Bài 1.49 trang 40 SBT đại số và giải tích 11

Giải bài 1.49 trang 40 sách bài tập đại số và giải tích 11. Giải các phương trình sau...


Đề bài

Giải phương trình sau \(2{\sin}^2x+\sin x\cos x-{\cos}^2 x=3\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phương pháp giải phương trình đẳng cấp đối với \(\sin\) và \(\cos\): \(a{\sin}^2 x+b\sin x\cos x+c{\cos}^2 x=d\)

Bước 1: Xét \(\cos x=0\) có là nghiệm của phương trình hay không?

Bước 2: Khi \(\cos x\ne0\)

- Chia cả 2 vế của phương trình cho \({\cos}^2 x\) ta được: \(a\dfrac{{\sin}^2 x}{{\cos}^2 x}+b\dfrac{\sin x}{\cos x}+c=\dfrac{d}{{\cos}^2 x}\)

- Sử dụng công thức \(\tan x=\dfrac{\sin x}{\cos x}\); \(\dfrac{1}{{\cos}^2 x}={\tan}^2 x+1\) đưa phương trình về dạng: 

\(a{\tan}^2 x+b\tan x+c=d(1+{\tan}^2 x)\)\(\Leftrightarrow (a−d){\tan}^2 x+b\tan x+c−d=0\)

- Giải phương trình lượng giác cơ bản của \(\tan\):

\(\tan x=\tan \alpha\)

\(\Leftrightarrow x=\alpha+k\pi ,\in\mathbb{Z}\) và đối chiếu với điều kiện.

Lời giải chi tiết

Với \(\cos x=0\) ta thấy \(VT=2\ne1=VP\) nên không là nghiệm của phương trình.

Với \(\cos x\ne 0\) chia hai vế phương trình cho \({\cos}^2 x\) ta được

\(2\dfrac{{\sin}^2 x}{{\cos}^2 x}+\dfrac{\sin x}{\cos x}-1=\dfrac{3}{{\cos}^2 x}\)

\(\Leftrightarrow 2{\tan}^2 x+\tan x-1=3({\tan}^2+1)\)

\(\Leftrightarrow {\tan}^2 x-\tan x+4=0 \text{(vô nghiệm)}\)

Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.

 

Bài giải tiếp theo
Bài 1.50 trang 40 SBT đại số và giải tích 11
Bài 1.51 trang 40 SBT đại số và giải tích 11
Bài 1.52 trang 40 SBT đại số và giải tích 11
Bài 1.53 trang 40 SBT đại số và giải tích 11
Bài 1.58 trang 41 SBT đại số và giải tích 11
Bài 1.54 trang 41 SBT đại số và giải tích 11
Bài 1.57 trang 41 SBT đại số và giải tích 11
Bài 1.56 trang 41 SBT đại số và giải tích 11
Bài 1.55 trang 41 SBT đại số và giải tích 11

Video liên quan



Từ khóa