Câu hỏi 2 trang 93 SGK Giải tích 12
Giải câu hỏi 2 trang 93 SGK Giải tích 12. Hãy tìm thêm những nguyên hàm khác của các hàm số nêu trong Ví dụ 1...
Đề bài
Hãy tìm thêm những nguyên hàm khác của các hàm số nêu trong Ví dụ 1.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nếu \(F\left( x \right)\) là một nguyên hàm của \(f\left( x \right)\) thì mọi hàm số \(F\left( x \right) + C,C \in \mathbb{R}\) đều là nguyên hàm của \(f\left( x \right)\).
Lời giải chi tiết
a. Vì \(F\left( x \right) = {x^2}\) là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = 2x\) trên \(\mathbb{R}\) nên ta cũng có một số nguyên hàm khác của \(f\left( x \right) = 2x\) là \({x^2} + 1,{x^2} - 2,{x^2} + \sqrt 2 ,...\)
Tổng quát: \(F\left( x \right) = {x^2} + C,C \in \mathbb{R}\) là họ nguyên hàm của \(f\left( x \right) = 2x\).
b. Vì \(F\left( x \right) = \ln x\) là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = \dfrac{1}{x}\) trên \(\left( {0; + \infty } \right)\) nên ta cũng có một số nguyên hàm khác của \(f\left( x \right) = \dfrac{1}{x}\) là \(\ln x + 1,\ln x - 3,\ln x + \dfrac{1}{2},...\)
Tổng quát: \(F\left( x \right) = \ln x + C,C \in \mathbb{R}\) là họ nguyên hàm của \(f\left( x \right) = \dfrac{1}{x}\).
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Câu hỏi 2 trang 93 SGK Giải tích 12 timdapan.com"