Giải mục 4 trang 64 SGK Toán 11 tập 1 - Cánh Diều

Tính \(\lim \left( { - {n^3}} \right).\)


Luyện tập, vận dụng 7

Tính \(\lim \left( { - {n^3}} \right).\)

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa về dãy số có giới hạn vô cực.

- Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là có giới hạn \( + \infty \) khi \(n \to  + \infty \) nếu \({u_n}\) có thể lớn hơn một số dương bất kì, kể từ một số hạng nào đó trở đi, kí hiệu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {u_n} =  + \infty \) hay \({u_n} \to  + \infty \) khi \(n \to  + \infty \).

- Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là có giới hạn \( - \infty \) khi \(n \to  + \infty \) nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left( { - {u_n}} \right) =  + \infty \), kí hiệu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {u_n} =  - \infty \) hay \({u_n} \to  - \infty \) khi \(n \to  + \infty \).

Lời giải chi tiết:

Xét dãy \(\left( {{u_n}} \right) = {n^3}\)

Với M là số dương bất kì, ta thấy \({u_n} > M \Leftrightarrow {n^3} > M \Leftrightarrow n > \sqrt[3]{M}.\)

Vậy với các số tự nhiên \(n > \sqrt[3]{M}\) thì \({u_n} > M.\) Do đó, \(\lim {n^3} =  + \infty  \Rightarrow \lim \left( { - {n^3}} \right) =  - \infty \)


Luyện tập, vận dụng 8

Chứng tỏ rằng \(\lim \frac{{n - 1}}{{{n^2}}} = 0.\)

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết một số giới hạn cơ bản: \(\lim \frac{1}{n} = 0;\lim \frac{1}{{{n^k}}} = 0\) với k là số nguyên dương cho trước.

Lời giải chi tiết:

\(\lim \frac{{n - 1}}{{{n^2}}} = \lim \left( {\frac{1}{n} - \frac{1}{{{n^2}}}} \right) = \lim \frac{1}{n} - \lim \frac{1}{{{n^2}}} = 0\)

Bài giải tiếp theo
Bài 1 trang 64 SGK Toán 11 tập 1 - Cánh diều
Bài 2 trang 65 SGK Toán 11 tập 1 - Cánh Diều
Bài 3 trang 65 SGK Toán 11 tập 1 - Cánh Diều
Bài 4 trang 65 SGK Toán 11 tập 1 - Cánh Diều
Bài 5 trang 65 SGK Toán 11 tập 1 - Cánh Diều
Bài 6 trang 65 SGK Toán 11 tập 1 - Cánh Diều
Lý thuyết Giới hạn của dãy số - SGK Toán 11 Cánh Diều

Video liên quan



Từ khóa