Bài 6 trang 78 SGK Đại số 10 nâng cao

Giải và biện luận các phương trình


Giải và biện luận các phương trình

LG a

\((m^2 + 2)x - 2m = x - 3\)

Phương pháp giải:

Đưa pt về dạng \(Ax = B\), giải hoặc biện luận theo dựa vào các trường hợp \(A = 0\) hay \(A \ne 0\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\((m^2 + 2)x – 2m = x – 3 ⇔ (m^2+ 1)x = 2m – 3\)

Vì \(m^2+ 1 ≠ 0; ∀m\) nên phương trình có nghiệm duy nhất \(x = {{2m - 3} \over {{m^2} + 1}}\)


LG b

\(m(x - m) = x + m - 2\)

Lời giải chi tiết:

\(m(x - m) = x + m – 2 \)

   \(⇔ mx – x =m^2+ m – 2\)

   \( ⇔ (m – 1)x = (m – 1)(m + 2)\)

+ Nếu \(m ≠ 1\) thì phương trình có nghiệm duy nhất: \(x = {{(m - 1)(m + 2)} \over {m - 1}} = m + 2\)

+ Nếu \(m = 1\) thì \(0x = 0\), phương trình có tập nghiệm là \(S =\mathbb R\)


LG c

\(m(x - m + 3) = m(x - 2) + 6\)

Lời giải chi tiết:

\(m(x - m + 3) = m(x - 2) + 6 \)

\(⇔ mx – {m^2}+ 3m = mx – 2m + 6\)

\(⇔ 0x = {m^2}– 5m + 6 ⇔ 0x = (m – 2)( m – 3)\)

+ Nếu \(m =2\) hoặc \(m = 3\) thì phương trình có tập nghiệm là \(S =\mathbb R\)

+ Nếu \(m ≠ 2\) và \(m ≠ 3\) thì phương trình vô nghiệm.


LG d

\(m^2(x - 1) + m = x(3m - 2)\)

Lời giải chi tiết:

\({m^2}(x - 1) + m = x(3m - 2) \)

\(⇔ {m^2}x –  {m^2}+ m = (3m – 2)x\)

\(⇔ ( {m^2}– 3m + 2)x = {m^2}– m \)

\(⇔ (m – 1)(m – 2)x = m(m – 1)\)

+ Nếu \(m ≠ 1\) và \(m ≠ 2\) thì phương trình có nghiệm duy nhất: \(x = {{m(m - 1)} \over {(m - 1)(m - 2)}} = {m \over {m - 2}}\)

+ Nếu \(m = 1\), ta có: \(0x = 0\), phương trình tập nghiệm \(S =\mathbb R\)

+ Nếu \(m = 2\), ta có \(0x = 2\), phương trình vô nghiệm \(S = Ø \)

Bài giải tiếp theo
Bài 7 trang 78 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 8 trang 78 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 9 trang 78 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 10 trang 78 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 11 trang 79 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 12 trang 80 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 13 trang 80 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 14 trang 80 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 15 trang 80 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 16 trang 80 SGK Đại số 10 nâng cao

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa