Bài 1.42 trang 15 SBT Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Giải bài 1.42 trang 15 sách bài tập Đại số và Giải tích 11 Nâng cao. Giải các phương trình sau:...


Giải các phương trình sau:

LG a

\(\tan \left( {x + {\pi  \over 3}} \right) + \cot \left( {{\pi  \over 6} - 3x} \right) = 0\)

Lời giải chi tiết:

Biến đổi phương trình đã cho như sau:

\(\tan \left( {x + {\pi  \over 3}} \right) + \cot \left( {{\pi  \over 6} - 3x} \right) = 0\)

\(\Leftrightarrow \tan \left( {x + {\pi  \over 3}} \right) + \tan \left( {3x + {\pi  \over 3}} \right) = 0\)

\( \Leftrightarrow {{\sin \left( {4x + {{2\pi } \over 3}} \right)} \over {\cos \left( {x + {\pi  \over 3}} \right)\cos \left( {3x + {\pi  \over 3}} \right)}} = 0\)

Vậy với điều kiện \(\cos \left( {x + {\pi  \over 3}} \right) \ne 0\) và \(\cos \left( {3x + {\pi  \over 3}} \right) \ne 0\), phương trình đã cho tương đương với phương trình \(\sin \left( {4x + {{2\pi } \over 3}} \right) = 0\Leftrightarrow x =  - {\pi  \over 6} + {{k\pi } \over 4}\) Có thể thử lại điều kiện bằng cách trực tiếp.

Chẳng hạn, ta có

\(\cos \left( {x + {\pi  \over 3}} \right) = \cos \left( { - {\pi  \over 6} + k{\pi  \over 4} + {\pi  \over 3}} \right) \)

\(= \cos \left( {{\pi  \over 6} + k{\pi  \over 4}} \right) \ne 0\)


LG b

\(\tan \left( {2x - {{3\pi } \over 4}} \right) + \cot \left( {4x - {{7\pi } \over 8}} \right) = 0\)

Lời giải chi tiết:

Áp dụng công thức \(\tan a + \cot b = {{\cos \left( {a - b} \right)} \over {\cos a.\sin b}},\) ta biến đổi phương trình đã cho như sau:

\(\tan \left( {2x - {{3\pi } \over 4}} \right) + \cot \left( {4x - {{7\pi } \over 8}} \right) = 0\)

\(\Leftrightarrow {{\cos \left( {x + {{13\pi } \over 8}} \right)} \over {\cos \left( {2x - {{3\pi } \over 4}} \right)\sin \left( {4x + {{7\pi } \over 8}} \right)}} = 0\)

Do đó với điều kiện \(\cos \left( {2x - {{3\pi } \over 4}} \right) \ne 0\) và \(\sin \left( {4x + {{7\pi } \over 8}} \right) \ne 0,\) phương trình đã cho tương đương với phương trình \(\cos \left( {2x + {{13\pi } \over 8}} \right) = 0\Leftrightarrow x =  - {{9\pi } \over {16}} + k{\pi  \over 2} \)

Thử lại điều kiện bằng cách trực tiếp.


LG c

 \(\tan \left( {2x + {\pi  \over 3}} \right).\tan \left( {x - {\pi  \over 2}} \right) = 1\)    

Lời giải chi tiết:

Biến đổi phương trình đã cho như sau:

\(\eqalign{
& \tan \left( {2x + {\pi \over 3}} \right).\tan \left( {\pi - {x\over 2}} \right) = 1\cr& \Leftrightarrow \tan \left( {2x + {\pi \over 3}} \right) = \cot \left( { - {x \over 2}} \right) \cr 
& \Leftrightarrow \tan \left( {2x + {\pi \over 3}} \right) + \cot {x \over 2} = 0\cr& \Leftrightarrow {{\cos \left( {{{3x} \over 2} + {\pi \over 3}} \right)} \over {\cos \left( {2x + {\pi \over 3}} \right)\sin {x \over 2}}} = 0 \cr} \)

Do đó, với điều kiện \(\cos \left( {2x + {\pi  \over 3}} \right) \ne 0\) và \(\sin {x \over 2} \ne 0\), phương trình đã cho tương đương với phương trình \(\cos \left( {{{3x} \over 2} + {\pi  \over 3}} \right) = 0\Leftrightarrow x = {\pi  \over 9} + k{{2\pi } \over 3}\)

Thử lại điều kiện bằng cách trực tiếp.


LG d

 \(\sin 2x + 2\cot x = 3\)

Lời giải chi tiết:

Sử dụng công thức \(\sin 2x = {{2\tan x} \over {1 + {{\tan }^2}x}},\) ta có:

\(\sin 2x + 2\cot x = 3 \)

\(\Leftrightarrow {{2\tan x} \over {1 + {{\tan }^2}x}} + {2 \over {\tan x}} = 3\)

Giải tiếp phương trình này với điều kiện \(\tan x \ne 0\) ta được: \(x = {\pi  \over 4} + k\pi \)



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến