Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh lớp 6
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 6 năm 2018 - 2019 được TimDapAnsưu tầm, chọn lọc, tổng hợp giúp các em học sinh ôn tập lại toàn bộ chương trình học môn Sinh lớp 6, chuẩn bị cho bài thi, bài kiểm tra cuối học kì 1 lớp 6 đạt kết quả cao. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.
Đề cương ôn tập môn Sinh lớp 6
Chương 1. Tế bào Thực vật
Câu 1. Tế bào thực vật gồm những bộ phận củ yếu nào? Nêu chức năng của từng bộ phận đó.
Câu 2: Em hãy trình bày sự lớn lên và phân chia của tế bào? Tế bào ở bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào?
Chương 2. Rễ
Câu 3: a) Phân biệt rễ cọc và rễ chùm? Mỗi loại lấy ba ví dụ?
b) Rễ gồm mấy miền? Chức năng của mỗi miền?
Câu 4: Nêu các bộ phận của miền hút và chức năng các bộ phận của miền hút? Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không ? Vì sao?
Câu 5. Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây? Theo em những giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng ?
Vì sao bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều?
Câu 6. Kể tên các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng? Tại sao phải thu hoạch các cây rễ củ trước khi chúng ra hoa?
Chương 3. Thân
Câu 7. Thân cây gồm những bộ phận nào? Có mấy loại thân? Kể tên 1 số cây có những loại thân đó.
Câu 8. Thân dài ra do đâu? Bấm ngọn tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những loại cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ.
Câu 9. Nêu các bộ phận của thân non và chức năng các bộ phận của thân non?
Câu 10. So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ (miền hút)?
Câu 11. Thân cây gỗ to ra do đâu ?có thể xác định tuổi của cây thân gỗ bằng cách nào?
Câu 12. Em hãy tìm sự khác nhau cơ bản giữa dác và ròng ? người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt? Tại sao?
Câu 13. Kể tên 1 số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây? Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với đời sống khô hạn?
Chương 4 . Lá
Câu 14. Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng? Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng?
Câu 15. Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần là gì ?
Câu 16. Trình bày khái niệm về quang hợp. Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp? Ý nghĩa của quang hợp?
Câu 17. Hô hấp là gì? Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan trọng đối với cây?
Câu 18. Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau?
Câu 19. Có những loại lá biến dạng nào? Chức năng của mỗi loại là gì?
Chương 5. Sinh sản sinh dưỡng
Câu 20. Sinh sản sinh dưỡng là gì? Các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ở cây? Mỗi hình thức nêu 1 vài ví dụ.
Chương 6. Hoa
Câu 21. Hãy nêu tên, đặc điểm và chức năng những bộ phận chính của hoa. Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 22. Thụ phấn là gì? Thế nào là hoa tự thụ phấn? Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm nào ?
Câu hỏi tự luyện kiểm tra Sinh học lớp 6
Câu 1: Hãy cho biết thực vật có những đặc điểm gì chung?
- Đặc điểm chung của thực vật
- Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
- Phần lớn không có khả năng di chuyển.
Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
Câu 2. Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? Quá trình phân bào diễn ra như thế nào?
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia.
- Quá trình phân bào diễn ra như sau:
+ Đầu tiên hình thành 2 nhân.
+ Sau đó chất tế bào phân chia.
+ Vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
Câu 3. Rễ gồm mấy miền? Chức năng của mỗi miền?
- Rễ gồm 4 miền.
- Chức năng của mỗi miền:
+ Miền trưởng thành: dẫn truyền
+ Miền hút có các lông hút: hấp thụ nước và muối khoáng.
+ Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra.
+ Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
Câu 4: Nêu các loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây? Cho ví dụ?
Các loại thân biến dạng và chức năng của chúng:
+ Thân củ: dự trữ chất dinh dưỡng, ví dụ: củ khoai tây, củ su hào.
+ Thân rễ: dự trữ chất dinh dưỡng, ví dụ: củ rừng, củ dong ta.
+ Thân mọng nước: dự trữ nước và quang hợp, ví dụ: cây xương rồng.
Câu 5: Mô tả thí nghiệm chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng.
Thí nghiệm xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng
- Bịt kín ½ lá cả 2 mặt đưa ra nắng gắt 4-6 giờ
- Ống nghiệm đựng cồn 90o.
- Dung dịch Iốt. (0,5 điểm)
- Chất tinh bột – không đổi màu.
Kết luận: Chất mà lá cây chế tạo được ở ngoài ánh sáng là tinh bột.
Câu 6: Vì sao việc trồng cây xanh có tác dụng làm giảm ô nhiễm không khí
Việc trồng cây xanh có tác dụng làm giảm ô nhiễm không khí.Vì cây xanh nhờ quá trình quang hợp hút khí các-bô-níc nhã ra khí ô-xy làm cho không khí trong lành.vì vậy chúng ta phải tích cực trồng và bảo vệ cây xanh
Câu 7: Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ
Bấm ngọn , tỉa cành có tác dụng tăng năng suất cây trồng khi thu hoạch.
- Cây ăn quả người ta thường bấm ngọn trước khi ra hoa.ví dụ cây mồng tơi,mướp,bầu bí,cà phê,các loại đậu……
- Cây lấy gỗ (bạch đàn,lim…), cây lấy sợi (gai,đay) người ta hường tỉa cành xấu, cành sâu bệnh để tập trung chất dinh dưỡng phát triển chiều cao.
Câu 8: So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ?
Rễ (miền hút) | Thân (non) |
Biểu bì + lông hút Vỏ Thịt vỏ | Biểu bì Vỏ Thịt vỏ |
Bó mạch Mạch rây Trụ giữa Mạch gỗ
Ruột | Bó mạch Mạch rây(ở ngoài) Trụ giữa Mạch gỗ (ở trong) Ruột |
Câu 9. Hãy mô tả thí nghiệm chứng minh có sự thoát hơi nước qua lá?
- Thí nghiệm nhóm Dũng – Tú
+Trồng 2 cây đậu vào 2 chậu cho bén rễ. Chậu A cắt hết lá, chậu B không cắt lá.
+ Lấy bọc nilông trùm kín 2 cây. Để sau 1 giờ ta thấy chậu A bọc nilông trong, chậu b bọc nilông mờ.
+ Chứng tỏ cây ở chậu B có lá đã nhả hơi nước, chậu A không thoát hơi nước.
+ Kết luận: Lá cây đã nhả hơi nước ra ngoài.
Câu 10: Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp? Những yếu tố nào là điều kiện cần thiết cho quang hợp?
Sơ đồ quang hợp:
- Khái niệm quang hợp: quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cácbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí cácbônic.
- Những điều kiện cần thiết cho quang hợp: nước, khí cacbonic, ánh sang, diệp lục.
Câu 11: Có những loại lá biến dạng nào? Chức năng của mỗi loại là gì?
+ Lá biến dạng gồm: Lá bắt mồi,lá vãy,lá biến thành gai,tua cuốn,lá dự trữ,tay móc
- Chức năng:
- Lá biến thành gai (cây xương rồng) giúp cây giảm sự thoát hơi nước-sống được nơi khô hạn.
- Lá biến thành cơ quan bắt mồi (cây nắp ấm)
- Lá biến thành tua cuốn, tay móc giúp cây leo lên (cây mây, cây đậu Hà lan)
- Lá dự trữ chất dinh dưỡng (củ hành)
Câu 12. Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?
Ở nhiều loại lá mặt trên có sẫm hơn mặt dưới vì: các tế bào thịt lá phía trên có nhiều lục lạp hơn. Đặc điểm này có ở phần lớn những lá mọc theo chiều nằm ngang.
Câu 13: Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
Phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa vì chứa chất dự trữ của củ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả. Sau khi ra hoa, chất dinh dưỡng trong củ không còn làm củ xốp, chất lượng và khối lượng củ giảm.
Câu 14: Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
Ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa. vì ban đêm không có ánh sáng cây xanh sẽ hô hấp hút hết khí ô-xy thải ra nhiều khí các-bô-nic làm cho con người thiếu ô-xy để thở dễ bị ngạt khí rất nguy hiểm có thể tử vong.
>> Tham khảo: Đề cương ôn tập Sinh 6 học kì 1 năm 2020 - 2021