03 đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023
Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức là tài liệu tổng hợp đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 dành cho các bạn học sinh tham khảo. Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt này giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học của môn Tiếng Việt 3 KNTT.
Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức - Đề 1
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM):
I. Đọc thành tiếng (4 điểm):
II. Đọc hiểu (6 điểm):
Hai con gà trống
Có hai con gà cùng một gà mẹ sinh ra và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, đủ lông đủ cánh trở thành hai con gà trống, chúng lại hay cãi nhau. Con nào cũng tự cho mình là đẹp đẽ, giỏi giang, oai phong hơn, có quyền làm vua của nông trại.
Một hôm, sau khi cãi nhau, chúng đánh nhau chí tử, định rằng hễ con nào thắng sẽ được làm vua. Sau cùng, có một con thắng và một con thua. Con gà thắng trận vội nhảy lên hàng rào, vỗ cánh và cất tiếng gáy vang “ò ó o...“ đầy kiêu hãnh để ca tụng sự chiến thắng của mình. Chẳng ngờ, tiếng gáy của con gà làm một con chim ưng bay ngang qua chú ý. Thế là con chim ưng sà xuống bắt con gà thắng trận mang đi mất. Trong khi đó con gà bại trận vẫn còn nằm thoi thóp thở, chờ chết.
Theo Internet
Bài 1. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1 (MĐ1). Hai con gà trống trong bài có quan hệ thế nào với nhau? (0,5 điểm)
A. Hai con gà trống trong hai đàn khác nhau.
B. Hai con gà trống do cùng một mẹ sinh ra và nuôi dưỡng.
C. Hai con gà trống thuộc hai giống gà khác nhau.
D. Hai con gà trống thuộc hai giống gà khác nhau nhưng cùng sống trong một nông trại.
Câu 2 (MĐ1). Khi lớn lên, hai con gà trống sống với nhau như thế nào? (0,5 điểm)
A. Rất đoàn kết luôn đi kiếm ăn cùng nhau.
B. Cùng nhau giúp đỡ gà mẹ nhưng không nói chuyện với nhau.
C. Không đoàn kết, suốt ngày cãi vã nhau.
D. Luôn yêu thương, quan tâm, chia sẻ mồi cho nhau.
Câu 3 (MĐ1). Hai con gà trống cãi nhau vì chuyện gì? (0,5 điểm)
A. Tranh nhau chỗ ở.
B. Ai cũng tự cho mình là đẹp đẽ, giỏi giang hơn.
C. Tranh nhau làm vua của nông trại.
D. Ai cũng tự cho mình là người đẹp đẽ hơn, giỏi giang, oai phong hơn, có quyền làm vua của nông trại.
Câu 4 (MĐ2). Cả hai con gà trống sau khi đánh cãi nhau đã có kết cục như thế nào? (0,5 điểm)
A. Cả hai con đều chết.
B. Con gà trống thắng cuộc đã được làm vua của nông trại.
C. Con gà bại trận còn sống và được làm vua của nông trại.
D. Không phân được thắng bại nên cả hai con đều làm vua của nông trại.
Câu 5 (MĐ3). Câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì? (0,5 điểm)
……………………………………………………………………………………..
Bài 2. (MĐ3) Đặt 1 câu cảm để nói về hai chú gà trống trong câu chuyện trên. (0,5 điểm)
……………………………………………………………………………………...
Bài 3 (MĐ2) Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: (0,5 điểm)
"Bản xô-nát Ánh trăng" là một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét-tô-ven. Trong một đêm trăng huyền ảo ông đã bất ngờ gặp một cô gái mù nghèo khổ nhưng lại say mê âm nhạc. Số phận bất hạnh và tình yêu âm nhạc của cô gái đã khiến ông vô cùng xúc động thương cảm và day dứt. Ngay trong đêm ấy nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành bản nhạc tuyệt vời: bản xô-nát Ánh trăng.
Bài 4. (MĐ2) Đọc các câu văn và đoạn thơ dưới đây, tìm các sự vật được so sánh với nhau và hoàn thành bảng sau: (1 điểm)
Câu |
Sự vật 1 |
Từ ngữ so sánh |
Sự vật 2 |
a |
…………………… |
…………………… |
…………………… |
b |
…………………… |
…………………… |
…………………… |
c |
…………………… |
…………………… |
…………………… |
Bài 5 (MĐ2) Viết lại các từ ngữ sau vào 2 nhóm: từ ngữ chỉ sự vật và từ ngữ chỉ đặc điểm: (0,5 điểm)
- Từ ngữ chỉ sự vật:
……………………………………………………………………………...........................…….
- Từ ngữ chỉ đặc điểm:
……………………………………………………………………………………...........................
Bài 6 (MĐ3) Điền ch hoặc tr vào ô trống thích hợp và giải các câu đố sau: (1 điểm)
Suốt ngày …ạy bám trên tường Luôn luôn …ép miệng buồn thương nỗi gì. Là con …………… |
Mình đen mặc áo da sồi Nghe ...ời …uyển động thì ngồi kêu oan. Là con ……………… |
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm):
I. Chính tả (4 điểm): Nghe - viết:
Nghe thầy cô (hoặc người thân) đọc và viết lại một đoạn trong bài Hai con gà trống (Đoạn từ đầu đến con nào thắng sẽ được làm vua.)
II. Tập làm văn (6 điểm)
Đề: Viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.
Bài làm:
Thạch Sanh là nhân vật mà em yêu thích nhất trong các câu chuyện cổ tích. Chàng không chỉ tải giỏi hơn người mà còn có tấm lòng độ lượng, nhân hậu. Thấy kẻ làm ác như chằn tinh, đại bàng thì không cần ai nhờ cũng tự mình chiến đấu để bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân. Đặc biệt, tấm lòng vàng của Thạch Sanh còn thể hiện qua chi tiết, chàng tha mạng cho mẹ con Lý Thông. Dù họ đã lừa gạt, hãm hại, dồn chàng vào chỗ chết nhiều lần, nhưng chàng vẫn cho họ cơ hội làm lại. Hành động ấy, khiến hình tượng chàng Thạch Sanh trở nên vô cùng vĩ đại trong lòng em.
Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức - Đề 2
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc bài thơ sau:
Ở NHÀ MÁY GÀ
Những chú gà công nghiệp
Thật khác chú gà nhà
Được ấp trong lò điện
Tự mổ vỏ mà ra
Người đầu tiên chú thấy
Áo choàng trắng thướt tha
Chắc là mẹ mình đấy!
Mẹ đẹp như tiên sa!
Anh em đông hàng ngàn
Chẳng biết ai ra trước
Chẳng biết ai là út
Chẳng ai đòi phần hơn!
Mẹ chiều cả ngàn con
Giải trấu thay đệm mới
Thắp đèn làm lửa sưởi
Máng ăn ăm ắp đầy
Gà mà chẳng ở chuồng
Cả dãy nhà rộng đẹp
Bè bạn cứ vàng ươm
Hát suốt ngày liếp nhiếp.
(Vân Long)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Những chú gà công nghiệp có đặc điểm gì khác so với chú gà nhà? (0,5 điểm)
A. Được ấp bằng lò điện, tự mổ vỏ mình để ra ngoài.
B. Được ấp bằng lò sưởi, tự mổ vỏ mình để ra ngoài.
C. Được ấp bằng lò điện, không tự mổ vỏ mình để ra ngoài.
Câu 2: Theo em, người mẹ mà chú gà nhắc đến trong khổ thơ 2 là nóivề ai? (0,5 điểm)
A. Mẹ gà mái.
B. Chị em của chú gà.
B. Cô công nhân.
Câu 3: Vì sao chú gà lại không biết ai ra trước, ai là út trong đàn gà?(0,5 điểm)
A. Vì trong đàn, có rất nhiều chú gà.
B. Vì trong đàn, anh em của chú gà đến từ rất nhiều nơi.
C. Vì trong đàn, những chú gà rất giống nhau nên chú không phân biệt được.
Câu 4:“Người mẹ” đã nuông chiều cả ngàn đứa con của mình như thế nào? (0,5 điểm)
A. Giải trấu, thắp lò sưởi và cho chúng ăn.
B. Giải trấu, thắp đèn sưởi và cho chúng ăn.
C. Giải chăn đệm, thắp đèn sưởi và dạy chúng hát.
Câu 5: Em thích nhất hình ảnh nào về chú gà trong bài thơ? Vì sao?(1 điểm)
Câu 6: Kể ra 2 điểm khác nhau giữa gà công nghiệp và gà nhà (ngoại trừ đặc điểm trong bài thơ đã nói đến).(1 điểm)
Câu 7: Chỉ ra câu thơ trong bài có sử dụng hình ảnh so sánh và điền vào bảng sau: (0,5 điểm)
Sự vật 1 |
Đặc điểm |
Từ so sánh |
Sự vật 2 |
|
|
|
|
Câu 8: Tìm từ có nghĩa giống với từ: rộng, tha thướt.(0,5 điểm)
Câu 9: Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm.(1 điểm)
Đàn gà có tất ca năm con. Nhìn chúng trông thật đẹp làm sao. Một màu lông con ngắn cuncơn nhưng lại rất đẹp. Chúng khoác trên mình một bộ lông màu vàng ươm, trông giống như là màu vàng cua rơm được phơi vậy.
II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Mênh mông mùa nước nổi
Những chuyến đò ngang sang sông dập dềnh, sóng sánh, xô nước tràn vào đồng. Những chiếc xuồng con bắt đầu ra đồng đi giăng câu, thả lưới. Những bụi bông điên điển vàng rực rỡ nghiêng nhành khi chiếc xuồng đi qua, như mời gọi ai đó vươn tay tuốt hái, như để sẻ chia thêm một món ăn đậm đà hương vị mùa nước nổi.
(Trần Tùng Chinh)
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương.
Gợi ý:
- Tên cảnh vật quê hương.
- Đặc điểm bao quát và đặc điểm nổi bật của cảnh vật.
- Điều em thích nhất (ấn tượng nhất) về cảnh vật.
- Cảm nghĩ của em khi ngắm nhìn cảnh vật.
Đáp án:
PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
Được ấp bằng lò điện, tự mổ vỏ mình để ra ngoài.
Câu 2: (0,5 điểm)
Cô công nhân.
Câu 3: (0,5 điểm)
Vì trong đàn, có rất nhiều chú gà.
Câu 4: (0,5 điểm)
Giải trấu, thắp đèn sưởi và cho chúng ăn.
Câu 5: (1 điểm)
HS nêu được hình ảnh mình thích và đưa ra lí do.
Câu 6: (1 điểm)
- Điểm khác nhau giữa gà công nghiệp và gà nhà:
+ Gà công nghiệp được nuôi trong trang trại, khá chậm chạp, không nhanh nhẹn.
+ Gà nhà được thả tại vườn nhà, nhanh nhẹn.
Câu 7: (0.5 điểm)
Sự vật 1 |
Đặc điểm |
Từ so sánh |
Sự vật 2 |
Mẹ |
đẹp |
như |
tiên sa |
Câu 8: (0.5 điểm)
- rộng – to lớn.
- tha thướt – lả lướt/ thướt tha.
Câu 9: (1 điểm)
Đàn gà có tất cả năm con. Nhìn chúng trông thật đẹp làm sao. Một màu lông con ngắn cũncỡn nhưng lại rất đẹp. Chúng khoác trên mình một bộ lông màu vàng ươm, trông giống như là màu vàng của rơm được phơi vậy.
II. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
- 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
- Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
- 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
- Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
- 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 8 đến 10 câu, nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Mẫu: Quê hương của em có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là Hồ Gươm. Hồ nằm ở gần trung tâm của thành phố Hà Nội. Mặt hồ trong xanh, phẳng lặng như một chiếc gương khổng lồ. Gần hồ còn có đài Nghiên, tháp Bút. Cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Từ cầu dẫn đến đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm. Trước cổng đền là cây đa cổ thụ đã nhiều năm tuổi. Giữa hồ là tháp Rùa rất độc đáo. Em rất tự hào về cảnh đẹp của quê hương mình.
>> Xem thêm: 10 đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương lớp 3
Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức - Đề 3
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG
Vua Trần Nhân Tông trịnh trọng hỏi các bô lão:
- Nước Đại Việt ta tuy là một nước nhỏ ở phương nam nhưng luôn bị nước ngoài nhòm ngó…Từ cổ xưa đến giờ thật chưa có khi nào giặc mạnh và hung hãn như ngày nay. Chúng sẽ kéo sang năm mươi vạn quân, bảo rằng : “Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu, cỏ không mọc được ở chỗ ấy !”. Vậy nên liệu tính sao ?
Mọi người xôn xao tranh nhau nói :
- Xin bệ hạ cho đánh !
- Thưa, chỉ có đánh !
Nhà vua nhìn những khuôn mặt đẹp lồng lộng, hỏi lại một lần nữa :
- Nên hòa hay nên đánh ?
Tức thì muôn miệng một lời :
- Đánh! Đánh!
Điện Diên Hồng như rung chuyển. Người người sục sôi.Nhà vua trẻ, mắt long lanh, gương mặt hồng hào phản chiếu ánh lửa đuốc cháy bập bùng.
(Lê Vân)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Vua Trần Nhân Tông cho tổ chức hội nghị nhằm mục đích gì? (0,5 điểm)
A. Để tụ họp các bô lão lại nhằm tổ chức tiệc.
B. Để tụ họp các bô lão họp về việc đối phó với quân giặc.
C. Để tụ họp các bô lão tìm ra người xung phong đi đánh giặc.
Câu 2: Các bô lão đã có ý kiến như thế nào?(0,5 điểm)
A. Các bô lão đồng loạt đưa ra ý kiến xin đánh giặc.
B. Các bô lão hỏi vua định hòa hay định đánh.
C. Các bô lão xôn xao tranh nhau nói, mỗi người một ý kiến.
Câu 3: Thông qua ý kiến của các bô lão, em thấy họ là những người như thế nào?
(0,5 điểm)
A. Họ là những người hèn nhát, tự ti về khả năng chiến đấu của mình trong trận đấu.
B. Họ là những người anh dũng, quyết tâm đánh giặc để bảo vệ nước nhà.
C. Họ là những người không có chứng kiến, chỉ nghe theo ý của vua.
Câu 4: Theo em, vì sao vua tôi và các bô lão đồng lòng trong việc đối phó với quân Mông Cổ? (0,5 điểm)
A. Vì họ mong muốn đánh bại kẻ thù xâm lược, giữ gìn chủ quyền độc lập dân tộc.
B. Vì họ mong muốn nhân dân rơi vảo cảnh lầm than, khổ cực.
C. Vì họ không còn lựa chọn nào khác.
Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)
........................................................................................................
........................................................................................................
Câu 6: Viết 2 – 3 câu nêu cảm nghĩ của em về vị vua Trần Nhân Tông và các vị bô lão. (1 điểm)
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
Câu 7: Các dấu gạch ngang trong đoạn văn trên có tác dụng gì?(0,5 điểm)
........................................................................................................
Câu 8: Tìm các tên riêng được sử dụng trong bài đọc. (0,5 điểm)
........................................................................................................
Câu 9: Đặt một câu có hình ảnh so sánh để tả một cảnh đẹp của quê hương em.(1 điểm)
........................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Vời vợi Ba Vì
Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù toả trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hoá muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ.
(Võ Văn Trực)
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) kể lại một việc tốt mà em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
- Giới thiệu về việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
- Em làm việc ấy khi nào? Ở đâu?
- Em làm việc ấy cùng ai? Công việc ấy diễn ra như thế nào?
- Ý nghĩa của việc làm ấy đối với việc bảo vệ môi trường.
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ về việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Bài làm:
Môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống và phát triển của con người. Chính vì vậy trường em thường xuyên phát động phong trào thi đua giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường. Mỗi ngày ngoài việc quét dọn lớp học, sắp xếp bàn ghế, vào giờ ra chơi chúng em còn thay phiên nhặt rác ở sân trường, thu gom vỏ bánh kẹo. Vì thế sân trường, lớp học luôn sạch sẽ thoáng mát. Bên cạnh đó, chúng em còn phân công chăm sóc, tưới nước, bón phân cho các chậu kiểng, bồn hoa. Ngoài ra, chúng em còn thường xuyên bổ sung thêm cây kiểng, để lắp đầy mảng xanh sân trường. Phong trào này được các bạn hưởng ứng rất tích cực. Vì giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp, tạo môi trường học tập thân thiện, sẽ giúp chúng em thêm năng động và yêu thích đến trường hơn. Để mỗi ngày đến trường với chúng em là một ngày vui vẻ và đầy ý nghĩa.
>> Xem thêm: Kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường
Đề thi học kì 2 lớp 3 Tải nhiều năm 2022 - 2023
- 31 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 năm 2022 - 2023
- 18 Đề thi Toán lớp 3 học kì 2 năm 2022 - 2023
- Bộ đề thi tiếng Anh lớp 3 học kì 2 năm 2023
- Bộ 10 đề thi Tin học lớp 3 học kì 2 năm học 2022 - 2023
- 12 đề thi học kì 2 lớp 3 năm 2022 - 2023 theo Thông tư 27
Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 3 năm 2022 - 2023
- Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 3
- Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 3 môn Toán
- Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn tiếng Anh lớp 3
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 3
Ngoài Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức trên. Các em có thể tham khảo thêm Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức mà Tìm Đáp Án đã đăng tải. Chúc các em học tốt!