Mục II, III - Phần A - Trang 46, 47 Vở bài tập Vật lí 8
Giải trang 46, 47 VBT vật lí 8 Mục II - Độ lớn của áp suất khí quyển, Mục III - Vận dụng (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 9
Đề bài
II - ĐỘ LỚN CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
1. Thí nghiệm Tô-ri-xe-li
2. Độ lớn của áp suất khí quyển
C5 -C7
C5. Trong thí nghiệm Tô-ri-xe-li ( hình 9.5 SGK), áp suất tác dụng lên A ( ở ngoài ống) và áp suất tác dụng lên B ( ở trong ống) bằng nhau vì hai điểm A và B cùng nằm trên một mặt phẳng ngang trên mặt chất lỏng.
C6.
Áp suất tác dụng lên A là áp suất khí quyển.
Áp suất tác dụng lên B là áp suất gây ra bởi trọng lượng của cột thủy ngân cao 76cm.
C7.
Áp suất gây ra bởi trọng lượng của cột thuỷ ngân cao 76cm tác dụng lên B là:
p = d.h = 136000.0,76 = 103360 N/m2
Suy ra độ lớn áp suất khí quyển là 103360 N/m2 (vì áp suất khí quyển gây ra tại A bằng áp suất gây bởi trọng lượng của cột thủy ngân cao 76cm trong ống).
III - VẬN DỤNG
C8 - C9
C8. Khi lộn ngược một côcs nước đầy đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước thì nước không chảy ra ngoài vì áp suất khí quyển tác dụng lên tờ giấy lớn hơn áp suất chất lỏng của nước trong cốc lên tờ giấy.
C9.
Ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển:
- Bẻ 1 đầu ống thuốc tiêm, thuốc không chảy ra được; bẻ hai đầu ống thuốc chảy ra dễ dàng.
- Trên nắp bình nước có lỗ nhỏ để áp suất không khí trong bình thông với áp suất khí quyển, đẩy nước xuống.
- Gói bim bim phồng to, khi bóc ra bị xẹp.
C10.
Nói áp suất khí quyển bằng 76 cmHg có nghĩa là không khí gây ra một áp suất bằng áp suất ở đáy của cột thủy ngân cao 76 cm.
Tính áp suất này ra N/m2 : 76 cmHg = d.h = 136 000.0,76 = 103360 N/m2
C11.
Trong thí nghiệm của Tô - ri - xe - li, giả sử không dùng thùy ngân mà dùng nước thì cột nước trong ống có độ cao \(h = \displaystyle{p \over d} = \;{{103360} \over {10000}} = 10,336\left( m \right)\)
Ống Tô-ri-xe-li phải dài ít nhất là 10,336 m.
C12.
Không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h vì để xác định áp suất của khí quyển theo công thức p = d.h thì ta phải xác định trọng lượng riêng và chiều cao của khí quyển. Mà độ cao của cột khí quyển không thể xác định chính xác, mặt khác trọng lượng riêng của khí quyển cũng thay đổi theo độ cao nên không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h.
Ghi nhớ:
Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
Áp suất khí quyển bằng áp suất của thủy ngân trong ống Tô ri xe li, do đó người ta thường dung mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Mục II, III - Phần A - Trang 46, 47 Vở bài tập Vật lí 8 timdapan.com"