Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Trao duyên
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Trao duyên hay nhất
MB1
Đại thi hào Nguyễn Du là một thiên tài văn học, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Truyện Kiều là một tuyệt tác của Nguyễn Du, bài thơ như tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công. Đoạn trích "Trao duyên" đã nói lên nỗi lòng đau xót của Thúy Kiều khi phải trao mối tình mặn nồng giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân, cũng là phần mở đầu cho cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều. Và đặc sắc nhất có lẽ là 12 câu thơ đầu. Chỉ 12 câu nhưng sao như tiếng nấc uất nghẹn ngào.
MB2
Từ trước đến nay “trao duyên” thường mang sắc thái tình cảm; là dấu hiệu của niềm vui mừng; hạnh phúc của đôi lứa dành cho nhau ấy thế nhưng trong văn học xưa lại có lần “trao duyên” đầy đớn đau, bẽ bàng. Đó là cảnh trao duyên của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Bằng ngòi bút đặc tả, Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh thấm đẫm nước mắt.
MB3
Đại thi hào Nguyễn Du (1765-· 1820) tên chữ là Tố Như là một thiên tài văn học, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Tên tuổi của Nguyễn Du gắn liền với "Truyện Kiều", một trong những tác phẩm nổi tiếng trong sự nghiệp sáng tác của ông. Được viết dựa trên cốt truyện của "Kim Vân Kiều truyện", "Truyện Kiều" phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, một xã hội mục nát bất công, nhẫn tâm dồn ép nhân dân vào bước đường cùng. Tuy chỉ là một đoạn trích ngắn từ "Truyện Kiều", song "Trao duyên" vẫn thể hiện đầy đủ chủ đề của tác phẩm. Sống trong thời đại mà con người bị đồng tiền làm băng hoại đạo đức, nhân vật chính Thúy Kiều bị ép phải bán mình cho Mã Giám Sinh để chuộc cha và em trai, phải từ bỏ tình cảm của mình với Kim Trọng, trao lại duyên tình dang dở ấy cho Thúy Vân dù trong lòng có bao nỗi đau xót. Điều đó được khắc họa rõ nét trong 12 câu thơ đầu của đoạn trích "Trao duyên":
"Cậy em em có chịu lời,
...
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."
MB4
Đại thi hào Nguyễn Du là một trong những cây bút sáng chói đóng góp cho dòng chảy văn học nước nhà những bước chuyển mình vàng son. Trong thời kì văn học trung đại, Nguyễn Du cùng với những tác giả khác như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... tạo thành những tượng đài thơ ca của văn học Việt Nam. Tác phẩm làm nên tên tuổi của Nguyễn Du là tập truyện viết bằng chữ Nôm "Đoạn trường tân thanh" hay còn gọi ngắn gọn bằng cái tên "Truyện Kiều". Đoạn trích "Trao duyên" là một trong những đoạn tiêu biểu trong tập truyện, thể hiện sự dằn vặt, nỗi lòng đau đớn của nàng Kiều khi buộc phải bán mình chuộc cha, đành nhờ cô em Thúy Vân trả nghĩa cho chàng Kim Trọng.
MB5
Thiên “Truyện Kiều” của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du quả thực là một kiệt tác văn chương của nhân loại, tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn dưới dạng các trích đoạn tiêu biểu. Một trong những đoạn trích tiêu biểu cho hoàn cảnh éo le, dang dở tình duyên của Thúy Kiều chính là “Trao duyên”. Tác giả đã rất thành công trong việc khắc họa một cách chân thực, rõ nét tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong từng phân cảnh, để lại trong lòng người đọc những cảm nhận sâu sắc.
Nguồn: Sưu tầm
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Trao duyên timdapan.com"