Bài 29: Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lý thuyết cần nhớ

Tính 37 + 25 = ?

1.2. Các dạng bài tập

Dạng 1: Đặt tính rồi tính

- Đặt tính thẳng hàng.

- Thực hiện phép cộng: lần lượt lấy hàng đơn vị cộng hàng đơn vị, hàng chục cộng hàng chục.

- Với phép cộng có nhớ thì em cộng thêm 1 vào hàng chục.

Dạng 2: Bài toán

- Đọc và phân tích đề: Xác định các số liệu đã cho, số lượng tăng thêm hay giảm bớt và yêu cầu của bài toán.

- Tìm cách giải: Khi bài toán yêu cầu tìm giá trị “cả hai” hoặc “tất cả” thì em thường dùng phép toán cộng.

- Trình bày lời giải: Viết lời giải, phép tính và đáp số cho bài toán.

- Kiểm tra lời giải của bài toán và kết quả vừa tìm được.

Bài tập minh họa

Câu 1: Nêu tên các tàu ngầm theo thứ tự kết quả của phép tính từ bé đến lớn.

Hướng dẫn giải

Ta có:

15 + 82 = 97

40 + 50 = 90

6 + 90 = 96

34 + 57 = 91.

Mà: 90 < 91 < 96 < 97.

Vậy các tàu ngầm xếp theo thứ tự các kết quả từ bé đến lớn là: B, D, C, A.

Câu 2: Câu nào đúng, câu nào sai?

Hướng dẫn giải

Ta có:

67 + 14 = 81 

58 + 19 = 77 

49 + 48 = 97

Vậy ta có kết quả như sau:

Luyện tập

Qua bài học này giúp các em học sinh: 

- Thực hiện được các phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số.

- Qua đây các em biết áp dụng kiến thức mới đã học vào giải bài tập.

Bài học tiếp theo

Bài 30: Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 (tiếp theo)
Bài 31: Luyện tập trang 62
Bài 32: Luyện tập (tiếp theo) trang 64
Bài 33: Phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100
Bài 34: Phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 (tiếp theo)
Bài 35: Luyện tập trang 70
Bài 36: Luyện tập (tiếp theo) trang 72
Bài 37: Luyện tập chung trang trang 74
Bài 38: Ki-lô-gam
Bài 39: Lít

Bài học bổ sung