Bài 4 trang 39 SGK Đại số 10

Giải bài 4 trang 39 SGK Đại số 10. Xét tính chẵn lẻ của hàm số


Xét tính chẵn lẻ của hàm số: 

LG a

\(y = |x|\);  

Phương pháp giải:

Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D\) gọi là hàm số chẵn nếu : \(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) = f\left( x \right)\).

Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D \) gọi là hàm số lẻ nếu : \(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) = - f\left( x \right)\).

Lời giải chi tiết:

Tập xác định của \(y = f(x) = |x|\) là \(D = \mathbb R\).

\(∀x ∈\mathbb R \Rightarrow -x ∈\mathbb R\)  

\(f(- x) = |- x| = |x| = f(x)\)

Vậy hàm số \(y = |x|\) là hàm số chẵn.


LG b

 \(y = (x + 2)^2\)    

Phương pháp giải:

Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D\) gọi là hàm số chẵn nếu : \(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) = f\left( x \right)\).

Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D \) gọi là hàm số lẻ nếu : \(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) = - f\left( x \right)\).

Lời giải chi tiết:

Tập xác định của \(y = f(x) = (x + 2)^2\) là \(\mathbb R\).

\(\forall x ∈\mathbb R \Rightarrow-x ∈\mathbb R\)   

\( f(- x) = (- x + 2)^2 = x^2– 4x + 4 \)\(= (x - 2)^2 ≠ f(x)\)

\(f(- x) ≠ - f(x) = - x^2 – 4x - 4\) 

 Vậy hàm số \(y = (x + 2)^2\)  không chẵn, không lẻ.


LG c

\(y = x^3 + x\) ;

Phương pháp giải:

Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D\) gọi là hàm số chẵn nếu : \(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) = f\left( x \right)\).

Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D \) gọi là hàm số lẻ nếu : \(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) = - f\left( x \right)\).

Lời giải chi tiết:

Tập xác định: \(D =\mathbb R\), \(\forall x ∈ D \Rightarrow  -x ∈ D\)

\(f(– x) = (– x^3) + (– x) = - (x^3+ x) \)\(= – f(x)\)

Vậy hàm số đã cho là hàm số lẻ.


LG d

\(y = x^2 + x + 1\).

Phương pháp giải:

Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D\) gọi là hàm số chẵn nếu : \(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) = f\left( x \right)\).

Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D \) gọi là hàm số lẻ nếu : \(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) = - f\left( x \right)\).

Lời giải chi tiết:

Tập xác định: \(D=\mathbb R\), \(\forall x\in D \Rightarrow -x\in D\)

\(f(-x)=(-x)^2-x+1=x^2-x+1\)\(\ne f(x)\)

\(f(-x)=(-x)^2-x+1\ne -f(x)\)\(=-x^2-x-1\) 

Vậy hàm số không chẵn cũng không lẻ.

Bài giải tiếp theo
Câu hỏi 1 trang 32 SGK Đại số 10
Câu hỏi 2 trang 33 SGK Đại số 10
Câu hỏi 3 trang 33 SGK Đại số 10
Câu hỏi 4 trang 33 SGK Đại số 10
Câu hỏi 5 trang 34 SGK Đại số 10
Câu hỏi 6 trang 34 SGK Đại số 10
Câu hỏi 7 trang 35 SGK Đại số 10
Câu hỏi 8 trang 38 SGK Đại số 10

Bài học bổ sung
Lý thuyết hàm Số
Bài 1 trang 38 SGK Đại số 10

Video liên quan



Bài học liên quan