Bài 7 trang 120 (Khoảng cách) SGK Hình học 11

Giải Bài 7 trang 120 (Khoảng cách) SGK Hình học 11. Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng 3a...


Đề bài

Cho hình chóp tam giác đều \(S.ABC\) có cạnh đáy bằng \(3a\), cạnh bên bằng \(2a\). Tính khoảng cách từ \(S\) tới mặt đáy \((ABC)\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Gọi H là tâm tam giác đều ABC \( \Rightarrow SH \bot \left( {ABC} \right) \Rightarrow d\left( {S;\left( {ABC} \right)} \right) = SH\)

Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông để tính \(SH\).

Lời giải chi tiết

Gọi \(H\) là tâm của tam giác đều \(ABC\) ta có \(SH \bot (ABC) \)

\(\Rightarrow d(S,(ABC))=SH\)

Gọi \(N\) là trung điểm của \(BC\).

\(\Rightarrow BN = NC = \dfrac{{3a}}{2}\)

Tam giác ABN vuông tại N nên:

\(AN = \sqrt {A{B^2} - B{N^2}}  \) \(= \sqrt {{{\left( {3a} \right)}^2} - {{\left( {\dfrac{{3a}}{2}} \right)}^2}}  = \dfrac{{3a\sqrt 3 }}{2}\)

H là trọng tâm tam giác ABC \(\Rightarrow AH={2 \over 3}AN = a\sqrt 3 \)

Áp dụng định lí Pytago vào tam giác vuông \(SAH\) ta có:

\(SH = \sqrt{SA^{2}-AH^{2}}=\sqrt{4a^{2}-(a\sqrt{3})^{2}}=a.\)

Vậy \(d\left( {S;\left( {ABC} \right)} \right) = SH = a\).

Bài giải tiếp theo
Bài 8 trang 120 SGK Hình học 11
Câu hỏi 1 trang 115 SGK Hình học 11
Câu hỏi 2 trang 115 SGK Hình học 11
Câu hỏi 3 trang 116 SGK Hình học 11
Câu hỏi 4 trang 116 SGK Hình học 11
Câu hỏi 5 trang 116 SGK Hình học 11
Câu hỏi 6 trang 118 SGK Hình học 11
Các dạng toán về khoảng cách

Video liên quan



Từ khóa