Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 117, 118 SGK Toán 4
Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 117, 118 SGK Toán 4. Bài 1: Quy đồng mẫu số các phân số:...
Bài 1
Quy đồng mẫu số các phân số:
a) \( \displaystyle{1 \over 6}\) và \( \displaystyle{4 \over 5}\) ; \( \displaystyle{{11} \over {49}}\) và \( \displaystyle{8 \over 7}\); \( \displaystyle{{12} \over 5}\) và \( \displaystyle{5 \over 9}\);
b) \( \displaystyle{5 \over 9}\) và \( \displaystyle{7 \over {36}}\) ; \( \displaystyle{{47} \over {100}}\) và \( \displaystyle{{17} \over {25}}\) ; \( \displaystyle{4 \over 9}\) và \( \displaystyle{5 \over 8}\).
Phương pháp giải:
Khi quy đồng mẫu số hai phân số có thể làm như sau:
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.
Lời giải chi tiết:
a) \( \displaystyle{1 \over 6} = {{1 \times 5} \over {6 \times 5}} = {5 \over {30}};\,\,\,\,{4 \over 5} = {{4 \times 6} \over {5 \times 6}} = {{24} \over {30}}\)
Vậy quy đồng mẫu số hai phân số \( \displaystyle{1 \over 6}\) và \( \displaystyle{4 \over 5}\) được hai phân số \( \displaystyle{5 \over {30}}\) và \( \displaystyle {{24} \over {30}}\).
+) Giữ nguyên phân số \( \displaystyle{{11} \over {49}}\) \(\displaystyle;\,\,\,\,{8 \over 7} = {{8 \times 7} \over {7 \times 7}} = {{56} \over {49}}\)
Vậy quy đồng mẫu số hai phân số \( \displaystyle{{11} \over {49}}\) và \( \displaystyle{8 \over 7}\) được hai phân số \( \displaystyle{{11} \over {49}}\) và \( \displaystyle {{56} \over {49}}\).
+) \( \displaystyle{{12} \over 5} = {{12 \times 9} \over {5 \times 9}} = {{108} \over {45}};\) \( \displaystyle\,\,\,\,{5 \over 9} = {{5 \times 5} \over {9 \times 5}} = {{25} \over {45}}\)
Vậy quy đồng mẫu số hai phân số \( \displaystyle{{12} \over 5}\) và \( \displaystyle{5 \over 9} \) được hai phân số \( \displaystyle{{108} \over {45}}\) và \( \displaystyle {{25} \over {45}}\).
b) \( \displaystyle{5 \over 9} = {{5 \times 4} \over {9 \times 4}} = {{20} \over {36}};\) giữ nguyên phân số \( \displaystyle{7 \over {36}}\).
Vậy quy đồng mẫu số hai phân số \( \displaystyle{5 \over 9} \) và \( \displaystyle{7 \over {36}}\) được hai phân số \( \displaystyle {{20} \over {36}}\) và \( \displaystyle {7 \over {36}}\).
+) Giữ nguyên phân số\( \displaystyle{{47} \over {100}};\) \( \displaystyle \,\,\,\,{{17} \over {25}} = {{17 \times 4} \over {25 \times 4}} = {{68} \over {100}}\).
Vậy quy đồng mẫu số hai phân số \( \displaystyle{{47} \over {100}}\) và \( \displaystyle{{17} \over {25}}\) được hai phân số \( \displaystyle{{47} \over {100}}\) và \( \displaystyle {{68} \over {100}}\).
+) \( \displaystyle{4 \over 9} = {{4 \times 8} \over {9 \times 8}} = {{32} \over {72}};\,\,\,\,\,{5 \over 8} = {{5 \times 9} \over {8 \times 9}} = {{45} \over {72}}\)
Vậy quy đồng mẫu số hai phân số \( \displaystyle{4 \over 9}\) và \( \displaystyle{5 \over 8}\) được hai phân số \( \displaystyle {{32} \over {72}}\) và \( \displaystyle {{45} \over {72}}\).
Bài 2
a) Hãy viết \( \displaystyle{3 \over 5}\) và \(2\) thành hai phân số đều có mẫu số là \(5\).
b) Hãy viết \(5\) và \( \displaystyle{5 \over 9}\) thành hai phân số đều có mẫu số là \(9;\) là \(18\).
Phương pháp giải:
a) Viết \(2\) dưới dạng phân số có mẫu số là \(1\), sau đó viết phân số đó thành phân số có mẫu số là \(5\) bằng cách nhân cả tử số và mẫu số với \(5\); giữ nguyên phân số \( \displaystyle{3 \over 5}\).
b) +) Viết \(5\) dưới dạng phân số có mẫu số là \(1\), sau đó viết phân số đó thành phân số có mẫu số là \(9\) bằng cách nhân cả tử số và mẫu số với \(5\); giữ nguyên phân số \( \displaystyle{5 \over 9}\).
+) Viết \(5\) dưới dạng phân số có mẫu số là \(1\), sau đó viết phân số đó thành phân số có mẫu số là \(18\) bằng cách nhân cả tử số và mẫu số với \(18\).
Ta có: \( 18: 9 = 2\), do đó ta viết phân số \(\dfrac{5}{9} \) thành phân số có mẫu số là \(18\) bằng cách nhân cả tử số và mẫu số với \(2\).
Lời giải chi tiết:
a) Giữ nguyên phân số \( \displaystyle{3 \over 5}\); \( \displaystyle2 = {2 \over 1} = {{2 \times 5} \over {1 \times 5}} = {{10} \over 5}\)
b) \( \displaystyle5 = {5 \over 1} = {{5 \times 9} \over {1 \times 9}} = {{45} \over 9}\); giữ nguyên phân số \( \displaystyle{5 \over 9}\).
\( \displaystyle5 = {5 \over 1} = {{5 \times 18} \over {1 \times 18}} = {{90} \over {18}};\) \( \displaystyle\,\,\,{5 \over 9} = {{5 \times 2} \over {9 \times 2}} = {{10} \over {18}}\).
Bài 3
Quy đồng mẫu số các phân số (theo mẫu) :
Mẫu: Quy đồng mẫu số các phân số: \( \displaystyle{1 \over 2};{1 \over 3}\) và \( \displaystyle{2 \over 5}\).
Ta có :
\( \displaystyle\eqalign{& {1 \over 2} = {{1 \times 3 \times 5} \over {2 \times 3 \times 5}} = {{15} \over {30}}; \cr& {1 \over 3} = {{1 \times 3 \times 5} \over {3 \times 2 \times 5}} = {{10} \over {30}}; \cr & {2 \over 5} = {{2 \times 2 \times 3} \over {5 \times 2 \times 3}} = {{12} \over {30}}. \cr} \)
Vậy quy đồng mẫu số các phân số \( \displaystyle{1 \over 2};{1 \over 3};{3 \over 5}\) được \( \displaystyle{{15} \over {30}};{{10} \over {30}};{{12} \over {30}}.\)
a) \( \displaystyle{1 \over 3};{1 \over 4}\) và \( \displaystyle{4 \over 5}\); b) \( \displaystyle{1 \over 2};{2 \over 3}\) và \( \displaystyle{3 \over 4}\)
Phương pháp giải:
Khi quy đồng mẫu số ba phân số có thể làm như sau:
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với tích của mẫu số của phân số thứ hai và mẫu số của phân số thứ ba.
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với tích của mẫu số của phân số thứ nhất và mẫu số của phân số thứ ba.
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ ba nhân với tích của mẫu số của phân số thứ nhất và mẫu số của phân số thứ hai.
Lời giải chi tiết:
a)
\( \displaystyle\eqalign{
& {1 \over 3} = {{1 \times 4 \times 5} \over {3 \times 4 \times 5}} = {{20} \over {60}};
\cr & {1 \over 4} = {{1 \times 3 \times 5} \over {4 \times 3 \times 5}} = {{15} \over {60}}; \cr
& {4 \over 5} = {{4 \times 3 \times 4} \over {5 \times 3 \times 4}} = {{48} \over {60}}. \cr} \)
Vậy quy đồng mẫu số các phân số \( \displaystyle{1 \over 3};{1 \over 4};{4 \over 5}\) được \( \displaystyle{{20} \over {60}};{{15} \over {60}};{{48} \over {60}}.\)
b)
\( \displaystyle\eqalign{
& {1 \over 2} = {{1 \times 3 \times 4} \over {2 \times 3 \times 4}} = {{12} \over {24}};
\cr & {2 \over 3} = {{2 \times 2 \times 4} \over {3 \times 2 \times 4}} = {{16} \over {24}}; \cr
& {3 \over 4} = {{3 \times 2 \times 3} \over {4 \times 2 \times 3}} = {{18} \over {24}}. \cr} \)
Vậy quy đồng mẫu số các phân số \( \displaystyle {1 \over 2};{2 \over 3};{3 \over 4}\) được \( \displaystyle{{12} \over {24}};{{16} \over {24}};{{18} \over {24}}.\)
Hoặc :
\( \displaystyle\eqalign{
& {1 \over 2} = {{1 \times 6} \over {2 \times 6}} = {{6} \over {12}};
\cr & {2 \over 3} = {{2 \times 4} \over {3 \times 4}} = {{8} \over {12}}; \cr
& {3 \over 4} = {{3 \times 3} \over {4 \times 3}} = {{9} \over {12}}. \cr} \)
Vậy quy đồng mẫu số các phân số \( \displaystyle {1 \over 2};{2 \over 3};{3 \over 4}\) được \( \displaystyle{{6} \over {12}};{{8} \over {12}};{{9} \over {12}}.\)
Bài 4
Viết các phân số lần lượt bằng \( \displaystyle{7 \over {12}};{{23} \over {30}}\) và có mẫu số chung là \(60\).
Phương pháp giải:
Ta có: \(60 : 12 = 5\) và \(60:30 = 2 \). Do đó ta viết phân số \(\dfrac{7}{12} \) thành phân số có mẫu số là \(60\) bằng cách nhân cả tử số và mẫu số với \(5\); viết phân số \(\dfrac{23}{30}\) thành phân số có mẫu số là \(60\) bằng cách nhân cả tử số và mẫu số với \(2\).
Lời giải chi tiết:
\( \displaystyle\eqalign{
& {7 \over {12}} = {{7 \times 5} \over {12 \times 5}} = {{35} \over {60}}; \cr
& {{23} \over {30}} = {{23 \times 2} \over {30 \times 2}} = {{46} \over {60}}. \cr} \)
Bài 5
Tính (theo mẫu) :
a) \( \displaystyle{{15 \times 7} \over {30 \times 11}};\) b) \( \displaystyle{{4 \times 5 \times 6} \over {12 \times 15 \times 9}};\) c)\( \displaystyle{{6 \times 8 \times 11} \over {33 \times 16}}\)
Mẫu : \( \displaystyle{{15 \times 7} \over {30 \times 11}} = {{\not{15} \times 7} \over {\not{15} \times 2 \times 11}} = {7 \over {22}}.\)
Phương pháp giải:
Phân tích tử số và mẫu số thành tích của các thừa số, sau đó lần lượt chia nhẩm tích ở tử số và tích ở mẫu số cho các thừa số chung.
Lời giải chi tiết:
b) \( \displaystyle{{4 \times 5 \times 6} \over {12 \times 15 \times 9}} = {{\not{4} \times \not{5} \times \not{3} \times 2} \over {\not{4} \times \not{3} \times 3 \times \not{5} \times 9}}\) \(\displaystyle = {2 \over {27}}.\)
c) \( \displaystyle{{6 \times 8 \times 11} \over {33 \times 16}} = {{\not{2} \times \not{3} \times \not{8} \times \not{11}} \over {\not{3} \times \not{11} \times \not{8} \times \not{2}}} = 1.\)
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 117, 118 SGK Toán 4 timdapan.com"