Bài 1, 2, 3, 4 trang 131, 132 SGK Toán 4

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 131, 132 SGK Toán 4. Bài 1: Tính.


Bài 1

Tính: 

a) \(\dfrac{2}{3}+\dfrac{5}{4}\);                             b) \(\dfrac{3}{5}+\dfrac{9}{8}\);

c) \(\dfrac{3}{4}-\dfrac{2}{7}\) ;                            d) \(\dfrac{11}{5}-\dfrac{4}{3}\).

Phương pháp giải:

Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số của hai phân số, rồi cộng (hoặc trừ) hai phân số đó.

Lời giải chi tiết:

a) \(\dfrac{2}{3}+\dfrac{5}{4}= \dfrac{8}{12}+ \dfrac{15}{12}= \dfrac{23}{12}\)

b) \(\dfrac{3}{5}+\dfrac{9}{8}= \dfrac{24}{40}+\dfrac{45}{40}=\dfrac{69}{40}\)

c) \(\dfrac{3}{4}-\dfrac{2}{7}= \dfrac{21}{28}-\dfrac{8}{28}= \dfrac{13}{28}\)

d) \(\dfrac{11}{5}-\dfrac{4}{3}= \dfrac{33}{15}-\dfrac{20}{15}=\dfrac{13}{15}\)


Bài 2

Tính:

a) \(\dfrac{4}{5}+\dfrac{17}{25}\);                          b) \(\dfrac{7}{3}-\dfrac{5}{6}\) ;

c) \(1+\dfrac{2}{3}\);                              d) \(\dfrac{9}{2}-3\)

Phương pháp giải:

- Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số của hai phân số, rồi cộng (hoặc trừ) hai phân số đó.

- Viết số tự nhiên dưới dạng phân số thích hợp, sau đó thực hiện phép cộng (hoặc phép trừ) hai phân số như thông thường.

Lời giải chi tiết:

a) \(\dfrac{4}{5}+\dfrac{17}{25}= \dfrac{20}{25}+\dfrac{17}{25}=\dfrac{37}{25}\)

b) \(\dfrac{7}{3}-\dfrac{5}{6}= \dfrac{14}{6}-\dfrac{5}{6}=\dfrac{9}{6} =\dfrac{3}{2} \)

c) \(1+\dfrac{2}{3}= \dfrac{3}{3}+\dfrac{2}{3}= \dfrac{5}{3}\)

d) \(\dfrac{9}{2}-3 = \dfrac{9}{2}-\dfrac{6}{2}=\dfrac{3}{2}\)


Bài 3

Tìm \(x\):

\(a)\;x+\dfrac{4}{5} =\dfrac{3}{2}\)                \(b) \;x+\dfrac{3}{2} =\dfrac{11}{4}\)                \(c) \;\dfrac{25}{3} -x=\dfrac{5}{6}\)

Phương pháp giải:

Áp dụng các quy tắc:

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

Lời giải chi tiết:

a) \(x+\dfrac{4}{5} =\dfrac{3}{2}\)              b) \(x-\dfrac{3}{2} =\dfrac{11}{4}\)

    \(x = \dfrac{3}{2} -\dfrac{4}{5} \)                 \(x=\dfrac{11}{4}+\dfrac{3}{2}\)

    \( x =\dfrac{7}{10} \)                        \( x =\dfrac{7}{4} \)

c) \(\dfrac{25}{3} -x=\dfrac{5}{6}\)

   \(x= \dfrac{25}{3} -\dfrac{5}{6}\)

    \(x = \dfrac{45}{6} = \dfrac{15}{2} \)


Bài 4

Tính bằng cách thuận tiện nhất: 

a) \(\dfrac{12}{17} +\dfrac{19}{17}+\dfrac{8}{17}\);                                  b) \(\dfrac{2}{5} +\dfrac{7}{12}+\dfrac{13}{12}\)

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để nhóm các phân số thích hợp lại với nhau.

Lời giải chi tiết:

a) \(\dfrac{12}{17} +\dfrac{19}{17}+\dfrac{8}{17}\)

    \(= \left( \dfrac{12}{17} +\dfrac{8}{17} \right) +\dfrac{19}{17} \)

    \(= \dfrac{20}{17}+\dfrac{19}{17}= \dfrac{39}{17}\)

b) \(\dfrac{2}{5} +\dfrac{7}{12}+\dfrac{13}{12} \)

    \(=\dfrac{2}{5} + \left(\dfrac{7}{12}+\dfrac{13}{12}\right) \)

    \(= \dfrac{2}{5} +\dfrac{20}{12} = \dfrac{2}{5} +\dfrac{5}{3}\)

    \( = \dfrac{6}{15}+\dfrac{25}{15}= \dfrac{31}{15}\)


Bài 5

Trong giờ học tự chọn lớp 4A có \( \dfrac{2}{5}\) số học sinh học Tiếng Anh và \( \dfrac{3}{7}\) số học sinh học Tin học. Hỏi số học sinh học Tin học và Tiếng Anh bằng bao nhiêu phần tổng số học sinh cả lớp ?

Phương pháp giải:

Số học sinh học Tin học và Tiếng Anh \(=\) số học sinh học Tiếng Anh \(+\) số học sinh học Tin học.

Lời giải chi tiết:

Số học sinh học Tiếng Anh và học Tin học chiếm số phần tổng số học sinh cả lớp là: 

\(\dfrac{2}{5} +\dfrac{3}{7}=\dfrac{29}{35}\) (số học sinh cả lớp)

Đáp số: \( \dfrac{29}{35}\) số học sinh cả lớp.

Bài giải tiếp theo

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa