Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 133 SGK Toán 4

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 133 SGK Toán 4. Bài 1. Tính theo mẫu:...


Bài 1

Tính theo mẫu:

Mẫu: \( \displaystyle{2 \over 9} \times 5 = {2 \over 9} \times {5 \over 1} = {{2 \times 5} \over {9 \times 1}} = {{10} \over 9}\)

Ta có thể viết gọn như sau: \( \displaystyle{2 \over 9} \times 5 = {{2 \times 5} \over 9} = {{10} \over 9}.\)

a) \( \displaystyle{9 \over {11}} \times 8\)                                b) \( \displaystyle{5 \over 6} \times 7\)

c) \( \displaystyle{4 \over 5} \times 1\)                                  d) \( \displaystyle{5 \over 8} \times 0 \)

Phương pháp giải:

Muốn nhân phân số với số tự nhiên ta có thể viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là \(1\), sau đó thực hiện phép nhân hai phân số như thông thường; hoặc để viết gọn ta có thể lấy tử số nhân với số tự nhiên và giữ nguyên mẫu số.

Lời giải chi tiết:

a) \( \displaystyle{9 \over {11}} \times 8 = {{9 \times 8} \over {11}} = {{72} \over {11}}\)

b) \( \displaystyle{5 \over 6} \times 7 = {{5 \times 7} \over 6} = {{35} \over 6}\)

c) \( \displaystyle{4 \over 5} \times 1 = {{4 \times 1} \over 5} = {4 \over 5}\)

d) \( \displaystyle{5 \over 8} \times 0 = {{5 \times 0} \over 8} = {0 \over 8} = 0\)


Bài 2

Tính (theo mẫu)

Mẫu: \( \displaystyle2 \times {3 \over 7} = {2 \over 1} \times {3 \over 7} = {{2 \times 3} \over {1 \times 7}} = {6 \over 7}\).

Ta có thể viết gọn như sau: \( \displaystyle2 \times {3 \over 7} = {{2 \times 3} \over 7} = {6 \over 7}\).

a) \( \displaystyle4 \times {6 \over 7} \)                                   b) \( \displaystyle3 \times {4 \over {11}}\)

c) \( \displaystyle1 \times {5 \over 4}\)                                   d) \( \displaystyle0 \times {2 \over 5}\)

Phương pháp giải:

Muốn nhân số tự nhiên với phân số ta có thể viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là \(1\), sau đó thực hiện phép nhân hai phân số như thông thường; hoặc để viết gọn ta có thể lấy số tự nhiên nhân với tử số và giữ nguyên mẫu số.

Lời giải chi tiết:

a) \( \displaystyle4 \times {6 \over 7} = {{4 \times 6} \over 7} = {{24} \over 7}\)

b) \( \displaystyle3 \times {4 \over {11}} = {{3 \times 4} \over {11}} = {{12} \over {11}}\)

c) \( \displaystyle1 \times {5 \over 4} = {{1 \times 5} \over 4} = {5 \over 4}\)

d) \( \displaystyle0 \times {2 \over 5} = {{0 \times 2} \over 5} ={0 \over 5}= 0\)


Bài 3

Tính rồi so sánh kết quả: \( \displaystyle{2 \over 5} \times 3 \)  và \( \displaystyle{2 \over 5} + {2 \over 5} + {2 \over 5} .\)

Phương pháp giải:

- Muốn nhân phân số với số tự nhiên ta có thể viết gọn bằng cách lấy tử số nhân với số tự nhiên và giữ nguyên mẫu số.

- Muốn cộng các phân số cùng mẫu sô, ta cộng các tử số và giữ nguyên mẫu số.

Lời giải chi tiết:

\( \displaystyle{2 \over 5} \times 3 = {{2 \times 3} \over 5} = {6 \over 5}\)  ;          \( \displaystyle{2 \over 5} + {2 \over 5} + {2 \over 5} = {{2 + 2 + 2} \over 5} = {6 \over 5}\).

Mà \(\dfrac{6}{6}=\dfrac{6}{5}\)

Vậy: \( \displaystyle{2 \over 5} \times 3={2 \over 5} + {2 \over 5} + {2 \over 5}\).


Bài 4

Tính rồi rút gọn:

a) \( \displaystyle{5 \over 3} \times {4 \over 5} \)                    b) \( \displaystyle{2 \over 3} \times {3 \over 7}\)                    c) \( \displaystyle{7 \over {13}} \times {{13} \over 7}\)

Phương pháp giải:

Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

Lời giải chi tiết:

a) \( \displaystyle{5 \over 3} \times {4 \over 5} = {{5 \times 4} \over {3 \times 5}} = {{20} \over {15}} = {{20:5} \over {15:5}} = {4 \over 3}\)

Hoặc : \( \displaystyle{5 \over 3} \times {4 \over 5} = {{ \not{5} \times 4} \over {3 \times \not{5}}} = {4 \over 3}\)

b) \( \displaystyle{2 \over 3} \times {3 \over 7} = {{2 \times \not{3}} \over {\not{3} \times 7}}  = {2 \over 7}\)

Hoặc : \( \displaystyle{2 \over 3} \times {3 \over 7} = {{2 \times 3} \over {3 \times 7}} = {6 \over {21}} = {{6:3} \over {21:3}} = {2 \over 7}\)

c) \( \displaystyle{7 \over {13}} \times {{13} \over 7} = {{7 \times 13} \over {13 \times 7}} = {{91} \over {91}} = 1\)

Hoặc : \( \displaystyle{7 \over {13}} \times {{13} \over 7} = {{\not{7} \times \not{13}} \over {\not{13} \times \not{7}}}  = 1\) 


Bài 5

Tính chu vi và diện tích hình vuông có cạnh \( \displaystyle{{5} \over 7}m\).

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức:

- Chu vi hình vuông \(=\) cạnh \(\times \; 4\).

- Diện tích hình vuông \(=\) cạnh \(\times\) cạnh.

Lời giải chi tiết:

Chu vi của hình vuông là:

               \( \displaystyle{5 \over 7} \times 4 = {{20} \over 7}\,\,(m)\)

Diện tích của hình vuông là:

               \( \displaystyle{5 \over 7} \times {5 \over 7}  = {{25} \over {49}}\,\,({m^2})\)

                          Đáp số: Chu vi: \( \displaystyle{{20} \over 7}m\); 

                                    Diện tích:  \( \displaystyle{{25} \over {49}}{m^2}\)

Bài giải tiếp theo

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa