Bài 1.a, 1.b, 1.c phần bài tập bổ sung - Trang 9 vở bài tập vật lí 8
Giải bài 1.a, 1.b, 1.c phần bài tập bổ sung trong SBT – Trang 9 VBT Vật lí 8. Hành khách ngồi trên tàu đang chạy trên đường ray ...
Đề bài
2. Bài tập bổ sung trong SBT
1.a.
Hành khách ngồi trên tàu đang chạy trên đường ray. Hãy chỉ rõ vật mốc khi nói:
a) Tàu đang đứng yên.
Vật mốc là.......................................
b) Hành khách đang chuyển động.
Vật mốc là.......................................
c) Hành khách đang đứng yên.
Vật mốc là.......................................
d) Tàu đang chuyển động.
Vật mốc là.......................................
Phương pháp:
Sử dụng định nghĩa về chuyển động cơ học và đứng yên: Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. Vị trí của một vật không thay đổi theo thời gian so với vật khác chọn làm mốc ta nói vật chuyển động so với mốc.
Lời giải chi tiết:
Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. Vị trí của một vật không thay đổi theo thời gian so với vật khác chọn làm mốc ta nói vật chuyển động so với mốc.
a) Tàu đang đứng yên.
Vật mốc là người lái tàu
b) Hành khách đang chuyển động.
Vật mốc là cây cối bên đường
c) Hành khách đang đứng yên.
Vật mốc là người lái tàu
d) Tàu đang chuyển động.
Vật mốc là đường ray tàu hỏa
1.b.
Có người nói rằng "chuyển động cơ học là sự thay đổi khoảng cách của vật so với một vật khác được chọn là vật mốc". Theo em cách nói đó đúng hay sai? Giải thích và tìm ví dụ minh họa cho ý kiến của mình.
Phương pháp:
Sử dụng định nghĩa về chuyển động cơ học: Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
Lời giải chi tiết:
Cách nói "chuyển động cơ học là sự thay đổi khoảng cách của vật so với một vật khác được chọn là vật mốc" là sai. Vì theo định nghĩa về chuyển động cơ học: Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học mà vị trí và khoảng cách là 2 khái niệm khác nhau. Vị trí bao gồm khoảng cách và phương hướng so với vật khác được chọn làm mốc.
Ví dụ minh họa: Mặc dù khoảng cách của đầu kim đồng hồ so với tâm đồng hồ ( chọn là vật mốc) là không đổi nhưng vị trí của kim đã thay đổi so với mốc này nên vẫn khẳng định đầu kim đồng hồ chuyển động so với mốc. Trường hợp này là vật chuyển động tròn.
1.c.
Hãy ghép các nội dung ghi ở cột bên trái với các nội dung ghi ở cột bên phải và viết lại thành một câu hoàn chỉnh.
A. Vệ tinh quay xung quanh Trái Đất |
1. có quỹ đạo là đường thẳng. |
B. Con thuyền trôi theo dòng sông thẳng |
2. có quỹ đạo là cung tròn. |
C. Qủa lắc đồng hồ đang chạy |
3. có quỹ đạo là những đường cong phức tạp. |
D. Các mảnh pháo hoa bay trên bầu trời |
4. có quỹ đạo là đường tròn. |
Phương pháp:
Sử dụng tính tương đối của chuyển động: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Dạng quỹ đạo của chuyển động phụ thuộc vào vật chọn làm mốc. Thông thường ta chọn Trái Đất hoặc những vật gắn với Trái Đất làm mốc
Lời giải chi tiết:
A - 4 B - 1 C - 2 D - 3
Vệ tinh quay xung quanh Trái Đất có quỹ đạo là đường tròn.
Con thuyền trôi theo dòng sông thẳng có quỹ đạo là đường thẳng.
Qủa lắc đồng hồ đang chạy có quỹ đạo là cung tròn.
Các mảnh pháo hoa bay trên bầu trời có quỹ đạo là những đường cong phức tạp.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 1.a, 1.b, 1.c phần bài tập bổ sung - Trang 9 vở bài tập vật lí 8 timdapan.com"