Bài 8 trang 212 SBT đại số 10

Giải bài 8 trang 212 sách bài tập đại số 10. Cho phương trình bậc hai...


Cho phương trình bậc hai

\(a{x^2} - 2(a + 1)x + {(a + 1)^2}a = 0\) (E)

Kí hiệu S là tổng, P là tích các nghiệm (nếu có) của phương trình trên.

LG a

Với giá trị nào của a, phương trình (E) có nghiệm?

Lời giải chi tiết:

+) TH1: a=0 phương trình trở thành  \( -2x=0 \Leftrightarrow  x=0\) nên phương trình có nghiệm.

+) TH2: \(a\ne 0\).

Phương trình có nghiệm

\(\Leftrightarrow \Delta ' = {(a + 1)^2} - {(a + 1)^2}{a^2} \) \(= {(a + 1)^2}(1 - {a^2}) \ge 0\)

\( \Leftrightarrow  - 1 \le a \le 1,a \ne 0\).

Vậy với \(- 1 \le a \le 1\) thì phương trình có nghiệm.


LG b

Biện luận dấu của S và P. Từ đó suy ra dấu các nghiệm của (E).

Lời giải chi tiết:

Với \(-1\le a\le 1,a\ne 0\) ta có:

\(P = {(a + 1)^2}\)

\(P = 0 \Leftrightarrow a =  - 1\), khi đó \({x_1} = {x_2} = 0\).

\(P > 0,\forall a \ne  - 1\), khi đó \({x_1},{x_2}\) cùng dấu.

Xét \(a\ne -1, a\ne 0\) ta có: \(S = \dfrac{{2(a + 1)}}{a}\)

+) \(S > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}a > 0\\a <  - 1\end{array} \right.\)

Kết hợp điều kiện \( - 1 \le a \le 1,\) \(a \ne 0,a \ne  - 1\) ta được \(S < 0 \Leftrightarrow 0 < a \le 1\)

Khi đó hai nghiệm cùng dương.

+) \(S < 0 \Leftrightarrow  - 1 < a < 0\), khi đó hai nghiệm cùng âm.

Vậy:

Với \(0 < a \le 1\) thì hai nghiệm của phương trình (E) đều dương;

Với \( - 1 <a < 0\) thì hai nghiệm của phương trình (E) đều âm;


LG c

Tìm hệ thức giữa S và P độc lập đối với a.

Lời giải chi tiết:

Từ \(S = \dfrac{{2(a + 1)}}{a}\) suy ra \(a = \dfrac{2}{{S - 2}}\).

Do đó: \(P = {\left( {\dfrac{2}{{S - 2}} + 1} \right)^2} = \dfrac{{{S^2}}}{{{{(S - 2)}^2}}}\) \( \Leftrightarrow {(S - 2)^2}P - {S^2} = 0\)


LG d

Với những giá trị nào của a, các nghiệm \({x_1},{x_2}\) của (E) thỏa mãn hệ thức \({x_1} = 3{x_2}\)? Tìm các nghiệm \({x_1},{x_2}\) trong mỗi trường hợp đó.

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \dfrac{{2(a + 1)}}{a}\\{x_1} = 3{x_2}\end{array} \right. \) \(=  > 4{x_2} = \dfrac{{2(a + 1)}}{a}\) \( \Leftrightarrow {x_2} = \dfrac{{a + 1}}{{2a}}\)

\(\left\{ \begin{array}{l}{x_1}{x_2} = {(a + 1)^2}\\{x_1} = 3{x_2}\end{array} \right. \) \(=  > 3x_2^2 = {(a + 1)^2}.\)

\(\begin{array}{l}
\Rightarrow 3.{\left( {\dfrac{{a + 1}}{{2a}}} \right)^2} = {\left( {a + 1} \right)^2}\\
\Leftrightarrow \dfrac{{3{{\left( {a + 1} \right)}^2}}}{{4{a^2}}} - {\left( {a + 1} \right)^2} = 0\\
\Leftrightarrow {\left( {a + 1} \right)^2}\left( {\dfrac{3}{{4{a^2}}} - 1} \right) = 0\\
\Rightarrow {\left( {a + 1} \right)^2}\left( {3 - 4{a^2}} \right) = 0
\end{array}\)

\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}a =  - 1\\a = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\\a =  - \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\end{array} \right.\)

Với a = - 1 ta có \({x_1} = {x_2} = 0\);

Với \(a = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)ta có: \({x_2} = \dfrac{{3 + 2\sqrt 3 }}{6};{x_1} = \dfrac{{3 + 2\sqrt 3 }}{2}\);

Với \(a =  - \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)ta có: \({x_2} = \dfrac{{3 - 2\sqrt 3 }}{6};{x_1} = \dfrac{{3 - 2\sqrt 3 }}{2}\);

Bài giải tiếp theo
Bài 9 trang 212 SBT đại số 10
Bài 10 trang 212 SBT đại số 10
Bài 11 trang 212 SBT đại số 10
Bài 12 trang 213 SBT đại số 10
Bài 13 trang 213 SBT đại số 10
Bài 14 trang 213 SBT đại số 10
Bài 15 trang 213 SBT đại số 10
Bài 16 trang 213 SBT đại số 10
Bài 17 trang 214 SBT đại số 10
Bài 18 trang 214 SBT đại số 10

Video liên quan



Từ khóa