Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Trao duyên

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Trao duyên hay nhất


KB1

       Có thể nói mười hai câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên” đã khắc họa những tâm trạng dằn vặt, những giằng xé trong nội tâm nhân vật Thúy Kiều. Qua đó cũng thể hiện tiếng nói nhân đạo của nhà thơ khi lên tiếng tố cáo chế độ xã hội vì đồng tiền nên đã đẩy người phụ nữ rơi vào những bi kịch. Vì “sóng gió bất kì” mà Thúy Kiều phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Cũng vì sóng gió bất kì” mà nàng phải trải qua mười lăm năm lưu lạc. Đoạn thơ trên đã góp một phần không nhỏ vào sự thành công của đoạn trích “Trao duyên” nói riêng và tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung, đồng thời nó cũng tạo nên những dư âm khó phai mờ trong lòng bạn đọc.


KB2

       Cứ ngỡ một con người tài sắc vẹn toàn, mười phân vẹn mười như Kiều sẽ được sống một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc thế nhưng lại trớ trêu thay, cuộc đời Kiều lại nổi trôi vô định đến xót lòng. Và phải chăng đó cũng là lời than thân chung cho số phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa? Phải chăng mọi sóng gió, trang sách giông tố cuộc đời nàng mới chỉ bắt đầu?


KB3

      Thông qua việc thể hiện nỗi đau của Kiều khi phải trao duyên tình dang dở của mình cho em, "Trao duyên" mang đến độc giả cái nhìn chân thực về thời đại của tác giả, một thời đại mà con người bị đồng tiền làm băng hoại đạo đức, bị chính đồng tiền dồn ép tới đường cùng, không còn lối thoát. Chính giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc ấy mà đoạn trích, cũng như "Truyện Kiều" đã để lại trong lòng nhiều thế hệ độc giả ấn tượng sâu sắc.


KB4

      Có thể nói mười hai câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên” đã khắc họa những tâm trạng dằn vặt, những giằng xé trong nội tâm nhân vật Thúy Kiều. Qua đó cũng thể hiện tiếng nói nhân đạo của nhà thơ khi lên tiếng tố cáo chế độ xã hội vì đồng tiền nên đã đẩy người phụ nữ rơi vào những bi kịch. Vì “sóng gió bất kì” mà Thúy Kiều phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Cũng vì sóng gió bất kì” mà nàng phải trải qua mười lăm năm lưu lạc. Đoạn thơ trên đã góp một phần không nhỏ vào sự thành công của đoạn trích “Trao duyên” nói riêng và tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung, đồng thời nó cũng tạo nên những dư âm khó phai mờ trong lòng bạn đọc.


KB5

       Qua "Trao duyên", Nguyễn Du gửi gắm sự tôn trọng, nâng niu những con người đẹp, biết trọng chữ hiếu, vẹn chữ tình, đồng thời lên án xã hội bất công, bạc bẽo đã đẩy con người vào cửa ải chia lìa, chia cắt hạnh phúc lứa đôi của những người xứng đáng được hưởng hạnh phúc.

Nguồn: Sưu tầm


Bài giải tiếp theo
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Trao duyên

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa