Bài 37: Luyện tập chung trang trang 74


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100

a) Đặt tính rồi tính

- Đặt tính thẳng hàng.

- Thực hiện phép cộng: lần lượt lấy hàng đơn vị cộng hàng đơn vị, hàng chục cộng hàng chục.

- Với phép cộng có nhớ thì em cộng thêm 1 vào hàng chục.

b) Bài toán

- Đọc và phân tích đề: Xác định các số liệu đã cho, số lượng tăng thêm hay giảm bớt và yêu cầu của bài toán.

- Tìm cách giải: Khi bài toán yêu cầu tìm giá trị “cả hai” hoặc “tất cả” thì em thường dùng phép toán cộng.

- Trình bày lời giải: Viết lời giải, phép tính và đáp số cho bài toán.

- Kiểm tra lời giải của bài toán và kết quả vừa tìm được.

1.2. Phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100

a) Thực hiện phép tính

- Đặt tính thẳng hàng.

- Thực hiện phép trừ lần lượt từ phải sang trái, khi hàng đơn vị của số bị trừ không đủ để trừ thì em cần thực hiện phép trừ có nhớ.

- Từ số ban đầu, lần lượt thực hiện các phép toán và điền kết quả vào ô trống.

b) Toán đố

- Đọc và phân tích đề

- Tìm cách giải của bài toán: Chú ý bài toán có các từ khóa “giảm đi“; “kém“... thì thường sử dụng phép tính trừ để tìm lời giải.

- Trình bày bài toán.

- Kiểm tra lại lời giải và kết quả em vừa tìm được.

Bài tập minh họa

Câu 1: Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính:

Hướng dẫn giải

Ta có:

25 + 6 + 20 = 31 + 20 = 51 ;

100 – 40 – 6 = 60 – 6 = 54 ;

68 + 5 – 20 = 73 – 20 = 53 ;

27 + 27 – 2 = 54 – 2 = 52.

Vậy ta nối phép tính với kết quả tương ứng như sau:

Câu 2: Anh Khoai đốn được hai cây tre. Cây thứ nhất có 43 đốt, cây thứ hai có 50 đốt. Hỏi hai cây tre có tất cả bao nhiêu đốt tre?

Hướng dẫn giải

Tóm tắt

Cây thứ nhất: 43 đốt tre

Cây thứ hai: 50 đốt tre

Cả hai cây: ... đốt tre?

Bài giải

Hai cây tre có tất cả số đốt tre là:

43 + 50 = 93 (đốt tre)

Đáp số: 93 đốt tre.

Luyện tập

Qua bài học này giúp các em học sinh: 

- Dễ dang ôn tập lại kiến thức đã học về các phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100.

- Áp dụng kiến thức mới đã học vào giải bài tập.

Bài học bổ sung