Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 là tài liệu dành cho thầy cô và các em học sinh tham khảo, giúp thầy cô ra đề cương cho các em ôn tập, giúp các em chuẩn bị tốt cho Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt sắp tới.

Chi tiết:

1. Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

I. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt:

CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.

Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Huế chính là quê hương chiếc áo dài Việt Nam. Những chiếc áo dài đầu tiên hiện còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mĩ thuật cung đình Huế.

Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.

Hà Ánh Minh

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Dàn nhạc trong khoang thuyền gồm mấy loại nhạc cụ?

A. 6 nhạc cụ.

B. 7 nhạc cụ.

C. 8 nhạc cụ.

Câu 2: Các ca công nam và nữ ăn mặc trang phục như thế nào?

A. Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội mũ; nữ mặc áo dài, khăn đóng.

B. Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài, khăn đóng.

C. Nam và nữ đều mặc áo dài, quần thụng và đầu đội khăn xếp.

Câu 3: Tác giả đã miêu tả khung cảnh thuyền rồng như thế nào?

A. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng,xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên.

B. Giữa thuyền là một sàn gỗ bào nhẵn có mui tròn được trang trí lộng lẫy.

C. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn bầu, sáo và cặp sanh.

Câu 4: Vì sao Huế được coi là quê hương của áo dài Việt Nam?

A. Vì người dân Huế tôn sùng, trân trọng và đều sử dụng áo dài trong các dịp lễ lớn.

B. Vì người dân Huế mặc áo dài đẹp nhất Việt Nam.

C. Vì Huế là nơi lưu giữ những chiếc áo dài đầu tiên của Việt Nam.

Câu 5: Theo em, từ “lữ khách” trong bài được hiểu như thế nào?

A. Khách du lịch

B. Người đi đường xa

C. Khách tham quan

Câu 6: Kể tên 4 thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam.

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Câu 7: Tìm và viết ra một câu trong bài có hình ảnh so sánh.

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Câu 8: Dấu gạch ngang trong câu văn sau có tác dụng gì?

An nói:

- Thưa cô, chúng em biết lỗi rồi ạ!

A. Để đánh dấu những thành phần liệt kê.

B. Để đánh dấu lời nói nhân vật.

C. Để đánh dấu phần chú thích.

Câu 9: Đặt một câu bày tỏ cảm xúc của em trước một cảnh đẹp của quê hương.

.........................................................................................................................................

II. Bài kiểm tra viết:

1. Chính tả

2. Tập làm văn

Hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về việc giữ sạch nguồn nước.

Gợi ý:

a) Hằng ngày, em dùng nước làm gì?

b) Vì sao phải giữ sạch nguồn nước?

c) Em cần làm gì để giữ sạch nguồn nước?

Xem thêm:

2. Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Kết nối

I. Ôn tập

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Nhận biết các từ chỉ sự vật; hoạt động, trạng thái; đặc điểm

Bài 1: Đọc đoạn văn sau rồi gạch 1 gạch dưới những từ chỉ sự vật, gạch 2 gạch dưới những từ chỉ đặc điểm, tính chất.

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lỗ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.

Bài 2: Gạch chân những từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn sau.

Ong xanh đến trước tổ một con dế. Nó đảo mắt quanh một lượt, thăm dò rồi nhanh nhện xông vào cửa tổ dùng răng và chân bới đất. Sáu cái chân ong làm việc như máy. Những hạt đất vụn do dế đùn lên lần lượt bị hất ra ngoài. Ong ngoạm, dứt, lôi ra một túm lá tươi. Thế là cửa đã mở.

2. Nhận biết câu kiểu: Ai là gì?; Ai làm gì?; Ai thế nào? và vận dụng đặt câu, nhận biết các bộ phận của câu.

Bài 1: Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai (Cái gì, con gì) trong các câu sau:

  • Cá heo ở biển Trường Sa rất thông minh.
  • Tiếng gió thổi ào ào, lùa qua những khe cửa.
  • Cây xà cừ trường em rất xanh tốt.
  • Vào mùa thu, lá bàng rơi khắp trên trường.
  • Khi miêu tả cây dừa, tác giả đã rất tài tình khi so sánh tàu dừa với chiếc lược chải vào mây xanh.

Bài 2: Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi là gì? làm gì? thế nào? trong các câu sau:

  • Trần Đăng Khoa là nhà thơ của thiếu nhi.
  • Con trâu là đầu cơ nghiệp.
  • Sách vở là đồ dùng không thể thiếu đối với mỗi học sinh.
  • Giữa đầm, mẹ con bác Tâm đang bơi chiếc mủng đi hái sen.
  • Bộ đội là những người làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
  • Con hổ là loài vật dữ dằn nhất.
  • Những cặp chào mào hiếu động thoắt đậu, thoắt bay, liến thoắng gọi nhau choách choách
  • Đàn bướm bay rập rờn quanh khóm hoa hồng rực rỡ.
  • Học sinh các lớp 3, lớp 4 trồng cây trong vườn trường.

Bài 3: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì), gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi là gì (làm gì, thế nào) trong các câu dưới đây.

Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.

3. Dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm,...

Bài 1: Điền dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn sau:

- Học sinh trường em đã làm nhiều việc tốt để hưởng ứng tuần lễ bảo vệ môi trường làm vệ sinh trường lớp, trồng cây ở vườn trường,diệt bọ gậy ở bể nước chung.

- Gia đình em gồm có bốn thành viên bố mẹ em và em gái.

- Hội thi thể thao của Phường em gồm có các môn cầu lông, bóng bàn, đá bóng.

Bài 2: Ghi dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn sau. Chép lại đoạn văn .

Năm ngoái Tuấn đạt kết quả thấp ở môn thể dục năm nay nhờ chăm chỉ tập luyện kết quả học tập của Tuấn về môn thể dục đã khá hơn nhiều để học tốt môn này Tuấn còn phải tiếp tục cố gắng.

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Bài 3: Điền dấu chấm hỏi hay dấu chấm than vào từng ô trống cho phù hợp:

Em Tuấn hỏi chị:

- Chị Hồng ơi, có phải chiều nay có cuộc thi bơi ngoài sông không

- Đúng rồi.

- Chị em mìmh đi xem đi

- Được thôi. Nhưng em đã học bài xong chưa

- Chị hãy giúp em làm bài tập làm văn nhé

Bài 4: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu văn sau:

- Buổi sáng chú gà trống gáy vang đánh thức mọi người.

- Hai bên đường hoa bằng lăng nở tím ngắt.

- Trên thảm cỏ xanh mượt mấy chú dế mèn đang nhởn nhơ uống những giọt sương mai.

- Nhớ lời cô dặn Nam viết bài thật cẩn thận tính thật chắc chắn.

- Bằng những động tác khéo léo Quang Hải đã đưa được bóng vào lưới đối thủ.

4. Bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì? Để làm gì?

Bài 1: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì? trong mỗi câu sau:

- Cậu Hoà nhảy lên bắt bóng bằng động tác rất đẹp mắt.

- Bác thợ mộc làm nhẵn mặt bàn gỗ bằng lưỡi bào sắc.

- Bằng một động tác tung người đẹp mắt, hấp dẫn, chị Hiền đã kết thúc bài trình diễn võ thuật của mình trong tiếng reo hò của khán giả.

Bài 2: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Để làm gì? trong mỗi câu sau:

- Để có được thành công này, chị đã phải tập luyện dưới tuyết lạnh hàng giờ đồng hồ.

- Để góp phần giữ gìn trường học văn minh, sạch đẹp, chúng em vứt rác đúng nơi quy định.

- Để có sức khỏe và tinh thần thoải mái, sẵn sàng cho một ngày mới, em tập thể dục mỗi sáng.

III. TẬP LÀM VĂN

  • Tả bầu trời
    • Nói 3-5 câu về bầu trời ngày hôm nay
    • Viết 3-5 câu về bầu trời trong ngày hôm nay lớp 3
    • Tả bầu trời lớp 3
  • Kể lại diễn biến của một hoạt động ngoài trời
    • Kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh trang 22
    • Kể lại diễn biến của một hoạt động ngoài trời
    • Kể lại một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia
    • Nói về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3
  • Nêu tình cảm, cảm xúc về cảnh vật
    • Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật trong câu chuyện, bài thơ
    • Nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật trong tranh
    • Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật em yêu thích
    • Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật trong câu chuyện, bài văn, bài thơ đã đọc
    • Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một cảnh vật em yêu thích
  • Nêu lý do thích hoặc không thích 1 nhân vật
    • Đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật
    • Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật
    • Nêu lí do em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện Quả hồng của thỏ con
    • Viết một đoạn văn nêu lí do em thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe
    • Đoạn văn nêu lí do em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện “Quả hồng của thỏ con”
  • Kể về ước mơ của em
    • Kể về ước mơ của em
    • Viết một đoạn văn về ước mơ của em lớp 3
  • Nêu tình cảm, cảm xúc về cảnh vật quê hương
    • Giới thiệu về quê hương em
    • Viết đoạn văn nêu tình cảm của em về cảnh vật quê hương
    • 03 đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương lớp 3
  • Nêu tình cảm, cảm xúc về 1 cảnh đẹp của đất nước
    • Cảm xúc của em về cảnh đẹp vịnh Hạ Long
    • Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp của đất nước
    • Giới thiệu đất nước mình
    • Nêu cảm xúc của em về cảnh đẹp vịnh Hạ Long
    • Tả Vịnh Hạ Long lớp 3 Hay Chọn Lọc
    • Bài văn tả cảnh đẹp đất nước lớp 3 Hay chọn lọc (30 mẫu)
  • Kể về 1 nhân vật em thích
    • Viết về một nhân vật em yêu thích
    • Viết đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện
    • Viết đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe
    • Nêu cảm nghĩ của em về một người nổi tiếng
  • Kể lại một việc làm góp phần bảo vệ môi trường
    • Viết một bản tin về hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường
    • Kể lại một việc làm góp phần bảo vệ môi trường
    • Viết đoạn văn kể lại một việc làm góp phần bảo vệ môi trường mà em đã tham gia hoặc chứng kiến lớp 3
    • Viết một bản tin về hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường lớp 3
  • Kể về một sự việc đã để lại cho em nhiều ấn tượng
    • Kể về một sự việc ấn tượng trong năm học vừa qua
    • Viết đoạn văn kể về một sự việc đã để lại cho em nhiều ấn tượng trong năm học vừa qua
  • Tả bức tranh về Trái Đất
    • Viết đoạn văn tả bức tranh về Trái Đất lớp 3

Xem thêm:

3. Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Chân trời

I. VIẾT – CHÍNH TẢ (NGHE- VIẾT)

1. Độc đáo lễ hội đèn Trung thu. (Đoạn : Người lớn vui vẻ đẩy xe…tự hào sâu sắc. - TV3 -T2/trang 21)

2. Nghệ nhân Bát Tràng (TV3 -T2/trang 32)

3. Tiếng đàn (Đoạn : Tiếng đàn bay ra vườn … những mái nhà cao thấp. - TV3 -T2/trang 37)

4. Cuộc chạy đua trong rừng (Đoạn : Gai nhọn đâm vào chân … cho dù đó là việc nhỏ nhất. - TV3 -T2/trang 41)

5. Ngọn lửa Ô – lim - pích (Đoạn : Những người đoạt giải … của người tứ xứ. - TV3 -T2/trang 51)

7. Cùng vui chơi(TV3 -T2/trang 49)

8. Mùa xuân đã về (Đoạn: Cỏ non như những chiếc kim … những ruộng rạ phủ băng. - TV3 -T2/trang 66)

9. Cá linh (TV3 -T2/trang 72)

10. Hai bà Trưng (Đoạn : Giáo lao-cung nỏ …. đến hết. - TV3 -T2/trang 92)

II. VIẾT SÁNG TẠO

1. Viết một đoạn văn ngắn (7 đến 9 câu) thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến.

2. Viết một đoạn văn ngắn (7 đến 9 câu) thuật lại một trận thi đấu thể thao em đã chứng kiến hoặc tham gia.

3. Viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 câu) tả một đồ vật em thường dùng khi đi học.

4. Viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với nơi em ở.

5. Viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam.

6. Viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 câu) thuật lại một việc làm của em góp phần bảo vệ môi trường.

III. ĐỌC

1. Độc đáo lễ hội đèn Trung thu. (Đoạn 1, 2, 3 - TV3 -T2/trang 20, 21 – Trả lời câu hỏi 1, 2, 3)

2. Nghệ nhân Bát Tràng (TV3 -T2/trang 32 – Trả lời câu hỏi 2, 3, 4)

3. Tiếng đàn (TV3 -T2/trang 36, 37 - Trả lời câu hỏi 1, 2, 4)

4. Cuộc chạy đua trong rừng (Đoạn 1, 2 - TV3 -T2/trang 44 - Trả lời câu hỏi 1, 2)

5. Cô gái nhỏ hóa ‘‘kình ngư’’ (TV3 -T2/trang 40 - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 5)

6. Ngọn lửa Ô – lim - pích (Đoạn 1, 2 - TV3 -T2/trang 51 - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3)

7. Giọt sương (Đoạn 1, 2 - TV3 -T2/trang 54 - Trả lời câu hỏi 1, 2, 5)

8. Những đám mây ngũ sắc (TV3 -T2/trang 58, 59 - Trả lời câu hỏi 1, 3, 4)

9. Chuyện hoa, chuyện quả (TV3 -T2/trang 62 - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4)

10. Mùa xuân đã về (Đoạn 1, 2- TV3 -T2/trang 66 - Trả lời câu hỏi 1, 2)

11. Cậu bé và mẩu san hô (Đoạn 1,2 - TV3 -T2/trang 106 - Trả lời câu hỏi 1, 2)

12. Cóc kiện Trời (Đoạn 1, 2 TV3 -T2/trang 120 - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3)

IV. Đọc hiểu - KT Tiếng Việt

BÀI “CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG” (trang 40-41 TV2)

Đọc hiểu:

Mức 1:

Câu 1: Ngựa con làm gì trước khi tham gia cuộc thi chạy?

a. Chú chăm chỉ gặm cỏ non

b. Chú chăm chú sửa soạn và mãi ngắm mình dưới dòng suối.

c. Chú trau chuốt lại bộ móng cho chắc.

Câu 2: Ngựa cha khuyên con điều gì?

a. Ngựa cha khuyên con đến bác thợ rèn kiểm tra bộ móng cho chắc.

b. Ngựa cha khuyên con cần tập luyện chăm chỉ.

c. Ngựa cha khuyên con chăm chỉ gặm cỏ để lấy sức.

Mức 2:

Câu 3: Những vận động viên nào tham gia cuộc thi chạy trong rừng cùng ngựa con?

a. Chị em nhà hươu, thỏ trắng, thỏ xám.

b. Chị em nhà hươu, thỏ trắng.

c. Chị em nhà hươu, thỏ xám.

Câu 4: Cuộc đua đang diễn ra có chuyện gì xẩy ra với ngựa con?

a. Ngựa con bị kiệt sức không thể chạy được

b. Ngựa con dừng lại vì không muốn chạy.

c. Móng ngựa con bị rơi, gai đâm vào chân.

Câu 5: Vì sao ngựa con thua cuộc?

…………………………………………………………………………………................................

(Ngựa con thua cuộc vì ngựa con chủ quan không kiểm tra bộ móng trước khi cuộc đua diễn ra.)

Mức 3:

Câu 6: Nếu em là ngựa con, sau cuộc đua em sẽ nói gì với cha?

…………………………………………………………………………………................................

(Con sẽ không bao giờ chủ quan nữa cho dù đó là việc nhỏ nhất .)

Luyện từ và câu:

Mức 1:

Câu 1: Kết thúc câu khiến sử dụng dấu câu gì?

a. dấu chấm

b. dấu chấm hỏi

c. dấu chấm than.

Câu 2: Đặt dấu câu gì cuối câu sau: “Hát nữa đi, hoạ mi nhé “

a. dấu chấm than.

B. dấu chấm

c. dấu chấm hỏi

Câu 3: Cho các từ "hào hứng, saymê, vui vẻ” sau thuộc nhóm nào ?

a. Chỉ môn nghệ thuật

b. Chỉ dụng cụ tham gia hoạt động nghệ thuật

c. Chỉ cảm xúc khi tham gia hoạt động nghệ thuật.

Mức 2:

Câu 4: Khoanh vào câu khiến trong các câu sau:

A. Nhìn kìa! Cơn dông to quá!

B. Những tia chớp cùng những tiếng nổ thật kinh hoàng!

C. Lúc nào tạnh mưa, mình cùng đi xem cầu vồng nhé!

Câu 5: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ chỉ đặc điểm?

A. thanh nhã, mùi thơm, trong sạch

B. sự bí mật, dẻo, thơm

C. tinh khiết, bát ngát, giản dị

Câu 6. Nối từ ngữ hàng trên có nghĩa giống với từ ngữ ở hàng dưới:

mắc cỡ

cảm động

tuyên dương

khen ngợi

xúc động

xấu hổ

Mức 3:

Câu 7: Đặt câu có chứa từ chỉ hoạt động nghệ thuật

……………………………………………………………………..

(Hoạ sĩ vẽ tranh rất đẹp)

Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:

a.Để đạt kết quả cao trong kì thi, em đã nổ lực rất nhiều trong học tập.

……………………………………………………………………..

(Em đã nổ lực rất nhiều trong học tập để làm gì?)

b. Em chăm chỉ làm việc nhà để giúp đỡ bố mẹ dỡ vất vả.

…………………………………………………………………….

Câu 9: Chuyển các câu dưới đây thành câu khiến.

a. Chúng ta đi đá bóng.

…………………………………………………………………….

(Chúng ta hãy đi đá bóng nhé!)

b. Em làm bài tập toán số 2.

…………………………………………………………………….

Bài 2: BÀI TỪ BẢN NHẠC BỊ ĐÁNH RƠI

Mức 1:

Câu 1: Ông Lê-ô-pôn đưa cho Mô-da bản nhạc ông viết tặng cho ai?

A.Con gái chủ rạp hát

B.Con gái ông

C.Một người khán giả

D.Con trai ông

Câu 2: Lúc qua cầu, vì mải ngắm cảnh, Mô-da đã làm gì?

a. Đánh rơi bản nhạc

b. Nhảy múa

c. Hát

d. Vẽ tranh

Mức 2:

Câu 3: Vì sao Mô-da đánh rơi bản nhạc xuống sông?

a. Vì mải chơi

b. Vì mải ngắm cảnh

c. Vì mải vẽ tranh

d. Vì mải hát hò

Xem thêm:

..........................

Như vậy, Tìm Đáp Án đã gửi tới các bạn Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2022 - 2023. Ngoài tài liệu trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm toàn bộ Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng anh, Tin học, Công Nghệ, Đạo đức mới nhất.

4. Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2022 - 2023




Xem thêm