Bài 1, 2, 3 trang 127 SGK Toán 4
Giải bài 1, 2, 3 trang 127 SGK Toán 4. Bài 1: Tính.
Bài 1
Tính
a) \(\dfrac{2}{3}+\dfrac{3}{4}\); b) \(\dfrac{9}{4}+\dfrac{3}{5}\)
c) \(\dfrac{2}{5}+\dfrac{4}{7}\) d) \(\dfrac{3}{5}+ \dfrac{4}{3}\)
Phương pháp giải:
Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó.
Lời giải chi tiết:
a) \(\dfrac{2}{3}+\dfrac{3}{4}\)
+) Quy đồng mẫu số hai phân số:
\(\dfrac{2}{3} =\dfrac{2×4}{3×4}=\dfrac{8}{12}\); \(\dfrac{3}{4} =\dfrac{3×3}{4×3}=\dfrac{9}{12}\)
+) Cộng hai phân số: \(\dfrac{2}{3}+\dfrac{3}{4}= \dfrac{8}{12}+\dfrac{9}{12}=\dfrac{17}{12}\)
b) \(\dfrac{9}{4}+\dfrac{3}{5}\)
+) Quy đồng mẫu số hai phân số:
\(\dfrac{9}{4}= \dfrac{9×5}{4×5}=\dfrac{45}{20}\); \(\dfrac{3}{5}= \dfrac{3×4}{5×4}=\dfrac{12}{20}\)
+) Cộng hai phân số : \(\dfrac{9}{4}+\dfrac{3}{5} = \dfrac{45}{20}+ \dfrac{12}{20}=\dfrac{57}{20}\)
c) \(\dfrac{2}{5}+\dfrac{4}{7}\)
+) Quy đồng mẫu số hai phân số:
\(\dfrac{2}{5}= \dfrac{2×7}{5×7}=\dfrac{14}{35}\) ; \(\dfrac{4}{7}= \dfrac{4×5}{7×5}=\dfrac{20}{35}\)
+) Cộng hai phân số: \(\dfrac{2}{5}+\dfrac{4}{7} = \dfrac{14}{35}+ \dfrac{20}{35}=\dfrac{34}{35}\)
d) \(\dfrac{3}{5}+ \dfrac{4}{3}\)
+) Quy đồng mẫu số hai phân số:
\(\dfrac{3}{5}= \dfrac{3×3}{5×3}=\dfrac{9}{15}\); \(\dfrac{4}{3}= \dfrac{4×5}{3×5}=\dfrac{20}{15}\)
+) Cộng hai phân số: \(\dfrac{3}{5}+ \dfrac{4}{3} = \dfrac{9}{15}+\dfrac{20}{15}=\dfrac{29}{15}\)
Bài 2
Tính (theo mẫu)
Mẫu: \(\dfrac{13}{21}+\dfrac{5}{7}=\dfrac{13}{21}+\dfrac{5×3}{7×3}=\dfrac{13}{21}+\dfrac{15}{21}\) \(=\dfrac{28}{21}\)
a) \(\dfrac{3}{12}+\dfrac{1}{4}\) b) \(\dfrac{4}{25}+\dfrac{3}{5}\)
c) \(\dfrac{26}{81}+\dfrac{4}{27}\) d) \(\dfrac{5}{64}+\dfrac{7}{8}\)
Phương pháp giải:
Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó.
Lời giải chi tiết:
a) \(\dfrac{3}{12}+\dfrac{1}{4}= \dfrac{3}{12} + \dfrac{1×3}{4×3}\) \(=\dfrac{3}{12}+\dfrac{3}{12}\) \(=\dfrac{6}{12}\)\(= \dfrac{1}{2}\)
b) \(\dfrac{4}{25}+\dfrac{3}{5}= \dfrac{4}{25}+\dfrac{3×5}{5×5}\) \(= \dfrac{4}{25} +\dfrac{15}{25}= \dfrac{19}{25}\)
c) \(\dfrac{26}{81}+\dfrac{4}{27}= \dfrac{26}{81}+\dfrac{4×3}{27×3}\) \(= \dfrac{26}{81}+\dfrac{12}{81}\) \(=\dfrac{38}{81}\)
d) \(\dfrac{5}{64}+\dfrac{7}{8} = \dfrac{5}{64}+\dfrac{7×8}{8×8} \) \(= \dfrac{5}{64}+\dfrac{56}{64}\) \( =\dfrac{61}{64}\)
Bài 3
Một xe ô tô giờ đầu chạy được \(\dfrac{3}{8}\) quãng đường, giờ thứ hai chạy được \(\dfrac{2}{7}\) quãng đường. Hỏi sau hai giờ ô tô chạy được bao nhiêu phần của quãng đường?
Phương pháp giải:
Số phần quãng đường chạy được trong hai giờ \(=\) số phần quãng đường chạy được trong giờ đầu \(+\) số phần quãng đường chạy được trong giờ thứ hai.
Lời giải chi tiết:
Sau hai giờ ô tô chạy được số phần của quãng đường là:
\(\dfrac{3}{8}+\dfrac{2}{7}=\dfrac{37}{56}\) (quãng đường)
Đáp số: \(\dfrac{37}{56}\) quãng đường.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 1, 2, 3 trang 127 SGK Toán 4 timdapan.com"