Bài 40: Luyện tập chung trang 80
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Kiến thức cần nhớ
- Đơn vị “kg” đọc là “Ki – lô – gam”
+ Cách đọc: Đọc số rồi ghép với cách đọc của tên đơn vị là “ki-lô-gam”
+ Cách viết: Viết số và ghép với kí hiệu của đơn vị là “kg”
- Ta có thể dùng ca 1 lít để đong nước
- Lít là đơn vị đo dung tích
- Lít viết tắt là l
1.2. Dạng bài tập
a) Dạng 1: Tính
- Em thực hiện phép tính với các số.
- Giữ nguyên đơn vị đo ở kết quả.
- Viết đơn vị Ki-lô-gam hoặc lít vào kết quả.
(Cộng, trừ các số khi cùng đơn vị đo là ki-lô-gam hoặc lít)
- Muốn tính số lít còn lại sau khi đã bớt đi em cần lấy số lít ban đầu trừ đi số lít đã rót ra.
b) Dạng 2: Bài toán
- Đọc và phân tích đề.
- Tìm cách giải cho bài toán: Chú ý các từ khóa “còn lại”; “tất cả”… để sử dụng phép tính hợp lý.
- Trình bày lời giải.
- Kiểm tra lại đáp án vừa tìm được.
Bài tập minh họa
Câu 1: Mỗi đồ vậy đựng số lít nước bằng tổng số lít nước ở các ca bên cạnh (như hình vẽ):
a) Số ?
Đồ vật | Bình | Ấm | Xô | Can |
Số lít nước | 2 | ? | ? | ? |
b) Đồ vật nào đựng nhiều nước nhất? Đồ vật nào đựng ít nước nhất?
Hướng dẫn giải
a)
Đồ vật | Bình | Ấm | Xô | Can |
Số lít nước | 2 | 3 | 5 | 7 |
b)
Vì 2 l < 3 l < 5 l < 7 l nên đồ vật đựng nhiều nước nhất là Can, đồ vật đựng ít nước nhất là Bình.
Câu 2: Có năm túi gạo sau:
a) Muốn lấy hai túi để được 13 kg gạo thì phải lấy ra hai túi gạo nào?
b) Muốn lấy ba túi để được 9 kg gạo thì phải lấy ra ba túi gạo nào?
Hướng dẫn giải
a) Ta có: 6 kg + 7 kg.
Vậy muốn lấy hai túi để được 13 kg gạo thì phải lấy ra hai túi gạo 6 kg và 7 kg.
b) Ta có: 2 kg + 3 kg + 4 kg = 9 kg
Vậy muốn lấy ba túi để được 9 kg gạo thì phải lấy ra ba túi gạo 2kg, 3 kg và 4 kg.
Luyện tập
Qua bài học này giúp các em học sinh:
- Nhận biết và phân biệt được đơn vị đo dung tích là lít và đơn vị đo khối lượng là ki-lô-gam
- Áp dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập SGK.
- Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 2 của mình thêm hiệu quả.