Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 có đáp án năm 2022 theo Thông tư 22 được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải, giúp quý thầy cô đánh giá chất lượng học tập cuối kì II, các em học sinh luyện tập kỹ năng đọc, viết, ôn tập chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 3 đạt kết quả cao.

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Số 1

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)

- HS đọc một đoạn văn, thơ thuộc chủ đề đã học trong SGK Tiếng Việt 3, tập 2 (GV ghi sẵn tên bài, số trang vào phiếu cho từng HS lên bốc thăm đọc thành tiếng). Yêu cầu tốc độ đọc đạt khoảng 70 tiếng/phút.

- Trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn, thơ vừa đọc do GV nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu ( 6 điểm)

(Thời gian: 35 phút)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

CÂY GẠO

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen...đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Theo Vũ Tú Nam

*Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

A. Tả mùa xuân.

B. Tả cây gạo.

C. Tả chim.

D. Tả cả cây gạo và chim.

Câu 2. Bài văn tả hoa gạo màu gì?

A. Màu trắng

B. Màu vàng

C. Màu đỏ

D. Màu tím

Câu 3. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

A. Vào mùa xuân

B. Vào mùa hạ

C. Vào mùa đông

D. Vào hai mùa kế tiếp nhau

Câu 4. Nhìn từ xa cây gạo giống như…..?

A. Một ngôi nhà cao tầng

B. Một cây thông

C. Một tháp đèn khổng lồ

D. Những ngọn lửa hồng tươi.

Câu 5. Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa?

A. Cây gạo

B. Cây gạo và chim chóc

C. Cây gạo, chim chóc và con đò

D. Chim chóc và con đò

Câu 6: Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai làm gì?

A. Cây gạo sừng sững như một tháp đèn.

B. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.

C. Cây gạo cao lớn, hiền lành.

D. Cây gạo làm tiêu cho những con đò cập bến.

* Viết tiếp vào chỗ chấm:

Câu 7. Cây gạo được so sánh với hình ảnh nào?

Cây gạo được so sánh với…………………………………

Câu 8. Hết mùa hoa cây gạo còn có nhiệm vụ gì?

…………………………………………………………………

Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây?

Mùa xuân cây gạo nở hoa rất đẹp.

B/ Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả (Nghe- viết): (6 điểm) Thời gian 20 phút

Ngôi nhà chung

Trên thế giới có hàng trăm nước, hàng nghìn dân tộc khác nhau. Mỗi nước, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng. Nhưng tất cả đều đang sống trong một ngôi nhà chung là trái đất và có chung những việc phải làm. Đó là bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường sống, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật...

2. Tập làm văn: (4 điểm) Thời gian 20 phút

Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Số 1

A/ Kiểm tra đọc:

1. Đọc thành tiếng (4 điểm)

HS đọc một đoạn văn hoặc bài thơ đã cho và trả lờp 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên đưa ra:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (6 điểm) thời gian 20 phút

Câu số

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

C

A

C

B

D

(Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)

Câu 7. Cây gạo được so sánh với hình ảnh nào? (1 điểm)

Cây gạo được so sánh với một tháp đèn khổng lồ.

Câu 8. Hết mùa hoa cây gạo còn có nhiệm vụ gì? (1 điểm)

Làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Câu 9: (1 điểm) Mùa xuân, cây gạo nở hoa rất đẹp.

B/ Kiểm tra viết: (GV cho HS làm vào giấy kiểm tra ô li)

1. Chính tả: (6 điểm) Nghe- viết: Ngôi nhà chung

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

2. Tập làm văn: (4 điểm). Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

  • Viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu đề bài: 2 điểm.
  • Viết đúng chính tả; Đặt đúng dấu câu: 1 điểm.
  • Biết phát biểu cảm tưởng sau khi làm xong việc: 1 điểm.

Mẫu:

Chiều chủ nhật, em cùng các bạn ra công viên để cùng nhau vui chơi. Khi đến nơi, chúng em đã rất bất ngờ, khi trước mắt mình là một bãi cỏ tươi xanh với những vỏ bánh kẹo, chai nước ngọt bị vất bừa bãi. Chắc chắn, vừa có một nhóm người đến đây tổ chức picnic rồi. Và thật tiếc, là họ đã không dọn dẹp trước khi trở về. Sau một phút suy nghĩ, em và các bạn đã quyết định sẽ bắt tay vào dọn dẹp bãi cỏ này. Chúng em cùng nhau nhặt rác và cả lá khô, cho vào một cái túi bóng lớn. Vừa nhặt rác chúng em vừa trò chuyện, kể cho nhau nghe những câu chuyện vui và thú vị mà mình biết. Nhờ vậy, mà thời gian như trôi nhanh hơn. Thoáng chốc, bãi cỏ đã trở lại xanh sạch đẹp. Chúng em vui sướng đi vứt rác, rửa tay sạch sẽ, rồi trở lại ngồi trên bãi cỏ xanh, thư giãn tận hưởng bầu không khí tuyệt vời của nơi đây.

>> Top 46 bài văn Kể về một việc tốt mà em đã làm lớp 3

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Số 2

Ma trận Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản:

- Xác định được hình ảnh, nhân vật, sự việc trong bài đọc.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài học.

- Nhận xét, giải thích được hình ảnh, chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.

- Biết liên hệ những điều đã đọc được với bản thân và thực tế.

Số câu

2

2

1

1

4

2

Câu số

1, 2

3, 4

5

6

1,2,3,4

5,6

Số điểm

1

1

1

1

2

2

Kiến thức Tiếng Việt

- Tìm được một số từ ngữ chỉ sự vật, chỉ hoạt động, chỉ đặc điểm, chỉ tình cảm…

- Hiểu được cấu trúc câu kiểu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?

- Trả lời câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì?

- Biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm.

- Nhận biết về phép nhân hóa.

- Hiểu được một số từ ngữ về mở rộng vốn từ thuộc chủ đề: Bầu trời và mặt đất, Tổ quốc và Sáng tạo….

Số câu

1

1

1

1

2

Câu số

7

8

9

7

8,9

Số điểm

0,5

0,5

1

0,5

1,5

Tổng số câu

Số câu

2

3

1

2

1

5

4

Tổng số điểm

Số điểm

1

1,5

0,5

2

1

2,5

3,5

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2

Trường: ……..…………….….…

Họ và tên:……..…………………

Lớp: ……..………………………

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ II

LỚP 3 - NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: TIẾNG VIỆT 3 - THỜI GIAN: 40 PHÚT

Ngày kiểm tra: ………. tháng ….. năm …….

Điểm

Lời nhận xét của thầy, cô giáo

……………………………………………………………………..

……………………………………………………………………..

1. Đọc thầm và trả lời câu hỏi(6 điểm).

Cuộc chạy đua trong rừng

Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.

Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch …

2. Ngựa Cha thấy thế, bảo:

- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.

Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:

- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ thắng mà!

3. Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà Hươu sốt ruột gặm lá. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.

4. Tiếng hô “Bắt đầu!” vang lên. Các vận động viên rần rần chuyển động. Vòng thứ nhất …. Vòng thứ hai …. Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khoẻ khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Gai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú chạy tập tễnh và cuối cùng dừng hẳn lại. Nhìn bạn bè lướt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.

Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất.

Theo XUÂN HOÀNG

Dựa vào nội dung bài, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng trong các câu sau

(câu 1, 2, 3, 7):

Câu 1: (0,5 điểm) Muông thú trong rừng mở hội thi gì?

a. Hội thi chạy

b. Hội thi hót hay

c. Hội thi sắc đẹp

d. Hội thi săn mồi

Câu 2: (0,5 điểm) Ngựa Con đã làm gì để chuẩn bị tham gia hội thi?

a, Chọn một huấn luyện viên thật giỏi.

b, Đến bác thợ rèn kiểm tra lại móng.

c, Sửa soạn không biết chán, mải mê soi bóng mình dưới suối.

d, Nhờ Ngựa Cha chỉ bí quyết thi đấu.

Câu 3: (0,5 điểm) Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi?

a, Vì Ngựa Con luyện tập quá sức.

b, Vì Ngựa Con chủ quan, không chuẩn bị chu đáo cho cuộc thi.

c, Vì Ngựa Con bị té.

d, Vì Ngựa Con chạy chậm hơn các bạn.

Câu 4: (0,5 điểm) Nối tên con vật ở cột A với hoạt động của các con vật ở cột B cho đúng:

Đề thi cuối học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020

Câu 5: (1 điểm). Hãy viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.

.........................................................................................................................................

Câu 6: (1 điểm) Qua bài “Cuộc chạy đua trong rừng”, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

.........................................................................................................................................

Câu 7: (0,5 điểm). Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng Câu: “Con phải đến bác thợ rèn để xem lại móng.” Bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì? là:

a. Con phải đến

b. đến bác thợ rèn

c. phải đến bác thợ rèn

d. để xem lại móng

Câu 8: (0,5 điểm) Tìm và viết lại bộ phận “Bằng gì? trong câu “Móng của Ngựa con làm bằng sắt” là:

……………………………………………………………………………

Câu 9: (1 điểm) Tìm và viết lại một câu trong bài có sử dụng từ nhân hóa:

……………………………………………………………………………

II. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả: ( Nghe – viết) Bài: Trăng lên

2. Tập làm văn:

Đề bài: Viết một đoạn ngắn kể về một cảnh đẹp mà em yêu thích

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1 (M1)

Câu 2 (M1)

Câu 3 (M2)

Câu 7 (M1)

a

c

b

d

Câu 4: (0,5 điểm) Nối tên con vật ở cột A với hoạt động của các con vật ở cột B cho đúng:

Đề thi cuối học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020

2. Tự luận:

Câu 5: (1 điểm)

Ban công nhà ông tuy nhỏ nhưng ông em trồng nhiều loại hoa. Hoa ti gôn dịu dàng rủ từng chùm rất đáng yêu. Hoa hồng đỏ thắm kiêu sa như nàng công chúa vừa độ đôi mươi. Cây đa ấn độ có rễ tròn và cứng. Nó như che nắng cho các loại hoa bé nhỏ.

Câu 6: (1 điểm) Qua bài “Cuộc chạy đua trong rừng”, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Đáp án: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo.

Câu 8: (0,5 điểm) Tìm và viết lại bộ phận “Bằng gì? trong câu “Móng của Ngựa con làm bằng sắt” là:

Đáp án: Bằng sắt

Câu 9: (1 điểm) Tìm và viết lại một câu trong bài có sử dụng từ nhân hóa:

Đáp án: Có rất nhiều câu có sử dụng nhân hóa. Tùy vào học sinh lựa chọn câu để chấm cho phù hợp. (Ví dụ: Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng)

B/ KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm )

I/ Viết chính tả: (4 điểm )

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm, mắc 6 – 7 lỗi 0,5 điểm, mắc 8 lỗi trở lên 0 điểm.

– Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn: (6 điểm)

Quê em ở Nha Trang. Nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được bố mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình. Họ như muốn tận hưởng vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Số 3

Ma trận Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Cộng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

3

4

1

6 câu

Câu số

1, 2,3

4, 5, 6

9

2

Kiến thức Tiếng Việt

Số câu

1

1

3 câu

Câu số

7

8

Tổng số

TS câu

3

câu

4

câu

1

câu

1 câu

1 câu

9 câu

TS điểm

1

điểm

2 điểm

1

Điểm

1 điểm

1 điểm

6 điểm

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3

Phần I: Kiểm tra đọc (10 điểm):

1. Đọc thành tiếng (4 điểm):

- Nội dung: Bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.

+ Cuộc chạy đua trong rừng.

+ Buổi học thể dục.

+ Một mái nhà chung .

+ Bác sĩ Y - éc - xanh.

+ Cuốn sổ tay.

+ Mặt trời xanh của tôi.

+ Sự tích chú Cuội cung trăng.

- Thời lượng: Khoảng 70 tiếng/ phút.

2. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (6 điểm): 35 phút

Rừng cây trong nắng

Trong ánh nắng mặt trời vàng óng, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang xa, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp, ta nghe thấy tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh. Chúng không ngớt bay đi, bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ.

Mùi hương ngòn ngọt, nhức đầu của những loài hoa rừng không tên đằm mình vào ánh nắng ban trưa. Mùi hương ấy khiến con người dễ sinh buồn ngủ. Người ta có thể sẵn sàng ngả lưng dưới bóng một cây nào đó rồi lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ…

Theo Đoàn Giỏi

Câu 1: Bài văn tả về các loài cây cối ở đâu?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Ở bãi biển

B. Ở trong rừng

C. Ở cánh đồng

Câu 2: Loài cây nào được nhắc đến trong bài?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Cây phi lao.

B. Cây liễu.

C. Cây tràm.

Câu 3: Rừng cây được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Buổi sáng sớm

B. Buổi trưa

C. Buổi chiều tối

Câu 4: Tác giả nghe được những âm thanh gì trong rừng?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Tiếng chim.

B. Tiếng côn trùng.

C. Cả hai ý trên.

Câu 5: Vì sao người ta dễ buồn ngủ khi đi trong rừng?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Vì rừng cây đẹp quá.

B. Vì khu rừng quá rộng lớn.

C. Vì mùi hương của những loài hoa rừng.

Câu 6: Bài văn này miêu tả cái gì?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Rừng cây.

B. Các loài vật.

C. Các loài côn trùng.

Câu 7: Câu nào dưới đây được viết theo mẫu câu “Ai thế nào”?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn.

B. Các loài côn trùng không ngớt bay đi, bay lại.

C. Người ta có thể ngả lưng dưới bóng một cây nào đó rồi lơ mơ ngủ.

Câu 8: Bài văn có mấy hình ảnh so sánh ? Đó là những hình ảnh nào?

……………………………………………………………………………………………

..............................................................................................................................

Câu 9: Em yêu thích hình ảnh nào trong bài văn? Vì sao?

……………………………………………………………………………………………

..............................................................................................................................

Phần II: Kiểm tra viết (10 điểm):

1. Chính tả (nghe - viết) (15 phút)

Đoạn 3 bài “Sự tích chú Cuội cung trăng” ( TV 3/ Tập 2/ Tr.132).

2. Tập làm văn: (25 phút)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 – 10 câu) kể về một việc làm tốt mà em đã làm để bảo vệ môi trường.

……………………………………………………………………………………………

..............................................................................................................................

……………………………………………………………………………………………

..............................................................................................................................

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3

Phần I:

1. Đọc thành tiếng (4 điểm):

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Đọc hiểu:

Câu 1: B. Ở trong rừng (0,5 điểm)

Câu 2: C. Cây tràm. (0,5 điểm)

Câu 3: B. Buổi trưa (0,5 điểm)

Câu 4: C. Cả hai ý trên. (0,5 điểm)

Câu 5: C. Vì mùi hương của những loài hoa rừng. (0,5 điểm)

Câu 6: A. Rừng cây. (0,5 điểm)

Câu 7: A. Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. (1 điểm)

Câu 8: Bài văn 2 hình ảnh so sánh. Đó là hình ảnh:

Hình ảnh 1: Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời chẳng khác gì những cây nến khổng lồ.

Hình ảnh 2: Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn.

Câu 9: (1 điểm) Nêu được hình ảnh mình thích: 0, 5 điểm; Giải thích được lý do: 0, 5 điểm.

Phần II: (10đ)

1. Chính tả: 4 điểm

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm

2. Tập làm văn: 6 điểm

- Nội dung (ý) (3 điểm): Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

- Kỹ năng (3 điểm):

+ Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm.

+ Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm.

Bài làm:

Mẫu 1:

Em thấy việc bảo vệ môi trường rất cần thiết, vì mang lại sức khỏe cho mọi người chính vì vậy lớp em đã chọn công việc tổng vệ sinh lớp học. Vào chiều thứ sáu lớp em bắt đầu. Để làm việc tốt lớp em đã chuẩn bị khẩu trang, giẻ lau, chổi.... Cô giáo giao nhiệm vụ cho từng tổ, từng bạn rất chi tiết tỉ mỉ. Các bạn nam khỏe nên cô giáo giao nhiệm vụ kê bàn ghế, quét mạng nhện. Còn các bạn nữ thì làm công việc nhặt rác, lau bảng. Em được cô giáo phân công lau bảng. Đầu tiên em đi vò khăn rồi quay về lớp để lau bảng. Em lau từ bảng này đến bảng khác cho thật sạch để cô khen. Buổi lao động rất mệt nhưng lại thật vui, em nhìn mặt bạn nào cũng đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhãi. Khi cô hiệu trưởng bước vào lớp em, cô rất khen làm cô chủ nhiệm rất vui lòng nên cả lớp em mỗi người được thưởng điểm. Chưa đầy một tiếng đồng hồ lớp em đã xong. Em rất tự hào về lớp học của mình.

Mẫu 2:

Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động rất tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi đổ ra nườm nượp, ai cũng đã thâm mệt. Các tổ bạn cũng đã sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi ngang hồ sen thấy rác cỏ không biết tổ nào đã đổ xuống đấy. Em nói với Hòa: "Hồ sen nước trong và đẹp thế, bạn nào lại khiêng cỏ tấp xuống đây nhỉ. Mình xuống vớt lên đi. Nếu không vài ngày nữa, nước sẽ đổi màu đấy. Tuy rất mệt nhưng cả hai đứa cũng đã vớt hết sạch số cỏ rác kia. Việc làm của hai đứa em, có thể không ai biết cả, nhưng trên đường về em và Hòa đều rất vui. Vì nghĩ mình cũng đã làm một việc góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường.

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Số 4

ĐIỂM

Đọc thành tiếng:................

Đọc thầm:..........................

Điểm viết:..........................

GIÁO VIÊN CHẤM THI

NHẬN XÉT:

...................................................................

...................................................................

...................................................................

...................................................................

...................................................................

1. Bài đọc:

SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG

Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng, bỗng đâu gặp một con hổ con xông đến. Không kịp tránh, anh đành liều mạng vung rìu lên đánh nhau với hổ. Hổ còn non nên thua sức người, bị Cuội bổ một rìu lăn quay ra đất. Vừa lúc đó, hổ mẹ về tới nơi. Cuội chỉ kịp quăng rìu, leo tót lên cây. Từ trên cao nhìn xuống Cuội thấy hổ mẹ chạy đến một bụi cây gần đó, đớp một ít lá về nhai mớm cho con. Khoảng giập bã trầu, hổ con tự nhiên cựa quậy, vẫy đuôi rồi sống lại. Chờ cho hổ mẹ tha con đi nơi khác, Cuội tìm đến bụi cây kia, đào gốc mang về.

Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Một lần, Cuội cứu được con gái một phú ông, được phú ông gả cô gái ấy cho. Vợ chồng Cuội sống với nhau thật êm ấm. Nhưng một lần, vợ Cuội trượt chân ngã vỡ đầu, Cuội rịt lá thuốc cho mà mãi vẫn không tỉnh lại. Thương vợ, Cuội nặn thử bộ óc bằng đất cho vợ rồi rịt thuốc lại. Không ngờ, vợ Cuội sống lại, tươi tỉnh như thường. Nhưng từ đó, người vợ mắc chứng hay quên.

Một lần, vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc. Vừa tưới xong, ai ngờ cây thuốc lừng lững bay lên trời. Thấy thế, Cuội vội nhảy bổ đến, túm vào rễ cây. Nhưng cây thuốc cứ bay lên, kéo theo cả Cuội lên tít cung trăng.

Ngày nay, mỗi khi nhìn lên mặt trăng, ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý.

2. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:

Câu 1: Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc? (0,5 điểm)

A. Do Cuội đi hái thuốc.

B. Do cuội thấy hổ mẹ cứu hổ con bằng lá thuốc.

C. Do Cuội đánh nhau với hổ.

Câu 2: Chú Cuội dùng cây thuốc quý để làm gì ? (0,5 điểm)

A. Cuội dùng cây thuốc quý cứu sống được rất nhiều người.

B. Cuội dùng cây thuốc quý cứu sống vợ mình.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 3: Vì sao chú Cuội và cây thuốc bay lên cung trăng ? (0,5 điểm)

A. Vì vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc

B. Vì vợ Cuội đổ nước sôi vào cây thuốc.

C. Vì vợ Cuội không chịu chăm sóc cây thuốc.

Câu 4: Ngày nay, nhìn lên mặt trăng, chúng ta thấy chú Cuội làm gì ? (0,5 điểm)

A. Chú Cuội ngồi dưới một tòa lâu đài.

B. Chú Cuội ngồi với một người bạn.

C. Chú Cuội ngồi dưới một cây thuốc quí

Câu 5: Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu: “Ai như thế nào?” (0,5 điểm)

A. Nhưng từ đó, người vợ mắc chứng hay quên.

B. Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội.

C. Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người.

Câu 6: Câu nào dưới đây sử dụng phép nhân hoá ? (1 điểm)

A. Những cánh hoa hồng muôn màu đang khoe sắc trong vườn.

B. Những giọt sương đọng trên nụ hồng như những viên ngọc trai lấp lánh.

C. Những chiếc lá hồng đong đưa vẫy chào ông mặt trời buổi sáng.

Câu 7: Trong câu “Cuội giết hổ con bằng một chiếc rìu.” Bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? là: (0,5 điểm)

A. Cuội giết hổ con

B. bằng một chiếc rìu.

C. bằng rìu.

Trường TH .............

Lớp: 3......

Họ tên HS: .................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: TIẾNG VIỆT

PHẦN: ĐỌC HIỂU

ĐIỂM

Đọc thành tiếng:................

Đọc thầm:..........................

Điểm viết:..........................

GIÁO VIÊN CHẤM THI

NHẬN XÉT:

...................................................................

...................................................................

...................................................................

...................................................................

...................................................................

I. CHÍNH TẢ:

Bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” (Từ đầu đến của mỗi một người yêu nước) Tiếng việt 3, tập 2, trang 94.

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục

Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, xây dựng đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.

Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước.

II. TẬP LÀM VĂN:

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn kể về việc làm để bảo vệ môi trường.

*Gợi ý:

- Kể về việc làm của em hoặc em có dịp được chứng kiến người khác làm góp phần bảo vệ môi trường.

- Công việc góp phần bảo vệ môi trường ra sao?

- Nêu cảm nghĩ của em về việc làm bảo vệ môi trường đó.

...

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM – ĐÁP ÁN

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3

CUỐI HỌC KÌ 2

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (6 điểm)

- HS bốc thăm và đọc một đoạn khoảng 50 tiếng/ phút và trả lời một câu hỏi một trong các bài tập đọc sau:

Bài 1. Ông tổ nghề thêu (Trang 22, SGK Tiếng Việt 3, tập 2)

Câu 1: Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ?

- Hồi còn nhỏ, Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để đọc sách.

Bài 2. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31, SGK Tiếng Việt 3, tập 2)

Câu 4: Nhờ đâu mà mong ước của bà già được thực hiện ?

- Nhờ tài năng, sức sáng tạo và lòng kiên trì lao động của nhà bác học mà mong ước của bà cụ đã thành hiện thực.

Bài 3. Đối đáp với vua (Trang 49, SGK Tiếng Việt 3, tập 2)

Câu 2: Cao Bá Quát có mong muốn gì ?

- Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn được nhìn rõ mặt vua.

Bài 4. Hội đua voi ở Tây Nguyên (Trang 61, SGK Tiếng Việt 3, tập 2)

Câu 2: Cuộc đua diễn ra thế nào ?

- Cuộc đua diễn ra như sau : Đến giờ xuất phát, chiêng trống nổi lên. Mười con voi lao đầu chạy như bay. Bụi cuốn mù mịt. Các chàng man gát gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về đích.

Bài 5. Cuộc chạy đua trong rừng (Trang 80, SGK Tiếng Việt 3, tập 2)

Câu 4: Ngựa Con rút ra bài học gì ?

- Ngựa Con rút ra bài học rất quý giá : đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất.

Bài 6. Người đi săn và con Vượn (Trang 113, SGK Tiếng Việt 3, tập 2)

Câu 1: Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?

- Chi tiết nói lên tài săn bắn của bác thợ săn : Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.

Bài 7. Cóc kiện Trời (Trang 122, SGK Tiếng Việt 3, tập 2)

Câu 1: Vì sao Cóc phải lên kiện Trời ?

- Cóc kiện Trời vì Trời làm nắng hạn quá lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trơ trụi, chim muông khát khô cả họng, muôn loài đều khổ sở.

II. ĐỌC HIỂU: (4 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

B

C

A

C

A

C

B

Điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

1 điểm

0,5 điểm

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

I. CHÍNH TẢ: (5 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức chính tả.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai – lẫn lộn phụ âm đầu, vần , thanh, sai chữ thường – chữ hoa ) : trừ 0,5 điểm.

* Lưu ý:

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ, hoặc trình bày dơ….. bị trừ 0,5 điểm toàn bài.

- Những lỗi sai giống nhau chỉ trừ điểm 1 lần.

II. TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

- Học sinh viết được đoạn văn từ 7 đến 10 câu theo yêu cầu của đề bài.

- Biết sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, lưu loát, lời lẽ chân thực giàu cảm xúc.

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, không tẩy xoá.

- Trình tự hợp lí, diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật.

- Tuỳ theo mức độ làm bài của học sinh, sai sót về ý, từ, câu, kỹ năng diễn đạt, chữ viết có thể cho các điểm sau : 5 - 4, 5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5.

BẢNG MA TRẬN BÀI KT MÔN TIẾNG VIỆT

KHỐI 3 CUỐI KÌ 2

Năm học: ..............

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu,

số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1. Kiến thức tiếng Việt,

văn học

-Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất thông thường.

-Nhận biết câu văn có hình ảnh nhân hóa .

-Câu kiểu ; Ai làm gì ?; Ai thế nào ?

- Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu phẩy.

Số câu

2

Số điểm

0,5

Câu số

7

2. Đọc hiểu văn bản

- Xác định được hình nhân hóa.

- Biết nêu nhận xét đơn giản một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; liên hệ được với bản thân, thực tiễn bài học. Hiểu ý chính của đoạn văn.

- Biết rút ra bài học, thông tin đơn giản từ bài học.

Số câu

2

2

1

Số điểm

0,5

0,5

1

Câu số

1,2

3,4

6

Tổng

Số câu

2

2

2

1

7

Số điểm

1

1

1

1

4

3. Đọc thành tiếng

3.1. Đọc thành tiếng

Số câu

1

Số điểm

3

3.2. Đọc – hiểu về nội dung đoạn vừa đọc.

Số câu

1

Số điểm

1

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Số 5

Đề kiểm tra cuối năm lớp 3 môn Tiếng Việt

TRƯỜNG TH .....................

LỚP: 3……

HỌ TÊN: ……………………………

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: .........

MÔN: TIẾNG VIỆT (ĐỌC-HIỂU)

NGÀY KIỂM TRA: ……………………

THỜI GIAN: 40 PHÚT

I. Đọc đoạn văn sau:

BÀI HỌC CỦA GÀ CON

Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu.

Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi.

Gà con đậu trên cây cao thấy Cảo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè “tùm” một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu:

- “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!”

Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói:

- Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa.

Theo Những câu chuyện về tình bạn

II. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì?

A. Gà con sợ quá khóc ầm lên.

B. Gà con vội vàng nằm giả vờ chết.

C. Gà con bay lên cành cây để trốn, bỏ mặc Vịt con.

D. Gà con chạy lại cứu Vịt.

Câu 2. Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân?

A. Vịt con hoảng hốt kêu cứu.

B. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết.

C. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh.

D. Vịt con bỏ chạy theo gà con.

Câu 3. Vì sao Cáo lại bỏ đi ?

A. Vì Cáo không thích ăn thịt.

B. Vì Cáo rất sợ Vịt con.

C. Vì Cáo đang no.

D. Vì Cáo không thích ăn thịt chết.

Câu 4. Khi thấy Gà con rơi xuống nước Vịt con đã làm gì ?

A. Vịt con liền lao xuống hồ và cứu Gà con.

B. Vịt con bỏ mặc Gà con.

C. Vịt con giả vờ không thấy.

D. Vịt con đứng nhìn Gà con và khóc.

Câu 5. Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ?

A. Vì Gà con thấy Cáo không ăn thịt Vịt con.

B. Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi.

C. Vì Vịt con tốt bụng, đã cứu giúp Gà con khi Gà con gặp nạn.

D. Vì Gà con cứu được Vịt.

Câu 6. Nếu bạn em gặp khó khăn trong học tập em sẽ làm gì ?

A. Không chơi với bạn.

B. Giúp bạn để bạn tiến bộ hơn.

C. Bỏ rơi bạn.

D. Cho bạn chép bài.

Câu 7. Đặt dấu hai chấm, dấu phẩy và dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây:

Vịt con đáp

- Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà

Câu 8. Hãy tìm một câu trong bài nói về Vịt con có sử dụng hình ảnh nhân hóa?

Câu 9. Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên ?

TRƯỜNG TH ..........

LỚP: 3……

HỌ TÊN: …………………

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: ..........

MÔN: TIẾNG VIỆT (CHÍNH TẢ -TẬP LÀM VĂN)

NGÀY KIỂM TRA: ……………………

THỜI GIAN: 40 PHÚT

I. CHÍNH TẢ: Nghe – Viết (4 điểm) Điểm:…………..

Nghe – viết: gồm đầu bài và đoạn từ Ngày xửa ngày xưa đến…leo tót lên cây của bài Sự tích chú Cuội cung trăng trang 131 Tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 3 tập 2.

II. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) Điểm:…………..

Đề bài: Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu (hoặc nhiều hơn) kể lại một việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. Theo gợi ý sau:

- Em đã làm việc gì?

- Kết quả công việc ra sao?

- Suy nghĩ tình cảm của em sau khi làm việc đó?

Đáp án đề kiểm tra cuối năm lớp 3 môn Tiếng Việt

I. ĐỌC HIỂU

1. TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C

B

D

A

C

B

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

2. TỰ LUẬN

Câu 7: (1 điểm)

Vịt con đáp: (0,5 điểm)

- Cậu đừng nói thế, chúng mình là bạn mà. (0,5 điểm)

Câu 8: (1 điểm)

Học sinh viết câu Ví dụ: Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. (Đầu câu phải viết hoa, cuối câu có dấu chấm, nếu thiếu 1 trong 2 thì trừ 0.25đ.Thiếu cả 2 chỉ được tối đa (0.5 đ)

Câu 9: (1 điểm)

HS trả lời: Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết quan tâm giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn và nguy hiểm. (Đầu câu phải viết hoa, cuối câu có dấu chấm, nếu thiếu 1 trong 2 thì trừ 0.25đ. Thiếu cả 2 chỉ được tối đa 0.5 đ)

II. CHÍNH TẢ: (4 điểm).

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng mẫu chữ, trình bày sạch đẹp (4 điểm).

- Viết đúng chính tả toàn bài (3 điểm)

- Trình bày đúng quy định, sạch đẹp (1 điểm)

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, viết hoa không đúng quy định) trừ 0,25 điểm

* Lưu ý: Nếu viết lỗi sai giống nhau chỉ trừ một lần điểm.

Nếu học sinh viết chữ không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn (trừ 0.25 điểm)

III. TẬP LÀM VĂN: Thực hiện các yêu cầu sau: 6 điểm.

Em thấy việc bảo vệ môi trường rất cần thiết, vì mang lại sức khỏe cho mọi người chính vì vậy lớp em đã chọn công việc tổng vệ sinh lớp học. Vào chiều thứ sáu lớp em bắt đầu. Để làm việc tốt lớp em đã chuẩn bị khẩu trang, giẻ lau, chổi.... Cô giáo giao nhiệm vụ cho từng tổ, từng bạn rất chi tiết tỉ mỉ. Các bạn nam khỏe nên cô giáo giao nhiệm vụ kê bàn ghế, quét mạng nhện. Còn các bạn nữ thì làm công việc nhặt rác, lau bảng. Em được cô giáo phân công lau bảng. Đầu tiên em đi vò khăn rồi quay về lớp để lau bảng. Em lau từ bảng này đến bảng khác cho thật sạch để cô khen. Buổi lao động rất mệt nhưng lại thật vui, em nhìn mặt bạn nào cũng đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhãi. Khi cô hiệu trưởng bước vào lớp em, cô rất khen làm cô chủ nhiệm rất vui lòng nên cả lớp em mỗi người được thưởng điểm. Chưa đầy một tiếng đồng hồ lớp em đã xong. Em rất tự hào về lớp học của mình.

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Số 6

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các bài tập đọc trong học kì hai và trả lời câu hỏi nội dung bài.

Tình bạn

Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:

- Cứu tôi với!

Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.

Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:

- Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!

Theo Mẹ kể con nghe

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Câu 1: Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? (0,5đ)

A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.

B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo.

C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.

Câu 2: Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? (0,5đ)

A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.

B. Vì Cáo già rất sợ sư tử.

C. Vì Cáo già rất sợ Cún con.

Câu 3: Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? (0,5đ)

A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.

B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.

C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.

Câu 4: Câu: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì? (0,5đ)

A. Ai - làm gì?

B. Ai - thế nào?

C. Ai - là gì?

Câu 5: Trong câu: “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi”. Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào? (0,5đ)

A. Dùng từ chỉ người cho vật.

B. Dùng từ hành động của người cho vật .

C. Dùng từ chỉ người và hành động cho vật.

Câu 6: Vì sao Cún cứu Gà con (0,5đ)

A. Cún ghét Cáo

B. Cún thương Gà con

C . Cún thích đội mũ sư tử

Câu 7: Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài. (1đ)

Câu 8: Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (1đ)

Câu 9: Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: ( 1đ)

Vịt con đáp

Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Dòng suối thức (TV 3 tập 2/trang 137)

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Đề bài: Em hãy kể về một ngày hội mà em đã từng được tham gia hay em biết.

Đáp án:

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C B A A C B

Câu 7:

VD: Chú Cún con rất thông minh. ( 1đ)

Câu 8:

Phải biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè........................... ( 1đ)

Câu 9:

Đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (1đ)

Vịt con đáp:

- Cậu đừng nói thế, chúng mình là bạn mà.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

Nghe – viết bài: Mặt trời xanh của tôi

- Viết đúng chính tả, trình bày đúng, sạch sẽ, chữ viết rõ ràng . (4 điểm)

- Viết sai chính tả mỗi lỗi trừ 0,5 điểm.

- Trình bày bài bẩn trừ 0,5 điểm.

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Học sinh viết được một đoạn khoảng 7 đến 9 câu.

- Giới thiệu được ngày hội: Tên là gì? Ở đâu? Thời gian diễn ra? (1 điểm)

- Kể được các hoạt động diễn ra trong ngày hội (4 điểm)

Nêu được cảm xúc, tâm trạng ,mong muốn của mình về ngày hội đó. (1 điểm).

Bài làm:

Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

>> Top 58 bài văn kể về một ngày hội mà em biết Hay Chọn Lọc

Như vậy, Tìm Đáp Án đã gửi tới các bạn Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2022 theo Thông tư 22. Ngoài các bài tập môn Toán 3 trên, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 3 nâng cao và bài tập môn Toán lớp 3 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.

Đề thi học kì 2 lớp 3 Các môn

Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 3




Xem thêm