Bài 1, 2, 3 trang 130 SGK Toán 4

Giải bài 1, 2, 3 trang 130 SGK Toán 4. Bài 1: Tính.


Bài 1

Tính: 

a) \(\dfrac{4}{5}-\dfrac{1}{3}\);                             b) \(\dfrac{5}{6}-\dfrac{3}{8}\) 

c) \(\displaystyle {8 \over 7} - {2 \over 3}\)                              d) \(\dfrac{5}{3}-\dfrac{3}{5}\)

Phương pháp giải:

Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số của hai phân số, rồi trừ hai phân số đó.

Lời giải chi tiết:

a) \(\dfrac{4}{5}-\dfrac{1}{3}\);       

+ Quy đồng mẫu số hai phân số: 

\(\dfrac{4}{5}= \dfrac{4×3}{5×3}=\dfrac{12}{15}\);                  \(\dfrac{1}{3}= \dfrac{1×5}{3×5}=\dfrac{5}{15}\).

+ Trừ hai phân số: \(\dfrac{4}{5}-\dfrac{1}{3}=\dfrac{12}{15}-\dfrac{5}{15}=  \dfrac{7}{15}\)

b) \(\dfrac{5}{6}-\dfrac{3}{8}\)

+ Quy đồng mẫu số hai phân số: 

\(\dfrac{5}{6}= \dfrac{5×8}{6×8}=\dfrac{40}{48}\);                  \(\dfrac{3}{8}= \dfrac{3×6}{8×6}=\dfrac{18}{48}\)

+ Trừ hai phân số: \(\dfrac{5}{6}-\dfrac{3}{8}= \dfrac{40}{48}- \dfrac{18}{48}= \dfrac{22}{48} =\dfrac{11}{24} \)

Hoặc :

+ Quy đồng mẫu số hai phân số: 

\(\dfrac{5}{6}= \dfrac{5×4}{6×4}=\dfrac{20}{24}\);                  \(\dfrac{3}{8}= \dfrac{3×3}{8×3}=\dfrac{9}{24}\)

+ Trừ hai phân số: \(\dfrac{5}{6}-\dfrac{3}{8}= \dfrac{20}{24}- \dfrac{9}{24}=\dfrac{11}{24} \)

c) \(\displaystyle {8 \over 7} - {2 \over 3}\) 

+ Quy đồng mẫu số hai phân số: 

\(\displaystyle {8 \over 7} = {{8×3} \over {7×3}} = {{24} \over {21}}\);                  \(\displaystyle {2 \over 3} = {{2×7} \over {3×7}} = {{14} \over {21}}\)

+ Trừ hai phân số: \(\displaystyle {8 \over 7} - {2 \over 3} = {{24} \over {21}} - {{14} \over {21}} = {{10} \over {21}}\)

d) \(\dfrac{5}{3}-\dfrac{3}{5}\)

+ Quy đồng mẫu số hai phân số:

\(\dfrac{5}{3}= \dfrac{5×5}{3×5}= \dfrac{25}{15}\);                  \(\dfrac{3}{5}= \dfrac{3×3}{5×3}= \dfrac{9}{15}\)

+ Trừ hai phân số: \(\dfrac{5}{3}-\dfrac{3}{5}= \dfrac{25}{15}- \dfrac{9}{15}=  \dfrac{16}{15}\)


Bài 2

 Tính :

a) \(\dfrac{20}{16}- \dfrac{3}{4}\);                         b) \(\dfrac{30}{45}- \dfrac{2}{5}\)

c) \(\dfrac{10}{12}- \dfrac{3}{4}\) ;                        d) \(\dfrac{12}{9}- \dfrac{1}{4}\)

Phương pháp giải:

Rút gọn các phân số thành các phân số tối giản (nếu được), sau đó thực hiện phép trừ hai phân số như thông thường.

Lời giải chi tiết:

a) \(\dfrac{20}{16}- \dfrac{3}{4}= \dfrac{20:4}{16:4}-\dfrac{3}{4}= \dfrac{5}{4}- \dfrac{3}{4}\) \(=\dfrac{2}{4} = \dfrac{1}{2} \)

b) \(\dfrac{30}{45}- \dfrac{2}{5}=\dfrac{30:15}{45:15}- \dfrac{2}{5}= \dfrac{2}{3}- \dfrac{2}{5}\)\(= \dfrac{10}{15}-\dfrac{6}{15}=\dfrac{4}{15}\)

c) \(\dfrac{10}{12}- \dfrac{3}{4}= \dfrac{10:2}{12:2}- \dfrac{3}{4}= \dfrac{5}{6}- \dfrac{3}{4}\)\(= \dfrac{20}{24}- \dfrac{18}{24}= \dfrac{2}{24} = \dfrac{1}{12}\)

Hoặc : \(\dfrac{10}{12}- \dfrac{3}{4}= \dfrac{10:2}{12:2}- \dfrac{3}{4}= \dfrac{5}{6}- \dfrac{3}{4}\)\(= \dfrac{10}{12}- \dfrac{9}{12}= \dfrac{1}{12}\)

d) \(\dfrac{12}{9}- \dfrac{1}{4}= \dfrac{12:3}{9:3}- \dfrac{1}{4}= \dfrac{4}{3}- \dfrac{1}{4}\)\(= \dfrac{16}{12}-\dfrac{3}{12}=\dfrac{13}{12}\).


Bài 3

Trong một công viên có \( \dfrac{6}{7}\) diện tích đã trồng hoa và cây xạnh, trong đó \( \dfrac{2}{5}\) diện tích của công viên đã trồng hoa. Hỏi diện tích để trồng cây xanh là bao nhiêu phần diện tích của công viên ?

Phương pháp giải:

Diện tích trồng cây xanh \(=\) tổng diện tích đã trồng hoa và cây xanh \( -\) diện tích đã trồng hoa.

Lời giải chi tiết:

Diện tích trồng cây xanh chiếm số phần diện tích công viên là :

\(\dfrac{6}{7}- \dfrac{2}{5}= \dfrac{16}{35}\) (diện tích công viên)

Đáp số: \( \dfrac{16}{35}\) diện tích công viên.

Bài giải tiếp theo
Lý thuyết phép trừ phân số (tiếp theo)

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa