Bộ đề thi học kì 2 lớp 3 theo Thông tư 22 được TimDapAnsưu tầm, tổng hợp trọn bộ môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tin học, Tự nhiên xã hội. Bộ đề thi học kì 2 lớp 3 này có đáp án và bảng ma trận đề thi học kì 2 theo Thông tư 22 kèm theo giúp các em ôn tập, hệ thống, củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho các bài thi học kì 2 lớp 3. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô khi ra đề thi học kì 2 lớp 3 cho các em học sinh.
Bộ đề thi học kì 2 lớp 3
- I. Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 3
- II. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
- III. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 3
- IV. Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 3
- V. Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tự nhiên và xã hội
- VI. Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Đạo Đức
- Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 3
- Đề thi học kì 2 lớp 3 Tải nhiều
I. Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 3
Đề thi Toán lớp 3 học kì 2 Số 1
Ma trận Đề thi Toán học kì 2 lớp 3
Mạch kiến thức, kĩ năng |
Số câu, số điểm |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
|||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Số học: Tìm số liền sau, so sánh các số có bốn hoặc năm chữ số; thực hiện các phép tính cộng, trừ các số có bốn hoặc năm chữ số; nhân, chia số có bốn hoặc năm chữ số với (cho) số có một chữ số. Số La Mã |
Số câu |
2 |
1 |
1 |
1 |
3 |
2 |
||||
Câu số |
1,7 |
2 |
8 |
9 |
1,2,7 |
8,9 |
|||||
Số điểm |
2 |
1 |
1 |
1 |
3 |
2 |
|||||
Đại lượng và đo đại lượng: Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng (thời gian, độ dài, diện tích, …). Giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. |
Số câu |
1 |
1 |
1 |
2 |
1 |
|||||
Câu số |
4 |
5 |
10 |
4,5 |
10 |
||||||
Số điểm |
1 |
1 |
1 |
2 |
1 |
||||||
Yếu tố hình học: Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông. |
Số câu |
1 |
1 |
2 |
|||||||
Câu số |
6 |
3 |
3,6 |
||||||||
Số điểm |
1 |
1 |
2 |
||||||||
Tổng |
Số câu |
3 |
2 |
1 |
2 |
1 |
1 |
10 |
|||
Số điểm |
3 |
2 |
1 |
2 |
1 |
1 |
10 |
Xem thêm từng đề chi tiết:
- Đề thi Toán lớp 3 học kì 2 năm 2021 - 2022 - Đề 1
- Đề thi Toán lớp 3 học kì 2 năm 2021 - 2022 - Đề 2
- Đề thi Toán lớp 3 học kì 2 năm 2021 - 2022 - Đề 3
- Bộ 05 đề thi Toán học kì 2 lớp 3 năm 2021 - 2022
Đề thi Toán lớp 3 học kì 2
Trường Tiểu học ................................ Họ và tên: ………………........................ Lớp: 3… |
Thứ ………. ngày …. tháng …. năm 2022 ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2 Năm học: 2021 - 2022 Môn: Toán - Lớp 3 Thời gian: 40 phút |
Điểm |
Lời phê của giáo viên |
Phần trắc nghiệm: Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng nhất:
Câu 1: Số 13 được viết bằng chữ số La Mã là:
A. XIII
B. XIV
C. XIIV
D. IIIX
Câu 2: Điền dấu: >, < , = vào ô trống:
A. 76 635 ... 76 653 B. 18 536 ... 17 698 |
C. 47 526 ... 47 520 + 6 D. 92 569 ... 92 500 + 70 |
Câu 3: Chu vi của hình vuông là 28 cm. Diện tích của hình vuông đó là bao nhiêu?
A. 14 cm2
B. 32 cm2
C. 56 cm2
D. 49 cm2
Câu 4: 3km 6m = ……… m
A. 3006
B. 3600
C. 306
D. 360
Câu 5: 1 giờ 15 phút = … phút
A. 115 phút
B. 615 phút
C. 75 phút
D. 65 phút
Câu 6: Hình vuông ABCD có cạnh dài 5cm. Chu vi của hình vuông là?
A. 20 cm
B. 10 cm
C. 25 cm2
D. 25 cm
Câu 7: Số lớn nhất trong các số: 8 576; 8 756; 8 765; 8 675 là:
A. 8 576
B. 8 765
C. 8 756
D. 8 675
Phần tự luận:
Câu 8: Đặt tính rồi tính:
3680 + 5306 .................... .................... .................... |
7648 - 1545 .................... .................... .................... |
Câu 9: Tìm x:
x : 7 = 63 : 7
.......................
.......................
.......................
.......................
Câu 10: Có 7 thùng dầu như nhau đựng tất cả 63 lít dầu. Hỏi có 774 lít dầu thì cần bao nhiêu thùng như thế để chứa hết?
Tóm tắt: ................................................. ................................................. ................................................. ................................................. ................................................. |
Bài giải: .......................................................... .......................................................... .......................................................... .......................................................... .......................................................... |
Đáp án Đề Toán lớp 3 học kì 2
MÔN TOÁN - LỚP 3
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Khoanh vào trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Số 13 được viết bằng chữ số La Mã là: (1 điểm).
A. XIII
Câu 2: Điền dấu >, <, = vào ô trống (1 điểm).
A) 76 635 < 76 653 B) 18 536 > 17 698 |
C) 47 526 = 47 520 + 6 D) 92 569 < 92 500 + 70 |
Câu 3: Chu vi của hình vuông là 28 cm. Diện tích của hình vuông đó là bao nhiêu? (1 điểm).
D. 49 cm2
Câu 4: 3km 6m =………………….m
A. 3006
Câu 5: 1 giờ 15 phút = … phút. (1 điểm).
C. 75
Câu 6: Hình vuông ABCD có cạnh dài 5cm. Chu vi của hình vuông là? (1 điểm).
A. 20 cm
Câu 7: Số lớn nhất trong các số: 8 576 ; 8 756 ; 8 765 ; 8 675 là: (1 điểm).
B. 8 765
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 8: Đặt tính rồi tính: (1 điểm).
Câu 9: Tìm X: (1 điểm).
X : 7 = 63 : 7
X : 7 = 9
X = 9 x 7
X = 63
Câu 10: Có 7 thùng dầu như nhau đựng tất cả 63 lít dầu. Hỏi có 774 lít dầu thì cần bao nhiêu thùng như thế để chứa hết? (1 điểm).
Tóm tắt 63 l dầu: 7 thùng (0.25 điểm) 774 l dầu: … thùng? |
Bài giải Mỗi thùng đựng số lít dầu là: (0.25 điểm) 63 : 7 = 9 (l dầu) Số thùng để đựng 774 lít dầu là: 774 : 9 = 86 (thùng) (0.5 điểm) Đáp số: 86 thùng |
Lưu ý: Học sinh có thể dùng nhiều lời giải khác nhau.
Đề thi Toán lớp 3 học kì 2 Số 2
PHẦN I: Trắc nghiệm: (7 điểm)
Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng:
Câu 1. Số gồm 7 chục nghìn, 8 nghìn, 3 trăm, 4 chục, 2 đơn vị được viết là: (M1- 0, 5 điểm)
A. 75242
B. 78342
C. 57242
D. 73842
Câu 2. Kết quả của phép chia 40050 : 5 là: (M1- 0, 5 điểm)
A. 810
B. 81
C. 801
D. 8010
Câu 3. Giá trị của biểu thức (4536 + 73845): 9 là: (M1- 0, 5 điểm)
A. 9709
B. 12741
C. 8709
D. 8719
Câu 4. Tìm số tròn nghìn ở giữa số 9068 và 11982 là: (M1- 0, 5 điểm)
A. 10000 và 11000
B. 10000 và 12000
C. 11000 và 9000
D. 12000 và 11000
Câu 5. 3km 12m =………………….m (M2- 0, 5 điểm)
A. 312
B. 3012
C. 36
D. 15
Câu 6. 4 giờ 9 phút = ………….phút (M2- 0, 5 điểm)
A. 49 phút
B. 36 phút
C. 249 phút
D. 13 phút
Câu 7. Số 21 được viết bằng chữ số La Mã là: (M2- 0, 5 điểm)
A. XI
B. XII
C. XXI
D. IXX
Câu 8. Hình trên có số hình tam giác và tứ giác là: (M2- 0, 5 điểm)
A. 7 tam giác, 6 tứ giác.
B. 7 tam giác, 5 tứ giác.
C. 6 tam giác, 5 tứ giác
D. 7 tam giác, 7 tứ giác.
Câu 9. Tìm X: (M3- 1 điểm) X: 4 = 1020 (dư 3)
A. 4083
B. 4038
C. 4080
D. 4008
Câu 10. Mẹ đem 100 000 đồng đi chợ; mẹ mua cho Mai một đôi giày hết 36500 đồng và mua một áo phông hết 26500 đồng. Số tiền còn lại mẹ dùng để mua thức ăn. Hỏi mẹ đã dùng bao nhiêu tiền để mua thức ăn?
A. 33000
B. 35000
C. 36000
D. 37000
Câu 11. Một hình chữ nhật có chiều dài 42m, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính chu vi khu đất đó.
A. 112
B. 122
C. 56
D. 65
II: TỰ LUẬN (3 điểm)
Bài 1. Đặt tính rồi tính : (M2- 1 điểm)
2 289 x 4
63 750 : 5
63740 + 3759
100 000 - 73 783
Bài 2: Một đội thuỷ lợi đào được 132 m mương trong 4 ngày. Hỏi đội đó đào được bao nhiêu m mương trong 7 ngày? (M3- 2 điểm)
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 3
I. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)
Câu 1. (M1- 0, 5 điểm) B. 78342
Câu 2. (M1- 0, 5 điểm) D. 8010
Câu 3. (M1- 0, 5 điểm) C. 8709
Câu 4. (M1- 0, 5 điểm) A. 10000 và 11000
Câu 5. (M2- 0, 5 điểm) B. 3012
Câu 6. (M2- 0, 5 điểm) C. 249 phút
Câu 7. (M2- 0, 5 điểm) C. XXI
Câu 8. (M2- 0, 5 điểm) D. 7 tam giác, 7 tứ giác.
Câu 9. (M3 - 1 điểm) A. 4083
Câu 10. (M3 - 1 điểm) D. 37000
Câu 11. (M4 - 1 điểm) A. 112
II: TỰ LUẬN (3 điểm)
Bài 1. Đặt tính rồi tính: (M2- 1 điểm)
2 289 x 4 = 9 156
63 750 : 5 = 12 750
63 740 + 3759 = 67 499
99 999 - 73 783 = 26 216
Bài 2: Một đội thuỷ lợi đào được 132 m mương trong 4 ngày. Hỏi đội đó đào được bao nhiêu mét mương trong 7 ngày? (M3- 2 điểm)
Bài giải:
Một ngày đội thủy lợi đó đào được số mét mương là:
132: 4 = 33 (m)
Trong 7 ngày đội thủy lợi đó đào được số mét mương là:
33 x 7 = 231 (m)
Đáp số: 231 mét
Ma trận Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 3 - Đề 2
Mạch kiến thức, kĩ năng |
Số câu và số điểm |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
|||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||
Số và phép tính: cộng, trừ trong phạm vi 100 000; nhân, chia số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. |
Số câu |
4 |
1 |
4 |
9 |
||||||
Số điểm |
0,5 |
1 |
0,5 |
4,5 |
|||||||
Đại lượng và đo đại lượng: ki-lô-gam, gam; tiền Việt Nam. Xem đồng hồ. |
Số câu |
1 |
1 |
2 |
|||||||
Số điểm |
0,5 |
1 |
1,5 |
||||||||
Yếu tố hình học: hình chữ nhật, chu vi và diện tích hình chữ nhật; hình vuông, chu vi và diện tích hình vuông. |
Số câu |
1 |
1 |
2 |
|||||||
Số điểm |
1 |
1 |
2 |
||||||||
Giải bài toán bằng hai phép tính. |
Số câu |
1 |
1 |
1 |
1 |
||||||
Số điểm |
2 |
1 |
1 |
2 |
|||||||
Tổng |
Số câu |
4 |
1 |
4 |
1 |
3 |
1 |
11 |
2 |
||
Số điểm |
2 |
1 |
2 |
2 |
3 |
1 |
7 |
3 |
Đề thi Toán lớp 3 học kì 2 Số 3
I. Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Số lớn nhất trong các số 56264, 58287, 58274, 59783 là:
A. 56264
B. 58287
C. 59783
D. 58274
Câu 2: Kết quả của phép tính 29328 + 48215 là:
A. 77562
B. 77543
C. 72841
D. 77632
Câu 3: Số mươi bảy nghìn sáu trăm hai mươi tư được viết là:
A. 17624
B. 17642
C. 17264
D. 17462
Câu 4: 1/4 giờ bằng bao nhiêu phút?
A. 20 phút
B. 10 phút
C. 30 phút
D. 15 phút
Câu 5: Chu vi hình chữ nhật có chiều dài 18cm và chiều rộng 10cm là:
A. 24cm
B.72cm
C. 76cm
D. 38cm
II. Phần tự luận
Bài 1: Đặt rồi tính
a, 28479 + 71283
b, 98274 - 17489
c, 8738 x 7
d, 34245 : 5
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
a, 27489 + 29380 : 5 b, (28949 - 18394) x 3
Bài 3: Có 48 lít dầu được rót đều vào 8 can. Hỏi 516 lít dầu đỏ vào được bao nhiêu can?
Bài 4: Một sân vận động hình chữ nhật có chiều rộng 60m, chiều dài gấp 4 lần chiều rộng. Tính diện tích của sân vận động?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Toán lớp 3
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
C | B | A | D | C |
II. Phần tự luận
Bài 1:
a, 28479 + 71283 = 99762 b, 98274 - 17489 = 80785
c, 8738 x 7 = 61166 d, 34245 : 5 = 6849
Bài 2:
a, 27489 + 29380 : 5 = 27489 + 5876 = 33365
b, (28949 - 18394) x 3 = 10555 x 3 = 31665
Bài 3:
1 can đựng số lít dầu là:
48 : 8 = 6 (lít dầu)
516 lít dầu đựng vào được số can là:
516 : 6 = 86 (can)
Đáp số: 86 can dầu
Bài 4:
Chiều dài của sân vận động hình chữ nhật là:
60 x 4 = 240 (m)
Diện tích của sân vận động hình chữ nhật là:
60 x 240 = 14400 (m²)
Đáp số: 14400m²
II. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Số 1
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Cho học sinh đọc một trong các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34 (Giáo viên chọn các đoạn trong Sgk TV3 tập 2 ghi tên bài số trang trong sách giáo khoa vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm đọc thành tiếng đoạn văn do giáo viên đánh dấu.)
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Cá Quả mẹ và đàn con sống ở đâu?
A. trong ao
B. cái hồ lớn
C. ngoài biển
Câu 2: Cá Quả mẹ nhìn đàn con đói mà đau đớn vì…
A. bất lực
B. quá đông
C. đi quanh hồ
Câu 3: Cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vô cùng sung sướng vì …
A. diệt được đàn kiến
B. được ăn no
C. đàn con được ăn no
Câu 4: Qua câu chuyện “Con cá thông minh” em thấy Cá Quả mẹ có đức tính gì?
A. dũng cảm
B. hi sinh
C. siêng năng
Câu 5: Trong câu “Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh.” tác giả nhân hóa Cá Quả mẹ bằng cách nào?
A. Gọi Cá Quả mẹ bằng một từ vốn dùng để gọi người.
B. Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về Cá Quả mẹ.
C. Nói với Cá Quả mẹ như nói với người.
Câu 6: Em hãy chọn một từ để thay thế cho từ “liều lĩnh” trong câu “Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh.”
A. dại dột
B. thông minh
C. đau đớn
Câu 7: Em hãy viết một câu có sử dụng nhân hóa để nói về Cá Quả mẹ.
Câu 8: Em có suy nghĩ gì về hành động tìm mồi của Cá Quả mẹ?
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)
- Đọc cho học sinh viết bài.
II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)
Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em biết hoặc đã được xem.
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
Học sinh bốc thăm tên bài tập đọc đã học. Sau đó mỗi em đọc một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn đọc.
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
Câu | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
---|---|---|---|---|---|---|
Đáp án | B | A | C | B | B | B |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 1 | 1 | 0,5 | 0,5 |
* Câu 7 và câu 8 tùy theo học sinh trả lời mà giáo viên ghi điểm
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)
- Bài viết được điểm tối đa khi không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp. (4 điểm)
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh không viết hoa đúng quy định mỗi lỗi trừ (0,25 điểm)
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ, bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)
Bài được điểm tối đa khi:
- Viết được đoạn văn theo yêu cầu của đề bài .
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chinh tả, chữ viết rõ ràng trình bày đẹp.
- Tuỳ theo mức độ sai sót ý, diễn đạt và chữ viết có thể được các mức điểm 5,5 ; 5; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.
Mẫu:
Hằng năm, cứ vào ngày nhà giáo Việt Nam, trường em lại tổ chức rất nhiều hoạt động như thi văn nghệ, thi nấu ăn, tổ chức các trò chơi cho các bạn học sinh. Đặc biệt, trò chơi kéo co vẫn thu hút được đông đảo các bạn và thầy cô cũng đón xem, vì không khí vui nhộn và tiếng la hét ầm ĩ vang cả một góc sân.
Khi cuộc thi kéo co sắp bắt đầu thì các bạn học sinh khởi động tay và chân để lúc vào kéo không bị trượt chân hoặc mất thăng bằng. Mỗi đội gồm 5 người cùng kéo. Nhà trường chuẩn bị một sợi dây thừng to, dài và chắc chắn. Ở giữa sợi dây đó có buộc một chiếc khăn màu đỏ để đánh dấu điểm ngăn cách, cũng như khi sợi dây đỏ đó bị kéo về bên nào trước thì bên đó sẽ giành chiến thắng.
Khán giả xung quanh sân rất đông, họ đang chờ đợi thí sinh của hai đội bước ra sân. Khi vào trận, thí sinh của hai bên hì hục giữ chặt lấy sợi dây thừng, chân cứ miết chặt xuống mặt đất. Hai bên giằng đi giằng lại nhau khiến khán giả mấy phen thót tim. Khán giả bên ngoài cứ ho lớn “Cố lên, Cố lên” dường như tiếp thêm sức mạnh cho các bạn. Tiếng reo hò xen lẫn tiếng vỗ tay đã khiến cho không khí cả sân trường trở nên khí thế, sôi động và thú vị hơn.
Cuối cùng, vì đuối sức nên các bạn 3D đã để thua các bạn 3C. Tuy nhiên gương mặt của các bạn vẫn nở nụ cười, vì các bạn đã cố gắng hết mình.
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Số 2
Phần A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm) ...........
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm) ...........
2.1. Học sinh đọc thầm bài sau:
BÀI HỌC CỦA GÀ CON
Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc bạn, nhảy phắt lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu.
Cáo đã đến rất gần. Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn chỉ thích ăn thịt tươi, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi.
Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè “tùm” một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước. Cậu chới với kêu:
- “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!”
Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu bạn lên bờ. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói:
- Hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa.
Theo Những câu chuyện về tình bạn
2.2. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng câu 1; 2; 3; 4 và hoàn thành các yêu cầu sau:
Câu 1. (0.5đ) Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì?
A. Gà con sợ quá khóc ầm lên.
B. Gà con vội vàng nằm giả vờ chết.
C. Gà con bay lên cành cây để trốn, bỏ mặc Vịt con.
Câu 2. (0.5đ) Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân?
A. Vịt con hoảng hốt kêu cứu.
B. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết.
C. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh.
Câu 3. (0.5đ) Khi Gà con rơi xuống nước, Vịt đã làm gì?
A. Vịt con sợ quá khóc ầm lên.
B. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết.
C. Vịt không ngần ngại lao xuống cứu bạn lên bờ.
Câu 4. (0.5đ) Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ?
A. Vì Gà con ân hận đã trót đối xử không tốt với bạn.
B. Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi.
C. Vì Vịt con thông minh.
Câu 5. (0.5đ) Theo em, cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học gì?
Câu 6. (0.5đ) Tìm và gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn sau:
Gà con đậu trên cây thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống.
Câu 7. (0.5đ) Đặt dấu câu thích hợp vào ô trống trong câu dưới đây:
Vịt con đáp □
- Cậu đừng nói thế □ chúng mình là bạn mà □
Câu 8 (0.5đ) Đặt câu có bộ phận trả lời câu hỏi Như thế nào? Gạch chân dưới bộ phận đó.
Phần B. Kiểm tra viết (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết (4 điểm) (15 phút)
Những chú gà xóm tôi
Chợt con gà trống ở phía nhà bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm. Nó nhón chân bước từng bước oai vệ, ức ưỡn ra đằng trước. Bị chó Vện đuổi, nó bỏ chạy. Đột ngột, nó quay lại nện cho chó Vện một đá vào đầu rồi nhảy phốc lên cổng chuồng trâu đứng nhìn xuống tỏ vẻ phớt lờ.
(Theo Võ Quảng)
2. Tập làm văn (6 điểm) (25 phút)
Em hãy chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1: Hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) kể về một buổi thi đấu thể thao mà em yêu thích.
Đề 2: Em hãy viết một đoạn văn kể lại một việc làm tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
>> Tham khảo đề thi mới nhất: Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2017 - 2018 theo Thông tư 22
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (kiểm tra từng cá nhân): 4 điểm
Yêu cầu:
+ Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, 3 hoặc một đoạn văn không có trong sách giáo khoa (do giáo viên lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng).
+ Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.
* Cách đánh giá, cho điểm:
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.
– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
– Trả lời đúng 1 -2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
2. Đọc hiểu: (6 điểm)
1. C (M1 - 0, 5)
2. B (M1 - 0, 5)
3. A (M2 – 0, 5)
4. A (M2 – 0, 5)
5. Cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học: bạn bè phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn. (M2 - 0,5)
6. Gà con đậu trên cây thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. (M2 - 1)
7. Vịt con đáp:
- Cậu đừng nói thế, chúng mình là bạn mà! ( M3 - 1)
8. VD: Voi kéo gỗ rất khỏe. (M4 - 1)
2. Nghe viết chính tả 4 điểm:
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn được 4 điểm.
Học sinh viết sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định cứ 2 lỗi trừ 1 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn … toàn bài trừ tối đa 1 điểm.
3. Tập làm văn: 6 đ
* Đoạn văn đảm bảo được các yêu cầu sau được 6 điểm:
– Viết được đoạn văn đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết khoảng từ 5 – 7 câu
– Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
– Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
Ma trận Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2
Mạch kiến thức (Chuẩn KTKN) |
Số câu Số điểm |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
|
* Đọc hiểu: Hiểu một văn bản nghệ thuật( hành chính, khoa học thường thức, báo chí…) |
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài. |
Số câu |
1 |
1 |
|||
Số điểm |
0,5 |
0,5 |
|||||
- Nhận xét về nhân vật,hình ảnh, chi tiết trong bài. |
Số câu |
1 |
1 |
||||
Số điểm |
0,5 |
0,5 |
|||||
- Hiểu ý nghĩa của câu văn, văn bản. |
Số câu |
1 |
1 |
||||
Số điểm |
0, 5 |
0,5 |
|||||
KTTV: |
- Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái, cách quan sát |
Số câu |
1 |
1 |
1 |
||
Số điểm |
0,5 |
1 |
1,5 |
||||
-Sử dụng biện pháp nhân hóa |
Số câu |
1 |
1 |
||||
Số điểm |
1 |
1 |
|||||
-Tìm bộ phận TLCH Cái gì? |
Số câu |
1 |
1 |
||||
Số điểm |
1 |
1 |
|||||
Đặt câu có bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu? |
Số câu |
1 |
1 |
||||
Số điểm |
1 |
1 |
|||||
Tổng số câu |
3 |
3 |
1 |
1 |
8 |
||
Tổng số điểm |
2 |
2 |
1 |
1 |
6 |
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Số 3
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Phần kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
GV kiểm tra đọc các bài tập đọc ở SGK Tiếng Việt 3, tập 2 (từ tuần 28 đến tuần 34), cho HS lên bốc thăm phiếu ghi sẵn tên bài, câu hỏi để HS đọc và trả lời:
2. Kiểm tra đọc – hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (6 điểm):
HS đọc thầm bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục (Trích)” (SGK Tiếng Việt 3-T2, trang 94) và thực hiện những yêu cầu sau:
Câu 1: Để giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới thì mọi người cần có điều gì mới thành công? (0,5 điểm) M1
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
a. nhiều tiền b. sức khoẻ c. công việc d. nổi tiếng
Câu 2: Việc luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của ai? (0,5 điểm) M1
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
a. mọi người b. nam, nữ c. người già d. người lãnh đạo
Câu 3: Vì sao việc tập thể dục là bổn phận của những người yêu nước? (0,5 điểm) M2
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
a. Vì giúp họ tham gia chiến đấu bảo vệ đất nước
b. Vì những người đó đã lớn tuổi
c. Vì một người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt, một người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh khoẻ
d. Vì đó là điều bất buộc dành cho những người yêu nước.
Câu 4: Câu “Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập” thể hiện điều gì? (0,5 điểm) M2
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
a. Nên tập thể dục vào lúc rảnh rỗi
b. Bác là tấm gương để mọi người học tập về ý thức luyện tập thể dục.
c. Để mọi người biết về con người của Bác.
d. Khuyên mọi người không nên tập luyện thể dục quá nhiều.
Câu 5: Việc tập luyện thể dục thường xuyên đem lại cho em những lợi ích gì? (1 điểm) M3
Viết vào chỗ chấm 2 lợi ích của luyện tập thể dục thường xuyên:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Câu 6: Hằng ngày, em cần làm gì để nâng cao sức khoẻ? (1 điểm) M4
Viết vào chỗ chấm 2 việc cần làm để nâng cao sức khoẻ.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Câu 7: Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Là gì?” trong câu sau: (0,5 điểm) M2
Mỗi một người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh khoẻ.
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
a. Mỗi một người dân.
b. Cả nước mạnh khoẻ
c. Mỗi một người dân là
d. Người dân mạnh khoẻ là cả nước
Câu 8: Bộ phận in nghiêng trong câu “Mỗi ngày cần rèn luyện sức khoẻ bằng việc thực hiện các động tác vận động đơn giản” trả lời cho câu hỏi nào dưới đây? (0,5 điểm) M2
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng
a. Là gì?
b. Như thế nào?
c. Bằng gì?
d. Là cái gì?
Câu 9: Nêu tên 2 môn thể thao tốt cho sức khoẻ mà em yêu thích. (1 điểm) M3
Viết vào chỗ chấm tên 2 môn thể thao tốt cho sức khoẻ mà em yêu thích:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
I. Chính tả nghe – viết (4 điểm) (15 phút)
GV đọc cho HS viết bài Cuộc chạy đua trong rừng (SGK TV3 – tập 2, trang 80): (Từ Ngựa Con thích lắm….đến ra dáng một nhà vô địch).
II. Tập làm văn (6 điểm) (25 phút)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem.
Đáp án:
I. TIẾNG VIỆT
1. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu: 70 tiếng/1 phút (1 điểm)
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) (1 điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (1 điểm)
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (1 điểm)
2. Đọc – hiểu (6 điểm)
Câu số |
Đáp án |
1 |
b (0,5 điểm) |
2 |
a (0,5 điểm) |
3 |
c (0,5 điểm) |
4 |
b (0,5 điểm) |
5 |
Tăng cường sức khoẻ, phòng tránh một số bệnh thường gặp,.. (1 điểm) |
6 |
Thường xuyên tập luyện thể thao, giữ tinh thần thoải mái,…(1 điểm) |
7 |
b (0,5 điểm) |
8 |
c (0,5 điểm) |
9 |
Chạy bộ, cầu lông, bóng đá,… (1 điểm) |
II. PHẦN CHÍNH TẢ, TẬP LÀM VĂN (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu (1 điểm) (70 chữ/ 15 phút).
- Bài viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi (1 điểm)
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) (trừ 0,5 điểm).
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ (1 điểm).
- Trình bày đúng đoạn văn, viết sạch, đẹp (1 điểm).
2. Tập làm văn (6 điểm)
- Nội dung (3 điểm)
- HS viết được các ý sau theo đúng yêu cầu của đề bài (3 điểm)
Ø Giới thiệu sơ lược về trận thi đấu thể thao (1 điểm)
+ Môn thể thao tên gì? (VD: bóng đá, kéo co, cầu lông,…)
+ Trận thi đấu đó diễn ra ở đâu? (…sân vận động hoặc em được xem trên tivi,..)
+ Trận thi đấu diễn ra khi nào? Em xem cùng với ai?
Ø Kể lại được diễn biến của trận đấu thể thao (1 điểm)
+ Hai đội tham gia gồm những đội nào? Hoặc có những ai tham gia? (…đội tuyển Việt Nam và Thái Lan,…)
+ Cuộc thi đấu diễn ra như thế nào? (…kịch tính, quyết tâm giành chiến thắng)
+ Khán giả cổ vũ thế nào? (….khán giả hò reo, cổ vũ nhiệt tình cho đội nhà)
+ Tỉ số chung cuộc thế nào?
Ø Cảm nghĩ của bản thân HS khi xem xong trận thi đấu thể thao (1 điểm)
- Hình thức (3 điểm)
Ø Viết từ 7 – 10 câu
Ø Chữ viết đúng chính tả, rõ ràng (1 điểm).
Ø Biết cách dùng từ, đặt câu phù hợp (1 điểm).
Ø Bài viết có sáng tạo (1 điểm)
Mẫu:
Tuần vừa rồi, em đã được đến sân bóng huyện, tận mắt xem một trận thi đấu bóng đá. Đó là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời mà em sẽ nhớ mãi.
Đó là trận bóng đá giao hữu giữa đội bóng của hai trường trung học trong huyện. Lúc em đến sân, các cầu thủ đã mặc trang phục thi đấu, làm nóng người. Các khán đài cũng đã kín người đến xem và cổ vũ. Ngay sau khi em ổn định được chỗ ngồi thì trận đấu cũng bắt đầu. Ngay sau tiếng còi của trọng tài, các cầu thủ liền lao vào trái bóng. Họ tâng bóng, chuyền bóng, dẫn bóng với những kĩ thuật cao siêu, điêu luyện khiến người xem phải trầm trồ. Còn cả những màn kết hợp đồng đội nữa chứ. Họ không cần lời nói hay kí hiệu nhưng vẫn đủ để hiểu nhau, kết hợp với nhau để tạo nên bàn thắng. Điều đó khiến em vô cùng thán phục. Trận đấu diễn ra trong suốt chín mươi phút hơn, nhưng không có khi nào là em thôi quan sát trận đấu cả, vì nó quá hấp dẫn. Cuối cùng, trận đấu khép lại với tỉ số 2-1 nghiêng về đội thi mặc áo đỏ. Cuối trận hai đội bắt tay và tạm biệt nhau để trở về nhà. Thật đáng khen về tinh thần thể thao chân chính của họ.
Được tận mắt xem một trận thi đấu thể thao như vậy khiến em rất vui và thích thú. Em mong rằng mình sẽ sớm lại được đi xem thêm nhiều trận thi đấu tuyệt vời như thế nữa.
Xem thêm:
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 năm học 2021 - 2022 - Đề 1
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 năm học 2021 - 2022 - Đề 2
- Bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 có đáp án
III. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 3
IV. Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 3
Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tin học Số 1
I. Trắc nghiệm (3đ) 20 phút: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Để gõ bàn phím em đặt tay tại hàng phím nào?
A. Hàng phím cơ sở B. Hàng phím trên
C. Hàng phím dưới D. Hàng phím số
Câu 2. Trong phần mềm Cùng học Toán 3, khi muốn làm bài tiếp theo em nháy chuột lên nút lệnh nào sau đây?
Câu 3. Phím dùng để xóa ký tự bên phải của con trỏ là?
A. Enter B. Delete C. Backspace D. Caps Lock
Câu 4. Hai phím nào sau đây có chức năng gõ chữ hoa?
A. Shift và Alt B. Alt và Caps Lock
C. Shift và Caps Lock D. Alt và Ctrl
Câu 5. Để xoá chữ "n" trong hình bên em sử dụng phím nào?
A. Caps Lock B. Delete C. Backspace D. Enter
Câu 6. Quy tắc gõ chữ có dấu là?
A. Gõ dấu trước, gõ chữ sau. B. Gõ chữ trước, gõ dấu sau.
C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai.
II. Tự luận (4đ):
Câu 7. Em hãy nêu các bước thực hiện vẽ đường thẳng? (2 điểm)
………………………………………………………………………………………
Câu 8. Em hãy điền các chữ cần gõ vào cột bên phải để có chữ tương ứng ở cột bên trái (Gõ kiểu Telex).(2 điểm)
Để có chữ |
Em gõ |
ă |
………………………. |
â |
………………………. |
ê |
………………………. |
ô |
………………………. |
ư |
………………………. |
đ |
………………………. |
II. Thực hành (3đ):
Câu 9 (3đ): Em hãy sử hãy gõ đoạn thơ sau theo kiểu Telex:
Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong thầm thì
Cọ xòe ô che nắng
Râm mát đường em đi.
Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tin học
I. Trắc nghiệm
1. A
2. B
3. B
4. C
5. C
6. B
7. 2 điểm
Các bước thực hiện vẽ đường thẳng là:
Bước 1: chọn công cụ vẽ đường thẳng trong hộp công cụ.
Bước 2: Chọn màu vẽ.
Bước 3: Chọn nét vẽ ở phía dưới hộp công cụ
Bước 4: Kéo thả chuột từ điểm đầu đến điểm cuối đoạn thẳng.
8. 2 điểm
Để có chữ |
Em gõ |
ă |
aw |
â |
aa |
ê |
ee |
ô |
oo |
ư |
uw |
đ |
dd |
II. Thực hành
Thực hành nhanh, đúng yêu cầu trong vòng 20 phút, tô màu đẹp, hợp lý (3đ)
Ma trận Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tin học
Mạch kiến thức kĩ năng |
Số câu và số điểm |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
|||||
TN KQ |
TL/ TH |
TN KQ |
TL/ TH |
TN KQ |
TL/ TH |
TN KQ |
TL/ TH |
TN KQ |
TL/ TH |
||
Em tập soạn thảo |
Số câu |
2 |
2 |
1 |
1 |
1 |
5 |
2 |
|||
Câu số |
1,6 |
5,3 |
4 |
8 |
9 |
||||||
Số điểm |
1 |
1 |
0.5 |
2 |
3 |
2.5 |
5 |
||||
Em tập vẽ |
Số Câu |
1 |
1 |
||||||||
Câu số |
7 |
||||||||||
Số điểm |
2 |
2 |
|||||||||
Học cùng máy tính |
Số Câu |
1 |
1 |
||||||||
Câu số |
3 |
3 |
|||||||||
Số điểm |
0.5 |
0.5 |
|||||||||
Tổng |
Số Câu |
2 |
3 |
1 |
1 |
1 |
1 |
5 |
4 |
||
Số điểm |
1 |
1.5 |
2 |
0.5 |
2 |
3 |
2.5 |
7.5 |
Bảng tương quan giữa lý thuyết và thực hành
Số câu |
Điểm |
Tỉ lệ % |
|
Lí thuyết (20’) |
8 |
7 |
70% |
Thực thành (20’) |
1 |
3 |
30% |
Đề thi Tin Học lớp 3 học kì 2 Số 2
I. Câu hỏi trắc nghiệm (5 điểm)
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Đâu là tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính:
Câu 2: Em hãy chỉ ra biểu tượng của trò chơi Dots?
Câu 3: Để gõ bàn phím em đặt tay tại hàng phím xuất phát nào?
A. Hàng phím cơ sở
B. Hàng phím trên
C. Hàng phím dưới
D. Hàng phím số
Câu 4: Phím dùng để xóa ký tự bên phải của con trỏ là?
A. Enter
B. Caps Lock
C. Backspace
D. Delete
Câu 5: Hai phím nào sau đây có chức năng gõ chữ hoa?
A. Shift và Alt
B. Alt và Caps Lock
C. Shift và Caps Lock
D. Alt và Ctrl
Câu 6: Với kiểu gõ Telex để gõ chữ "Ư" em gõ:
A. U + W
B. E + U
C. W + U
D. A + W
Câu 7: Trong phần mềm “Cùng học Toán 3”, khi muốn làm bài tiếp theo em nháy chuột lên nút lệnh nào sau đây?
Câu 8: Để bắt đầu lượt chơi mới với phần mềm Tidy Up em cần nhấn phím nào trên bàn phím ?
A. F1
B. F2
C. F3
D. F4
Câu 9: Phần mềm dùng để vẽ có tên là gì?
A. Paint
B. Word
C. Mario
D. Tidy Up
Câu 10: Để khởi động trò chơi hoặc phần mềm Paint em thực hiện thao tác sử dụng chuột nào?
A. Nháy chuột
B. Kéo thả chuột
C. Di chuyển chuột
D. Nháy đúp chuột
II. Tự luận (5 điểm)
Câu 1: Nối sao cho đúng? (1 điểm)
Câu 2: Em hãy nêu các bước thực hiện vẽ đường thẳng? (2 điểm)
Câu 3: Nêu lại bảng quy tắc gõ các chữ ă, â, ê, ô, ơ, ư và đ theo kiểu Telex. Áp dụng bảng quy tắc em hãy nêu gõ các từ sau “đi chơi, cây đa, lên nương, măng tre”. (2 điểm)
Ví dụ: Để gõ từ “mưa xuân” em gõ muwa xuaan
Đáp án Đề thi Tin Học lớp 3 học kì 2
I. Câu hỏi trắc nghiệm (5 điểm)
Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đáp án | C | B | A | D | C | A | B | B | A | D |
Điểm | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 |
II. Tự luận (5 điểm)
Câu 1: Nối đúng 1 điểm, mỗi ý nối sai trừ 0.5 điểm
Câu 2: Các bước thực hiện vẽ đường thẳng là:
Bước 1: Chọn công cụ vẽ đường thẳng trong hộp công cụ. ( 0.5đ)
Bước 2: Chọn màu vẽ. ( 0.5đ)
Bước 3: Chọn nét vẽ ở phía dưới hộp công cụ ( 0.5đ)
Bước 4: Kéo thả chuột từ điểm đầu đến điểm cuối đoạn thẳng. ( 0.5đ)
Câu 3:
- Bảng quy tắc gõ các chữ ă, â, ê, ô, ơ, ư và đ theo kiểu Telex. (1 điểm)
Để có chữ | ă | â | ê | ô | ơ | ư | đ |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Em gõ | aw | aa | ee | oo | ow | uw | dd |
Mỗi chữ sai trừ 0.15 điểm
- Áp dụng bảng quy tắc em hãy nêu gõ các từ sau “đi chơi, cây đa, lên nương, măng tre”. (1 điểm)
Để có chữ | đi chơi | cây đa | lên nương | măng tre |
---|---|---|---|---|
Em gõ | ddi chowi | caay dda | leen nuwowng | mawng tre |
Điểm | 0.5 điểm | 0.5 điểm | 0.5 điểm | 0.5 điểm |
Xem thêm:
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 3 môn Tin Học năm 2021 - 2022
- Bộ đề thi Tin Học lớp 3 học kì 2 năm học 2021 - 2022
V. Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tự nhiên và xã hội
Đề thi cuối học kì 2 lớp 3 môn Tự nhiên và xã hội Số 1
I. Trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1: Bạn đã làm gì để thể hiện sự yêu quý, quan tâm và giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình?
A. Tôn kính lễ phép với bậc ông bà, cô, dì, chú, bác như với cha mẹ mình.
B. Chỉ quan tâm tới bố mẹ, còn ông bà và cô chú do không ở cùng nên không cần quan tâm.
C. Chỉ cần tôn trọng và lễ phép với anh chị em và bố mẹ em là được
D. Cả ba đáp án đều đúng
Câu 2: Cơ quan thần kinh gồm
A. Não, tủy sống và các dây thần kinh.
B. Não, gan, thận
C. Não, dây thần kinh, hộp sọ
D. Cả ba đáp án đều đúng
Câu 3: Trong số các bệnh dưới đây, bệnh nào thường gặp ở trẻ em?
A. Huyết áp cao.
B. Xơ vữa động mạch
C. Nhồi máu cơ tim
D. Thấp tim
Câu 4: Trong số những con vật dưới đây, con vật nào có mũi dài nhất?
A. Bò
B. Hổ
C. Hươu cao cổ
D. Voi
Câu 5. Đề phòng cháy khi chúng ta đun nấu là:
A. Trông coi khi đun nấu.
B. Để những thứ dễ cháy ở gần bếp.
C. Không quan tâm đến việc đang nấu.
Câu 6. Những thứ gây hại cho cơ quan thần kinh là:
A. Ma túy, rượu
B. Thuốc lá
C. Ý a, b đúng
Câu 7: Chọn câu trả lời đúng nhất.
Tại sao cần uống đủ nước?
A. Để bù nước cho quá trình mất nước do việc thải nước tiểu ra hàng ngày.
B. Để tránh bệnh sỏi thận.
C. Cả 2 ý trên.
Câu 8. Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh viêm đường hô hấp?
A. Giữ ấm cơ thể. Giữ vệ sinh mũi họng.
B. Ăn uống đủ chất. Tập thể dục thường xuyên.
C. Giữ nơi ở đủ ấm, thoáng khí tránh gió lùa.
D. Thực hiện tất cả ý trên.
Câu 9: Chọn đáp án đúng:
A. Mặt trăng chuyển động quanh Trái Đất.
B. Trái đất là Hành tinh của mặt trời
C. Trái đất là Vệ tinh của mặt trăng
Câu 10: Theo bạn, trạng thái nào dưới đây là có lợi đối với cơ quan thần kinh?
A. Căng thẳng
B. Sợ hãi
C. Tức giận
D. Vui vẻ, thư giãn
II. Tự luận (5 điểm)
Câu 1: Viết thời gian biểu của em trong một ngày (2 điểm)
Câu 2: Khi ở trường và khi ở nhà, chúng ta chơi và không nên chơi những trò chơi gì? Em hãy kể tên? (2 điểm)
Câu 3: Loại nước gì uống vào cơ thể sẽ kích thích cơ quan thần kinh, gây mất ngủ? (1 điểm)
Đáp án Đề thi cuối học kì 2 lớp 3 môn Tự nhiên và xã hội
I. Trắc nghiệm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
A |
A |
D |
D |
A |
C |
C |
D |
A |
D |
II. Tự luận
Câu 1, 2: Các em tự viết thời gian biểu của mình
Câu 3: Cà phê, Nước chè (trà) đặc.
Đề thi cuối học kì 2 lớp 3 môn Tự nhiên và xã hội Số 2
Phần 1: Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng nhất
Nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng vì trong mũi có:
a. Lông mũi giúp cản bớt bụi làm không khí vào phổi sạch hơn.
b. Cách mạch máu nhỏ li ti giúp sưởi ấm không khí vào phổi.
c. Các chất nhầy giúp cản bớt bụi, vi khuẩn và làm ẩm không khí vào phổi.
d. Cả 3 ý trên.
Câu 2: (1 điểm)
- Viết chữ Đ vào trước câu trả lời đúng.
- Viết chữ S vào trước câu trả lời sai.
Để phòng cháy khi đun nấu, chúng ta cần làm gì?
a. Tắt bếp khi sử dụng xong.
b. Không trông coi khi đun nấu.
c. Để những thứ dễ cháy ở gần bếp.
Câu 3: (1 điểm) Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng nhất.
Tại sao cần uống đủ nước?
a. Để bù nước cho quá trình mất nước do việc thải nước tiểu ra hàng ngày.
b. Để tránh bệnh sỏi thận.
c. Cả 2 ý trên.
Câu 4: Đánh dấu x vào trước câu trả lời phù hợp với ý kiến của em
Em sẽ làm gì khi thấy các bạn khác chơi những trò chơi nguy hiểm?
a. Không làm gì?
b. Cùng tham gia chơi trò chơi đó.
c. Báo cho thầy cô giáo và người lớn biết.
d. Khuyên bạn không nên chơi trò chơi đó.
Phần 2: Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Chọn các từ trong khung để điền vào chỗ…. cho phù hợp.
Tủy sống, cột sống, hộp sọ, các dây thần kinh, dây thần kinh não, dây thần kinh tuỷ, não. |
a) Cơ quan thần kinh gồm có:……………………………. và……………………….
b) Não được bảo vệ trong……………………………. Từ não có một số dây thần kinh đi thẳng tới các cơ quan của cơ thể và ngược lại. Những dây thần kinh đó được gọi là các……………………
c) Tuỷ sống nằm trong………………………. Từ tuỷ sống có rất nhiều dây thần kinh đi tới tất cả các cơ quan của cơ thể và ngược lại. Những dây thần kinh đó được gọi là các…………………….
Câu 2: (2 điểm)
Để phòng tránh bệnh thấp tim, chúng ta cần làm gì?
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
Câu 3: (1 điểm)
Kể tên 2 hoạt động nông nghiệp mà em biết. Nêu lợi ích của các hoạt động đó?
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
Đáp án
Phần 1: Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Đánh dấu x vào trước ô trống:
x Cả 3 ý trên.
Câu 2: (1 điểm) Thứ tự cần điền là: Đ, S, S
Câu 3: (1 điểm) Đánh dấu x vào trước ô trống
x Cả 2 ý trên.
Câu 4: (1 điểm) Đúng mỗi ô được 0,5 điểm
x Báo cho thầy cô giáo và người lớn biết.
x Khuyên bạn không nên chơi trò chơi đó.
Phần 2: Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Điền đúng mỗi phần được 1 điểm.
a) Cơ quan thần kinh gồm có: não, tuỷ sống, các dây thần kinh
b) Não được bảo vệ trong hộp sọ. Từ não có một số dây thần kinh đi thẳng tới các cơ quan của cơ thể và ngược lại. Những dây thần kinh đó được gọi là các dây thần kinh não.
c) Tuỷ sống nằm trong cột sống. Từ tuỷ sống có rất nhiều dây thần kinh đi tới tất cả các cơ quan của cơ thể và ngược lại. Những dây thần kinh đó được gọi là các dây thần kinh tuỷ.
Câu 2: (2 điểm)
Để phòng tránh bệnh thấp tim, chúng ta cần:
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
- Ăn uống đủ chất.
- Giữ vệ sinh cá nhân.
- Rèn luyện thân thể hàng ngày.
Câu 3: (1 điểm) Kể đúng mỗi hoạt động và nêu lợi ích của hoạt động đó được 0,5 điểm.
- Trồng lúa – cung cấp gạo
- Nuôi lợn – cung cấp thịt
Xem thêm:
VI. Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Đạo Đức
Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Đạo Đức Số 1
Câu 1: Năm điều Bác Hồ dạy Thiếu niên ,nhi đồng. Điều thứ hai là:
a. Giữ gìn vệ sinh thật tốt
b. Học tập tốt, lao động tốt
Câu 2: Bác Hồ quê ở đâu?
a. Xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An.
b. Cao Bằng,Tỉnh Lạng Sơn.
Câu 3: Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
a. Nguyễn Sinh Cung.
b. Nguyễn Tất Thành.
c. Nguyễn Ái Quốc.
d. Cả 3 tên gọi trên đều đúng
Câu 4: Đánh dấu X vào ô trước hành vi đúng khi biết giữ lời hứa:
a) Em xin phép mẹ sang nhà bạn chơi đến 9 giờ sẽ về. Đến giờ hẹn, em vội tạm biệt bạn ra về, mặc dù đang chơi vui.
b) Quý hứa với em bé sau khi học xong bài sẽ chơi đồ hàng. Nhưng khi học xong trên TIVI có phim hoạt hình, thế là Quý xem phim, bỏ mặc em chơi một mình.
Câu 5: Em tán thành với ý kiến nào sau đây?
a. Chỉ nên hứa những điều mình có thể thực hiện được.
b. Có thể hứa mọi điều, còn thực hiện được hay không không quan trọng.
Câu 6: Em tán thành với ý kiến nào sau đây?
a. Trẻ em có quyền được Ông bà, cha mẹ chăm sóc.
b. Trẻ em không cần quan tâm đến mọi người trong gia đình.
Câu 7: Em tán thành với ý kiến nào sau đây?
a. Niềm vui và nỗi buồn là của riêng mỗi người, không nên chia sẽ cùng ai.
b. Niềm vui sẽ được nhân lên, nỗi buồn sẽ vơi đi nếu được cảm thông chia sẻ.
Câu 8: Em tán thành với ý kiến nào sau đây?
a. Thờ ơ cười khi bạn đang có chuyện buồn.
b. Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình.
c. Chúc mừng bạn khi bạn đạt điểm 10 trong học tập.
Câu 9: Em tán thành với ý kiến nào sau đây?
a. Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện tình làng, nghĩa xóm.
b. Trẻ em không cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
Câu 10: Hành vi nào dưới đây nên làm hay không nên làm?
a. Đánh nhau với trẻ em hàng xóm.
b. Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm.
c. Hái trộm quả trong vườn nhà hàng xóm.
Câu 11: Bà Năm ở cạnh nhà em là mẹ Liệt sĩ, mấy hôm nay bà bị ốm nặng. Em sẽ làm gì?
a. Cùng mẹ đếm chăm sóc bà.
b. Mặc kệ bà, không liên quan gì đến mình.
Câu 12: Đi học về gần đến nhà, gặp chú thương binh đang đi tìm nhà người quen. Em sẽ làm gì?
a. Vẫn đi tiếp về nhà.
b. Giúp chú tìm nhà người quen.
Câu 13: Em tán thành với ý kiến nào sau đây, khi gặp đám tang?
a. Chạy theo xem, chỉ trỏ.
b. Cười đùa.
c. Nhường đường.
Câu 14: Tôn trọng đám tang là:
a. Biểu hiện nếp sống văn minh.
b. Chỉ cần tôn trọng đám tang những người mình quen biết.
Câu 15: Ý kiến nào em tán thành trong việc tôn trọng tài sản của người khác?
a. Tự ý sử dụng dù chưa được cho phép.
b. Hỏi mượn khi cần.
c. Sử dụng trước, hỏi mượn sau.
Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Đạo Đức
Câu |
Đ.án |
Câu |
Đ.án |
Câu |
Đ.án |
1 |
b |
6 |
a |
11 |
a |
2 |
a |
7 |
b |
12 |
b |
3 |
d |
8 |
c |
13 |
c |
4 |
a |
9 |
a |
14 |
a |
5 |
a |
10 |
b |
15 |
b |
Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Đạo Đức Số 2
Câu 1: Tôn trọng đám tang là?
A. tôn trọng người đã khuất và những người thân của họ.
B. tôn trọng những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
C. tôn trọng những người anh hùng liệt sĩ.
D. tôn trọng những người có công với cách mạng.
Câu 2: Em nhìn thấy bạn đeo băng tang đi học em sẽ?
A. mặc kệ bạn.
B. động viên bạn cho bạn đỡ buồn.
C. trêu ngươi bạn cho bạn khóc.
D. rủ các bạn không chơi với bạn nữa.
Câu 3: Khi đi đường em gặp một đám tang thì em sẽ?
A. cười đùa cho vui.
B. chỉ trỏ vào quan tài người đã mất.
C. nhường đường cho đám tang đi trước.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 4: Gia đình bạn Nam bố bị mất do bệnh hiểm nghèo, cả lớp đi hỏi thăm đám ma trong đó có em. Khi đến đám ma em sẽ làm gì?
A. cười đùa.
B. nói chuyện với mọi người.
C. không nói chuyện với ai.
D. giữ im lặng và đến động viên bạn.
Câu 5: Việc làm thể hiện tôn trọng đám tang là?
A. Nói nhẹ nhàng trong đám tang.
B. Chia buồn với gia đình có người mất.
C. Đến giúp đỡ gia đình có người mất.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 6: Việc làm thể hiện không tôn trọng đám tang là?
A. Cười nói to.
B. Bật nhạc sàn.
C. Làm trò đùa trong đám tang.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 7: Em và bạn Tuấn trên đường đi học về bắt gặp một đám tang. Tuy nhiên khi đi qua đoạn này, bạn Tuấn vẫn cười nói vui vẻ và cho rằng chỉ cần tôn trọng đám tang với những người mình quen biết. Em sẽ ứng xử như thế nào?
A. Đồng tình quan điểm với bạn Tuấn
B. Khuyên bạn không nên suy nghĩ như vậy vì mình luôn luôn phải tôn trọng những người đã khuất
C. Không đồng tình với bạn Tuấn nhưng im lặng không nói gì
D. Phê phán và không tiếp tục chơi với bạn Tuấn
Câu 8: Khi đến gần một đám tang, có một nhóm thanh niên vẫn rú ga, nẹt pô và bấm còi ầm ĩ. Em suy nghĩ thế nào về điều này?
A. Chuyện bình thường
B. Đồng tình với cách làm của nhóm thanh niên
C. Không đồng tình với cách làm của nhóm thanh niên vì mình nên tôn trọng người đã khuất
D. Im lặng và không có ý kiến gì
Câu 9: Bên nhà hàng xóm có đám tang. Em sẽ ứng xử như thế nào?
A. Vẫn cười nói và chơi đùa bình thường
B. Đồng cảm, chia sẻ nỗi buồn với người thân của người đã khuất
C. Không đồng cảm, chia sẻ nỗi buồn với người thân của người đã khuất
D. Đóng cửa và không giao tiếp với nhà hàng xóm
Câu 10: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang cười nói và chỉ trỏ thì em sẽ làm gì
A. mặc kệ.
B. nói chuyện với bố mẹ.
C. hùa vào nói chuyện như các bạn.
D. khuyên các bạn không nên làm như vậy, phải biết tôn trọng người đã khuất và người thân của họ.
Câu 11: Thấy bạn Hoài buồn và khóc vì bà nội bạn đã mất. Em sẽ ứng xử thế nào?
A. Chia buồn và đồng cảm với bạn
B. Trêu đùa để bạn Hoài vui hơn
C. Đùa giỡn bạn Hoài
D. Rủ các bạn khác trêu bạn Hoài
Câu 12: Vì một đám tang của một người thân trong gia đình. Mà người nhà của họ đã dựng rạp chiếm hết lòng đường và khiến cho một vụ tai nạn đã xảy ra. Em suy nghĩ thế nào về điều này?
A. Đồng tình với cách làm này
B. Tuy đồng cảm với nỗi đau mất người thân nhưng hoàn toàn không đồng tình với cách làm của họ
C. Im lặng và không có ý kiến gì
D. Không đồng cảm và cũng không đồng tình
Câu 13: Thấy một đám tang đi qua, các bạn nhỏ liền chỉ trỏ và bắt chước, chế giễu giọng khèn thổi đám tang. Em sẽ ứng xử thế nào?
A. Khuyên các bạn không nên làm như vậy vì mình nên tôn trọng người đã khuất
B. Tham gia cùng các bạn
C. Không nói gì
D. Chạy về nói với bố mẹ
Câu 14: Thấy một anh thanh niên không nhường đường cho chiếc xe tang. Em nghĩ sao với hành động này?
A. Đồng tình với anh thanh niên
B. Không có ý kiến
C. Không đồng tình với cách ứng xử của anh thanh niên
D. Lần sau em cũng không nhường đường cho chiếc xe tang
Câu 15: Thư từ, tài sản của người khác là….mỗi người nên cần được tôn trọng
A. Của riêng
B. Của chung
C. Thư từ
D. Tài sản
Câu 16: Xâm phạm tài sản riêng của người khác là việc làm vi phạm
A. Chính sách
B. Pháp luật
C. Hương ước
D. Giao ước
Câu 17: Em và bạn Hoàng đang học nhóm ở nhà. Có bác đưa thư nhờ chuyển thư cho bố mẹ Hoàng. Hoàng rủ em bóc thư ra đọc. Em sẽ xử sự như thế nào?
A. Đồng tình với bạn Hoàng
B. Không làm gì và để cho bạn Hoàng tự bóc thư ra đọc
C. Không đồng tình với bạn Hoàng và khuyên bạn không nên đọc thư tín của người khác khi chưa được phép
D. Giận bạn Hoàng và bỏ về nhà
Câu 18: Đến tiết môn Toán, Tuấn mới nhớ ra là mình để quên sách ở nhà. Tuấn liền lấy sách môn Toán của bạn cùng lớp mà không xin phép. Em nghĩ sao với hành động này?
A. Đồng tình với việc làm của bạn Tuấn
B. Ủng hộ với cách làm của bạn Tuấn
C. Em sẽ làm như vậy nếu em là bạn Tuấn
D. Bạn Tuấn không nên làm như vậy khi chưa được sự đồng ý của chủ nhân quyển sách
Câu 19: Thấy bạn Hòa quên sách Tiếng Việt ở nhà. Bạn Nam liền cho bạn Hòa mượn sách. Bạn Hòa sẽ ứng xử ra sao với hành động này?
A. Bạn Nam đã cho mượn sách nên có thể vẽ bậy nên sách của bạn
B. Bạn Hòa nên giữ gìn và bản quản sách cẩn thận
C. Bạn Hòa có thể xé quyển sách theo ý mình
D. Bạn Hòa có thể giữ quyển sách này cho riêng mình
Câu 20: Khi sang nhà bạn Hoa chơi, em rất thích chiếc đàn piano của bạn và muốn dùng thử. Em sẽ ứng xử thế nào?
A. Tự ý ngồi chơi mà không cần xin phép
B. Chơi thử đàn piano không để bạn Hoa biết
C. Đợi bạn Hoa ra ngoài rồi mới chơi đàn piano
D. Xin phép bạn Hoa để mình có thể chơi đàn piano của bạn
Đáp án
Câu |
Đáp án |
Câu |
Đáp án |
1 |
A |
11 |
A |
2 |
B |
12 |
B |
3 |
C |
13 |
A |
4 |
D |
14 |
C |
5 |
D |
15 |
A |
6 |
D |
16 |
B |
7 |
B |
17 |
C |
8 |
C |
18 |
D |
9 |
B |
19 |
B |
10 |
D |
20 |
D |
.........................
Ngoài Bộ đề thi học kì 2 lớp 3 theo Thông tư 22 có đáp án Tải nhiều ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 3 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Tiếng Việt 3, và môn Toán 3. Những đề thi này được Tìm Đáp Án sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 3 những đề ôn thi học kì 2 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.
Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 3
- Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 3 năm 2021 - 2022
- Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 3 năm 2021 - 2022 Hay chọn lọc
- Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 3 môn Toán năm 2021 - 2022
- Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2021 - 2022
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn tiếng Anh lớp 3 năm 2022
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 3 năm 2022
Đề thi học kì 2 lớp 3 Tải nhiều
- 28 đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
- 14 Đề thi Toán lớp 3 học kì 2 năm 2022
- Tổng hợp Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 3 có đáp án 2022
- 62 đề ôn tập cuối năm Toán lớp 3 năm 2021 - 2022
- 16 đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 3 năm 2022 có đáp án
- Top 04 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2022 theo Thông tư 22
- Tổng hợp 96 đề ôn thi học kì 2 môn Toán lớp 3
- Bộ đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tin Học năm học 2021 - 2022
- Bộ đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tự Nhiên Xã Hội năm học 2021 - 2022
- Bộ đề thi học kì 2 lớp 3 môn Đạo Đức năm học 2021 - 2022