Bài 79: Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kiến thức cần nhớ

Cách đặt tính và tính theo cột dọc của phép cộng các số có ba chữ số.

Ví dụ:

1.2. Các dạng toán

Dạng 1: Đặt tính và tính

- Đặt tính, các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.

- Thực hiện phép cộng từ phải sang trái.

Dạng 2: Toán đố

- Đọc và phân tích đề: Bài toán cho giá trị của các đại lượng hoặc bài toán về “nhiều hơn”

- Tìm cách giải: Muốn tìm “tất cả” hoặc giá trị của đại lượng nhiều hơn thì ta thường thực hiện phép cộng các số.

- Trình bày lời giải

- Kiểm tra lại kết quả và lời giải của bài toán.

Bài tập minh họa

Câu 1: Đặt tính rồi tính

247 + 351

703 + 204

Hướng dẫn giải

\(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{247}\\{351}\end{array}}\\\hline{\,\,\,598}\end{array}\)                               

\(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{703}\\{204}\end{array}}\\\hline{\,\,\,907}\end{array}\)

Câu 2: Tại khu bảo tồn động vật, sư tử con cân nặng 107 kg, hổ con nặng hơn sư tử con là 32 kg. Hỏi hổ con cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam

Hướng dẫn giải

Tóm tắt

Sư tử con nặng: 107 kg

Hổ con nặng hơn sư tử con: 32 kg

Hổ con nặng: ... kg ?

Bài giải

Hổ con cân nặng số ki-lô-gam là:

107 + 32 = 139 (kg)

Đáp số: 139 kg.

Luyện tập

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

- Biết thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số (không nhớ) theo cột dọc

- Rèn tính nhanh, chính xác.

Bài học tiếp theo

Bài 80: Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000
Bài 81: Luyện tập trang 62
Bài 82: Mét
Bài 83: Kí-lô-mét
Bài 84: Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 1000
Bài 85: Luyện tập trang 70
Bài 86: Phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000
Bài 87: Luyện tập trang 73
Bài 88: Luyện tập chung trang 74
Bài 89: Luyện tập chung trang 76

Bài học bổ sung