Bài 46 Luyện tập chung 92
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hình tứ giác
- Quan sát ảnh vẽ, phân biết hình tứ giác
- Đếm các hình đơn.
- Đếm các hình được ghép từ các hình đơn
- Tính tổng các hình vừa tìm được và trả lời.
- Tìm các hình ảnh thực tế mà em biết có dạng hình tứ giác
1.2. Điểm – Đoạn thẳng
- Hiểu và nhận biết được điểm và đoạn thẳng
- Điểm thường được kí hiệu bằng dấu chấm và tên điểm được viết bằng chữ in hoa.
- Đoạn thẳng là đoạn nối hai điểm lại với nhau. Tên đoạn thẳng được viết bằng chữ in hoa.
1.3. Đường thẳng - Đường cong - Đường gấp khúc
a) Xác định hình cho trước có phải một đường thẳng hay không.
Quan sát hình vẽ và xác định đường cho trước có phải là đường thẳng hay không.
- Đoạn thẳng thì bị giới hạn ở hai đầu và đo được độ dài.
- Đường thẳng thì không bị giới hạn ở hai phía, không có độ dài đường thẳng.
b) Xác định ba điểm thẳng hàng
- Ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng thì được gọi là ba điểm thẳng hàng.
- Để kiểm tra ba điểm có thẳng hàng hay không thì em dùng thước kẻ để kiểm tra:
+) Đặt thước kẻ trùng với hai trong ba điểm (Hoặc vẽ một đường thẳng đi qua hai điểm đó)
+) Điểm còn lại cũng trùng với cạnh của thước (hoặc nằm trên đường thẳng vừa vẽ) thì 3 điểm đã cho thẳng hàng.
c) Đọc tên đường gấp khúc có trong hình vẽ
Em đọc tên các điểm đầu mút của các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc, theo chiều nối các điểm từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái.
1.4. Độ dài đường thẳng - Độ dài đường gấp khúc
- Dùng thước có vạch chia Xăng-ti-mét đo dộ dài của các đoạn thẳng
- Nắm được cách tính độ dài đường gấp khúc.
Độ dài đường gấp khúc ABCD
Đường gấp khúc ABCD gồm ba đoạn thẳng: AB, BC và CD.
Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD
Bài tập minh họa
Câu 1: Chỉ ra các mảnh bìa hình tứ giác trong hình sau:
Hướng dẫn giải
Các mảnh bìa hình tứ giác là: mảnh 1, mảnh 5, mảnh 7, mảnh 8, mảnh 10.
Câu 2:
a) Đo và tính độ dài đường gấp khúc ABCD sau:
b) Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 8 cm.
Hướng dẫn giải
a) Em dùng thước thẳng có vạch chia xăng-ty-mét để đo độ dài các đoạn thẳng, em đo được:
AB = 4 cm
BC = 5 cm
CD = 7 cm
Đường gấp khúc ABCD gồm ba đoạn thẳng AB, BC và CD nên độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng trên:
4 + 5 + 7 = 16 (cm)
Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD là 16 cm.
b) Em vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 8 cm như sau:
+ Em đánh dấu điểm M bất kì trên vở.
+ Em đặt thước có chia xăng-ti-mét sao cho điểm M trùng với vạch chia số 0 của thước, sau đó kẻ thẳng theo thước đến vạch chia số 8, em đánh dấu điểm N trùng với vạch chia số 8 trên thước.
Em được đoạn thẳng MN dài 8 cm.
Luyện tập
Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:
- Hiểu và nhận biết được đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc.
- Nắm được cách tính độ dài đoạn thẳng, đường gấp khúc.
- Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 2 của mình thêm hiệu quả