Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110, 111 SGK Toán 4

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110, 111 SGK Toán 4. Bài 1: Đọc các số đo đại lượng.


Bài 1

 Đọc các số đo đại lượng : \(\dfrac{1}{2}kg\); \(\dfrac{5}{8}m\) ;\(\dfrac{19}{12}\) giờ; \(\dfrac{6}{100}m\).

Phương pháp giải:

Khi đọc phân số ta đọc tử số trước, dấu gạch ngang đọc là “phần”, sau đó đọc mẫu số; nếu có đơn vị đo thì ta đọc tên đơn vị đo.

Lời giải chi tiết:

\(\dfrac{1}{2}kg\) đọc là: một phần hai ki-lô-gam;

\(\dfrac{5}{8}m\) đọc là: năm phần tám mét;

\(\dfrac{19}{12}\) giờ đọc là: mười chín phần mười hai giờ;

\(\dfrac{6}{100}m\) đọc là: sáu phần một trăm mét.


Bài 2

 Viết các phân số: một phần tư, sáu phần mười; mười tám phần tám mươi lăm; bảy mươi hai phần một trăm.

Phương pháp giải:

Khi đọc phân số ta đọc tử số trước, dấu gạch ngang đọc là “phần”, sau đó đọc mẫu số. Từ đó ta viết được phân số dựa vào cách đọc của phân số đó.

Lời giải chi tiết:

Phân số "một phần tư" viết là:\(\dfrac{1}{4}\) ;

Phân số "sáu phần mười" viết là: \(\dfrac{6}{10}\) ;

Phân số "mười tám phần tám mươi lăm" viết là: \(\dfrac{18}{85}\) ;

Phân số "bảy mươi hai phần một trăm" viết là: \(\dfrac{72}{100}\).


Bài 3

 Viết mỗi số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số bằng \(1\).

                     \(8 ; \quad    14 ;  \quad   32;  \quad   0;  \quad     1 \)

Phương pháp giải:

Kết quả của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết là một phân số, chẳng hạn \(5:4 = \dfrac{5}{4}\).

Lời giải chi tiết:

\(8 =\dfrac{8}{1}\);                     \(14 =\dfrac{14}{1}\);

\(32 =\dfrac{32}{1}\) ;                 \(0 = \dfrac{0}{1}\)  ;                    \(  1=\dfrac{1}{1}\)


Bài 4

 Viết một phân số :

a) Bé hơn \(1\) ;                            b) Bằng \(1\) ;                             c) Lớn hơn \(1\) .

Phương pháp giải:

Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn \(1\).

Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng \(1\).

Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn \(1\).

Lời giải chi tiết:

Có thể chọn các phân số sau :

a) \(\dfrac{3}{5}\)                         b) \(\dfrac{4}{4}\)                           c) \(\dfrac{7}{3}\).


Bài 5

 Mỗi đoạn thẳng dưới đây đều được chia thành các phần có độ dài bằng nhau. Viết vào chỗ chấm theo mẫu:

Phương pháp giải:

Quan sát ví dụ mẫu để tìm phân số phù hợp với các đoạn thẳng đã cho.

Lời giải chi tiết:

Học sinh ghi vào chỗ chấm như sau :

a) CP = \(\dfrac{3}{4}\) CD                                          b) OM = \(\dfrac{2}{5}\)MN

    PD = \(\dfrac{1}{4}\) CD                                              ON = \(\dfrac{3}{5}\) MN

Bài giải tiếp theo

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa