mình không có truyền thống tốt đẹp nào.
D. Bích rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống gia đình, dòng họ mình.
Câu 11. Hành vi nào dưới đây không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?
A. Tự hào về nghề truyền thống của gia đình.
B. Xóa bỏ các thói quen xấu của gia đình.
C. Không coi thường danh dự của gia đình.
D. Tự ti về thanh danh của gia đình mình.
Câu 12. Hành vi nào dưới đây không thể hiện lòng yêu thương con người?
A. Quan tâm tới người khác.
B. Thờ ơ khi người khác gặp nạn
C. Cảm thông với người khó khăn.
D. Hi sinh vì người khác.
Câu 13. Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống lao động sản xuất của gia đình, dòng họ khi
A. tìm hiểu nghề truyền thống của gia đình.
B. tích cực giúp đỡ người nghèo.
C. tự hào thành tích học tập của gia đình.
D. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.
Câu 14. Câu tục ngữ nào khuyên chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?
A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
B. Giấy rách phải giữ lấy lề
C. Cá không ăn muối cá ươn
D. Có đi có lại, mới toại lòng nhau
Câu 15. Đối với các hành vi: Cố ý đánh người, giết người chúng ta cần phải làm gì?
A. Lên án, tố cáo.
B. Không quan tâm.
C. Làm theo.
D. Nêu gương.
Câu 16. Học sinh thể hiện lòng yêu thương con người khi thực hiện tốt hành vi nào sau đây?
A. Hỗ trợ đối tượng trộm cướp tài sản
B. Cho bạn nhìn bài trong khi thi.
C. Quyên góp tiền giúp đỡ trẻ mồ côi.
D. Quảng bá nghề truyền thống.
Câu 17. Hành động nào dưới đây là trái với biểu hiện của yêu thương con người?
A. Giúp đỡ.
B. Vô cảm
C. Chia sẻ.
D. Quan tâm.
Câu 18. Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống nhân ái của gia đình và dòng họ?
A. Quảng bá nghề truyền thống.
B. Tích cực giúp đỡ người nghèo.
C. Sống trong sạch và lương thiện.
D. Tìm hiểu, lưu giữ nghề làm gốm.
Câu 19. Cá nhân có hành vi quan tâm, giúp đỡ người khác đặc biệt là trong những lúc khó khăn hoạn nạn là biểu hiện của
A. tự chủ, tự lập
B. siêng năng, kiên trì.
C. tự nhận thức bản thân.
D. yêu thương con người.
Câu 20. Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?
A. Tự ti vì nghề truyền thống của gia đình.
B. Giữ gìn mọi hủ tục của gia đình.
C. Chê bai nghề truyền thống gia đình.
D. Quảng bá nghề truyền thống của gia đình.
Câu 21. Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta không cần phải làm gì?
A. Đua đòi, ăn chơi.
B. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.
C. Chăm ngoan, học giỏi.
D. Sống trong sạch, lương thiện.
Câu 22. Câu ca dao “ Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng/Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông” là nói đến truyền thống gì của nơi đây?
A. Lao động
B. Nghề nghiêp
C. Học tập
D. Đạo đức
Câu 23. Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?
A. Xấu hổ, xóa bỏ và từ chối làm.
B. Chê bai, che giấu và xấu hổ.
C. Tự ti, che dấu và từ bỏ mọi thứ.
D. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ.
Câu 24. Việc làm nào dưới đây thể hiện học sinh thực hiện tốt lòng yêu thương con người?
A. Quyên góp sách ủng hộ học sinh vùng thiên tai lũ lụt.
B. Từ chối tố giác đối tượng phạm tội.
C. Chia sẻ hình ảnh bạn mình bị đánh lên mạng.
D. Che giấu việc bạn thân quay cóp bài.
Câu 25. Gia đình Hoa luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc nam. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Giúp đỡ con cháu làm giàu.
B. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
C. Yêu thương con cháu.
D. Quan tâm con cháu.
Câu 26. Sinh ra trong một vùng quê nghèo khó trong tỉnh, bao đời nay, trong dòng họ của H chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Vì vậy khi được đề nghị giới thiệu về quê hương và dòng họ, bạn H cảm thấy rất tự ti và mặc cảm. Thái độ của H như trên là chưa thực hiện tốt nội dung nào dưới đây?
A. Tự ti về truyền thống gia đình và dòng họ.
B. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
C. Mặc cảm về truyền thống gia đình và dòng họ.
D. Xúc phạm truyền thống gia đình, dòng họ.
Câu 27. Vào cuối năm học dòng họ D lại tổ chức buổi tổng kết công tác khuyến học, khuyến tài. Trong buổi tổng kết, dòng họ đã tổ chức trao quà và thư động viên cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm này thể hiện việc
A. giải ngân tiền tài trợ của các nhà hảo tâm trong họ.
B. phô trương, hãnh diện cho mọi người trong làng biết .
C. tạo hình ảnh để con cháu hãnh diện với các họ khác.
D. kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ.
Câu 28. Bố mẹ K đều là tiến sĩ và đảm đương những chức vụ quan trọng ở cơ quan. Vì vậy K rất hãnh diện với bạn bè. Cậu cho rằng bố mẹ mình thành đạt như vậy sau này thừa sức lo cho con cái, mình chẳng cần phải học hành làm gì cho vất vả. Suy nghĩ của K thể hiện thái độ chưa đúng trong việc
A. phát huy lợi thế của bố mẹ.
B. biết ỷ nại vào vị thế của bố mẹ.
C. biết hưởng thụ cuộc sống hiện tại.
D. phát huy truyền thống gia đình.
Câu 29. Ông Nguyễn Văn Nghệ, nghệ nhân làng Vác đã nổi tiếng với nghề sản xuất lồng chim, ông đã kế thừa truyền thống của gia đình mình và đưa lồng chim làng Vác ra nhiều nơi trên thế giới. Việc làm trên của ông thể hiện điều gì?
A. Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình
B. Làm mất đi truyền thống tốt đẹp của gia đình
C. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình
D. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình
Câu 30. Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.
B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
C. Trêu tức bạn.
D. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.
Câu 31. Vào lúc rảnh rỗi Mai thường sang nhà Vân dạy bạn Vân học vì bạn Vân là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn Mai là người như thế nào?
A. Là người có lòng yêu thương mọi người.
B. Là người có lòng tự trọng.
C. Là người trung thực
D. Là người sống giản dị.
Câu 32. Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên bạn. Hành động đó thể hiện điều gì?
A. Tinh thần yêu nước.
B. Lòng trung thành.
C. Tinh thần đoàn kết.
D. Lòng yêu thương mọi người.
9. Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Hoạt động trải nghiệm
I. TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu 1: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ gần gũi, kính trọng thầy cô
A. Không lắng nghe thầy cô.
B. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết.
C. Suy nghĩ tích cực về những điều góp ý thẳng thắn của thầy cô.
D. Tôn trọng, lễ phép với thầy cô.
Câu 2: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn mới?
A. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
B. Ích kỉ, không biết cảm thông, chia sẻ giúp đỡ bạn.
C. Chân thành, thiện ý với bạn.
D. Cởi mở, hòa đồng với bạn.
Câu 3: Những việc em nên làm để phù hợp với môi trường học tập mới.
A. Lập thời gian biểu phù hợp với môi trường học tập mới.
B. Chủ động làm quen với bạn bè mới.
C. Hỏi thầy cô, các anh chị lớp trên về phương pháp học các môn học mới.
D. Tất cả các ý trên trên.
Câu 4: Những ý nào đúng cho những thay đổi của em so với khi là học sinh tiểu học.
A. Những thay đổi về chiều cao, cân nặng, vóc dáng…
B. Những thay đổi của em về ước mơ trong cuộc sống, về tương lai.
C. Những thay đổi trong ý thức trách nhiệm đối với học tập.
D. Tất cả các ý trên .
Câu 5: Những ý nào sau đây thể hiện mình đã lớn trong cuộc sống hàng ngày.
A. Tự giác học tập.
B. Nhường em nhỏ.
C. Tôn trọng bạn bè.
D. Tất cả các ý trên trên.
Câu 6: Những giá trị sau có đúng với bản thân em không ?
A. Trung thực.
B. Nhân ái.
C. Trách nhiệm.
D Tất cả các ý trên.
II. TỰ LUẬN (7 đ)
Câu 1 (2đ) Em hãy nêu được ít nhất 4 việc nên làm để điều chỉnh bản thân cho phù hợp với môi trường học tập mới ?
Câu 2 (2đ) Em hãy nêu được ít nhất 4 sự thay đổi tích cực của bản thân so với khi còn là học sinh tiểu học?
Câu 3 (3đ) Tình huống: Tiết học Toán đã kết thúc mà Hưng vẫn cảm thấy chưa thấy rõ về nội dung đã học. Nếu là Hưng, em sẽ làm gì để hiểu rõ bài hơn?
Chuyên mục Đề thi giữa kì 1 lớp 6 đầy đủ các môn học của 3 sách mới. Tại đây là các đề thi mới nhất có đáp án chi tiết. TimDapAnliên tục cập nhật đề thi của từng môn học, các em học sinh cùng tham khảo chi tiết tại đây.