Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Chiều tối

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Chiều tối hay nhất


KB1

       Bài thơ "Chiều tối" là một bài thơ tiêu biểu cho nét đẹp cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh. Bài thơ chỉ đơn giản là tả về phong cảnh thiên nhiên và con người nơi xóm núi khi chiều muộn, đồng thời, cũng ẩn chứa trong đó nỗi niềm ước mong được tự do, được sum họp của Người. Đồng thời, ở Bác, chúng ta vẫn luôn thấy ánh lên một vẻ đẹp của tinh thần quên mình, của một trái tim giàu lòng yêu thương luôn biết quan tâm đến những điều bình dị nhất.


KB2

       "Chiều tối" - một bài thơ có sự kết hợp giữa màu sắc cổ điển hàm súc kết hợp với tính chất trẻ trung, hiện đại, bình dị. Tứ thơ vận động từ cảnh đến tình, từ trong bóng tối đến sự sống, đến ánh sáng và tương lai. Nét vẽ linh tế, thể hiện một hồn thơ "bát ngát tình". Bài thơ thấm đượm một tình yêu mênh mông đối với tạo vật và con người. Trong đoạ đầy gian khổ, tâm hồn Bác vẫn dào dạt sự sống.


KB3

       Qua bài thơ ta càng hiểu, càng yêu hơn lãnh tụ Hồ Chí Minh của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Xin được mượn bốn câu thơ của nhà thơ Tố Hữu thay cho lời kết:

                 "Lại thương nỗi đọa đày thân Bác

                 Mười bốn trăng tê tái gông cùm

                 Ôi chân yếu, mắt mờ tóc bạc

                 Mà thơ bay cánh hạc ung dung"


KB4

      Bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh cho chúng ta thấy được một trái tim yêu nước, yêu thiên nhiên, yêu con người đến quên mình của Bác. Người luôn biết quan tâm đến những thứ bình dị và thân thuộc nhất, đó là một trong những đức tính vô cùng đáng quý và cao đẹp của một vị lãnh tụ.


KB5

        Qua bài thơ ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước và ý chí sắt đá của người chiến sĩ. Đồng thời, bài thơ cũng minh chứng cho nét độc đáo trong phong cách thơ Bác như một nhà thơ từng nhận định rằng "Thơ Bác đi từ ngôn ngữ đến hình tượng thơ luôn luôn có sự vận động hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai".

 


Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến