Bài 92: Chắc chắn - Có thể - Không thể


Tóm tắt lý thuyết

- Dùng từ không thể để mô tả khả năng xảy ra khi biết rõ là chắc chắn không xảy ra.

- Dùng từ có thể để mô tả khả năng xảy ra khi biết có thế xảy ra nhưng không chắc chắn.

- Dùng từ chắc chắn để mô tả khả năng xảy ra khi biết rõ chắc chắn xảy ra.

Ví dụ:

Chắc chắn lấy được 1 

Có thể lấy được 1 

Không thể lấy được 1 

Bài tập minh họa

Chọn câu trả lời đúng.

Mai gieo một xúc xắc có 6 mặt như sau:

Khả năng số chấm xuất hiện ở mặt trên xúc xắc là:

a) 4 chấm.

A. Chắc chắn                     B. Có thể                     C. Không thể

b) Ít hơn 7 chấm.

A. Chắc chắn                     B. Có thể                     C. Không thể

c) Nhiều hơn 7 chấm.

A. Chắc chắn                     B. Có thể                     C. Không thể

Hướng dẫn giải

a) Mai gieo một xúc xắc có 6 mặt thì Mai có thể nhận được các mặt từ 1 đến 6.

Vậy số chấm xuất hiện ở mặt trên xúc xắc có thể là 4 chấm.

Chọn B. Có thể.

b) Mai gieo một xúc xắc có 6 mặt thì Mai có thể nhận được các mặt từ 1 đến 6 nên mặt nào cũng có ít hơn 7 chấm.

Vậy số chấm xuất hiện ở mặt trên xúc xắc chắc chắn ít hơn 7 chấm.

Chọn A. Chắc chắn.

c) Mai gieo một xúc xắc có 6 mặt thì Mai có thể nhận được các mặt từ 1 đến 6 nên mặt nào cũng có ít hơn 7 chấm.

Vậy số chấm xuất hiện ở mặt trên xúc xắc không thể nhiều hơn 7 chấm.

Chọn C. Không thể.

Luyện tập

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

- Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ: chắc chắn, có thể, không thể thông qua một vài thí nghiệm, trò chơi hoặc xuất phát từ thực tiễn.

- Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. 

Bài học tiếp theo

Bài 93: Em ôn lại những gì đã học trang 84
Bài 94: Em vui học toán trang 86
Bài 95: Ôn tập về phép tính trong phạm vi 1000
Bài 96: Ôn tập về phép tính trong phạm vi 1000 (tiếp theo)
Bài 97: Ôn tập hình học và đo lường
Bài 98: Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất
Bài 99: Ôn tập chung trang 96

Bài học bổ sung