Bài 1 trang 77 SGK Hình học 11

Giải bài 1 trang 77 SGK Hình học 11. Cho hai hình thang ABCD và ABEF có chung đáy lớn AB và không cùng ằm trong một mặt phẳng.


Đề bài

Cho hai hình thang \(ABCD\) và \(ABEF\) có chung đáy lớn \(AB\) và không cùng nằm trong một mặt phẳng.

a) Tìm giao tuyến của các mặt phắng sau: \((AEC)\) và \((BFD)\), \((BCE)\) và \((ADF)\).

b) Lấy \(M\) là điểm thuộc \(DF\). Tìm giao điểm của đường thẳng \(AM\) với mặt phẳng \((BCE)\).

c) Chứng minh hai đường thẳng \(AC\) và \(BF\) không cắt nhau.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Tìm hai điểm chung của các mặt phẳng.

b) Tìm điểm chung của  \(AM\) với mặt phẳng \((BCE)\).

c) Sử dụng phương pháp phản chứng: Giả sử AC và BF đồng phẳng.

Lời giải chi tiết

a) Trong \((ABCD)\), gọi \(I=AC ∩ BD \). 

Do đó \(\left\{ \begin{array}{l}I \in AC \subset \left( {AEC} \right)\\I \in BD \subset \left( {BFD} \right)\end{array} \right.\) \( \Rightarrow I \in \left( {AEC} \right) \cap \left( {BFD} \right)\).

Trong \(( ABEF)\), gọi \(J=AE ∩ BF \)

Do đó \(\left\{ \begin{array}{l}J \in AE \subset \left( {AEC} \right)\\J \in BF \subset \left( {BFD} \right)\end{array} \right.\)\( \Rightarrow J \in \left( {AEC} \right) \cap \left( {BFD} \right)\).

Vậy \( (ACE) ∩ (BDF) = IJ\).

Trong \(\left( {ABCD} \right)\): gọi \(G = AD \cap BC\).

Khi đó \(\left\{ \begin{array}{l}G \in AD \subset \left( {ADF} \right)\\G \in BC \subset \left( {BCE} \right)\end{array} \right.\) \( \Rightarrow G \in \left( {ADF} \right) \cap \left( {BCE} \right)\).

Trong \(\left( {ABEF} \right)\): gọi \(H = AF \cap BE\).

Khi đó \(\left\{ \begin{array}{l}H \in AF \subset \left( {ADF} \right)\\H \in BE \subset \left( {BCE} \right)\end{array} \right.\) \( \Rightarrow H \in \left( {ADF} \right) \cap \left( {BCE} \right)\).

Vậy \((BCE) ∩ ( ADF) = GH\)

b) Trong \((AGH)\): Gọi \(N=AM ∩ GH\)

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}N \in AM\\N \in GH \subset \left( {BGH} \right) \equiv \left( {BCE} \right)\end{array} \right.\) \( \Rightarrow N = AM \cap \left( {BCE} \right)\)

c) Chứng minh bằng phương pháp phản chứng.

Giả sử \(AC\) và \(BF\) cùng nằm trong một mặt phẳng.

Khi đó \(BF \subset \left( {ABCD} \right)\) hay hai mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\) và \(\left( {ABEF} \right)\) trùng nhau (mâu thuẫn giả thiết)

Do đó: \(AC\) và \(BF\) không cắt nhau.

Bài giải tiếp theo
Bài 2 trang 77 SGK Hình học 11
Bài 3 trang 77 SGK Hình học 11
Bài 4 trang 78 SGK Hình học 11
Bài 1 trang 78 SGK Hình học 11
Bài 2 trang 78 SGK Hình học 11
Bài 3 trang 78 SGK Hình học 11
Bài 4 trang 79 SGK Hình học 11
Bài 5 trang 79 SGK Hình học 11
Bài 6 trang 79 SGK Hình học 11
Bài 7 trang 79 SGK Hình học 11

Bài học bổ sung
Bài 10 trang 54 SGK Hình học 11
Bài 1 trang 63 sách giáo khoa hình học lớp 11
Bài 3 trang 63 sách giáo khoa hình học lớp 11

Video liên quan



Từ khóa

hinh hoc lop 11